Ngoài ra, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Long An hướng dẫn nông dân tích cực thăm đồng, kịp thời phát hiện bệnh để có biện pháp xử lý. Đối với những diện tích sắn dưới 3 tháng tuổi, bị nhiễm bệnh trên 30%, tiến hành tiêu hủy toàn bộ. Riêng diện tích sắn trên 3 tháng tuổi bị nhiễm bệnh, tiến hành loại bỏ và tiêu hủy những cá thể bị bệnh.
Bên cạnh đó, nông dân hạn chế sử dụng đại trà giống sắn HLS11, không sử dụng những cây nhiễm bệnh làm giống, loại bỏ những cây hoang, tuyệt đối không du nhập, mua bán, vận chuyển cây giống từ vùng bệnh đến địa phương…
Bệnh khảm lá virus hại sắn có tên khoa học là Sri Lanka Cassava Mosaic Virus (SLCMV), lan truyền qua môi giới truyền bệnh là bọ phấn trắng (Bemisia tabaci) và qua hom giống nên khả năng lây lan rất nhanh.
Triệu chứng cơ bản điển hình của bệnh khảm là trên lá loang lổ những chấm màu vàng. Mức độ nặng, lá sẽ biến dạng, nhăn nheo, co rúm lại ở các đầu lá.
Bệnh khảm lá virus đang xuất hiện trên nhiều diện tích sắn của tỉnh Long An, như các huyện Thủ Thừa, Bến Lức, Đức Hòa,… Theo thống kê, Long An có gần 700 ha sắn, chủ yếu đang giai đoạn thu hoạch và chuẩn bị trồng mới.
Các giống được nông dân sử dụng là giống địa phương và giống HLS11; trong đó, giống HLS11 có tỷ lệ nhiễm bệnh cao. Kết quả điều tra ban đầu, bệnh khảm lá virus gây hại gần 113ha sắn ở Long An, chiếm tỉ lệ từ 10- 15% trên diện tích sắn toàn tỉnh./.
Thông tin cho nông dân về những dấu hiệu của bệnh khảm lá trên khoai mì. Nguồn: Báo Long An online |
Bên cạnh đó, nông dân hạn chế sử dụng đại trà giống sắn HLS11, không sử dụng những cây nhiễm bệnh làm giống, loại bỏ những cây hoang, tuyệt đối không du nhập, mua bán, vận chuyển cây giống từ vùng bệnh đến địa phương…
Bệnh khảm lá virus hại sắn có tên khoa học là Sri Lanka Cassava Mosaic Virus (SLCMV), lan truyền qua môi giới truyền bệnh là bọ phấn trắng (Bemisia tabaci) và qua hom giống nên khả năng lây lan rất nhanh.
Triệu chứng cơ bản điển hình của bệnh khảm là trên lá loang lổ những chấm màu vàng. Mức độ nặng, lá sẽ biến dạng, nhăn nheo, co rúm lại ở các đầu lá.
Bệnh khảm lá virus đang xuất hiện trên nhiều diện tích sắn của tỉnh Long An, như các huyện Thủ Thừa, Bến Lức, Đức Hòa,… Theo thống kê, Long An có gần 700 ha sắn, chủ yếu đang giai đoạn thu hoạch và chuẩn bị trồng mới.
Các giống được nông dân sử dụng là giống địa phương và giống HLS11; trong đó, giống HLS11 có tỷ lệ nhiễm bệnh cao. Kết quả điều tra ban đầu, bệnh khảm lá virus gây hại gần 113ha sắn ở Long An, chiếm tỉ lệ từ 10- 15% trên diện tích sắn toàn tỉnh./.
Thanh Bình
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN