Tây Ninh là tỉnh có diện tích trồng sắn (khoai mì) lớn thứ hai cả nước sau tỉnh Gia Lai với trên 61.000 ha và năng suất bình quân đạt cao nhất cả nước, đạt 33,2 tấn/ha. Tuy nhiên, trước thực trạng bệnh khảm lá đã và đang gây thiệt hại tại 22 tỉnh, thành trên cả nước, Tây Ninh đã cùng các đơn vị chuyên ngành tổ chức nghiên cứu, khảo nghiệm, tìm ra những giống kháng bệnh khảm, giúp nâng cao hiệu quả kinh tế trở lại cho ngành sắn Việt Nam.
Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu), tính đến nay, đã có hàng nghìn ha sắn bị nhiễm bệnh khảm lá, gây thiệt hại lớn cho người trồng.
Tại các vùng trồng sắn nguyên liệu ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Nghệ An như: huyện Anh Sơn, Thanh Chương, Tân Kỳ... đã xảy ra hiện tượng sắn bị bệnh khảm lá. Theo thống kê từ Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Nghệ An, hiện tỉnh đã xuống giống trên 9.000 ha sắn nguyên liệu nhưng đã có đến trên 3.600 ha sắn nhiễm bệnh khảm lá.
Trước tình trạng cây sắn (mỳ) trên địa bàn huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum bị nhiễm cùng một lúc hai loại bệnh khảm lá và thối rễ, chính quyền địa phương đã kịp thời vào cuộc nhằm sớm ngăn chặn tình trạng trên lan ra diện rộng.
Trong những tháng gần đây, bệnh khảm lá trên cây sắn (hay cây khoai mì) lại xuất hiện trở lại trên hàng nghìn ha và gây thiệt hại cho nông dân trồng sắn trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Đặc biệt, năm nay số diện tích sắn bị nhiễm bệnh cao hơn nhiều so với 2 năm trước (2018-2019).
Tỉnh Thừa Thiên – Huế hiện có hơn 1.000 ha sắn bị nhiễm bệnh khảm lá, nhiều diện tích phải nhổ bỏ hoàn toàn. Ngành nông nghiệp tỉnh đang tích cực triển khai các giải pháp ngăn chặn bệnh lây lan, bùng phát trên diện rộng gây thiệt hại cho bà con nông dân trên địa bàn tỉnh.
Bà Đoàn Phương Nga, Trưởng phòng Bảo vệ thực vật, thuộc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Long An, cho biết đơn vị đang tăng cường kiểm dịch đối với hom giống sắn khi đưa vào trồng trọt. Khuyến cáo người dân tuân thủ hướng dẫn sử dụng giống từ ngành chức năng, trồng đúng kĩ thuật, tuyệt đối không dùng lại hoặc vận chuyển hom khi đã phát hiện bệnh khảm lá virus để tránh lây lan, gây thiệt hại trên diện rộng.
Ngày 30/10, tại Tây Ninh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị nhằm tìm ra các giải pháp về phòng, chống dịch bệnh khảm lá trên cây sắn.
Bệnh khảm lá, vàng lá, chùn ngọn… thường rất phổ biến trên các loại dưa và cây họ bầu bí, đặc biệt bệnh thường nặng ở những vùng có khí hậu nóng, khô hạn và trồng nhiều loại cây trồng họ bầu bí.