Bà Rịa-Vũng Tàu có hơn 2.240 ha sắn bị nhiễm bệnh khảm lá

Cây sắn phát triển lên trên mặt đất khoảng 15- 20 cm khi bị nhiễm bệnh khảm lá khiến lá bị xoắn, cây còi cọc, phát triển chậm, cho năng suất thấp. Ảnh: Tá Chuyên - TTXVN
Cây sắn phát triển lên trên mặt đất khoảng 15- 20 cm khi bị nhiễm bệnh khảm lá khiến lá bị xoắn, cây còi cọc, phát triển chậm, cho năng suất thấp. Ảnh: Tá Chuyên - TTXVN

Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu), tính đến nay, đã có hàng nghìn ha sắn bị nhiễm bệnh khảm lá, gây thiệt hại lớn cho người trồng.

Bà Rịa-Vũng Tàu có hơn 2.240 ha sắn bị nhiễm bệnh khảm lá ảnh 1Cây sắn phát triển lên trên mặt đất khoảng 15- 20 cm khi bị nhiễm bệnh khảm lá khiến lá bị xoắn, cây còi cọc, phát triển chậm, cho năng suất thấp. Ảnh: Tá Chuyên - TTXVN

Theo đó, diện tích sắn bị nhiễm bệnh khảm lá trên địa bàn tỉnh tính đến cuối tháng 11 là gần 2.245 ha trong tổng số 7.500 ha, với diện tích nhiễm nặng tỷ lệ 70-80% là gần 1.250 ha, tập trung chủ yếu ở huyện Châu Đức, Xuyên Mộc.

Ông Trương Phi Hải, ấp Sơn Tân, xã Sơn Bình, huyện Châu Đức có 5 sào trồng sắn, thế nhưng cả 5 sào của gia đình ông đều bị nhiễm bệnh khảm lá với tỷ lệ 80 - 90%. Cây nhiễm bệnh khiến lượng tinh bột trong củ bị giảm mạnh, thương lái chê không thu mua hoặc mua với giá rẻ. Ông cũng cho biết, diện tích sắn của gia đình ông 5 năm nay liên tiếp bị nhiễm bệnh mặc dù đã thay đổi giống sắn để trồng.

Còn gia đình ông Nguyễn Văn Khánh, ấp Tân Lập, xã Sơn Bình, huyện Châu Đức có 40 ha đất trồng sắn, ông đang trồng các giống HL-S11 và KM140, KM94 và 13sa05… nhưng nhiều năm liền đều bị nhiễm bệnh khảm lá, ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và chất lượng của củ sắn, khiến gia đình anh tốn rất nhiều chi phí cho thuốc phòng, trừ bệnh nhưng đều không hiệu quả.

Bệnh khảm lá là loại bệnh nguy hiểm trên cây sắn, hiện nay chưa có thuốc bảo vệ thực vật để điều trị, bệnh lan truyền qua môi giới truyền bệnh là bọ phấn trắng và qua hom giống, bệnh đang gây thiệt hại lớn cho năng suất và chất lượng của cây sắn.

Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, các giống sắn hiện nay nông dân trên địa bàn tỉnh đang sử dụng phổ biến là HL-S11, KM94, KM190, KM419…. Các giống sắn này đều đang bị nhiễm bệnh khảm lá.

Trước thực trạng trên, ông Nguyễn Chí Đức, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã hướng dẫn nông dân cách nhận diện, biện pháp tiêu hủy và phòng chống theo hướng dẫn của ngành bảo vệ thực vật. Đồng thời, vận động người dân nhổ bỏ, chuyển đổi sang trồng cây trồng khác.

Bên cạnh đó, Chi cục cũng đã đưa ra khuyến cáo với nông dân cũng như sẽ triển khai quản lý về giống, đó là không trồng giống sắn HL-S11 và HL-S12 nhiễm bệnh cho niên vụ sau, sử dụng các giống KM 94, KM 140 chưa nhiễm bệnh, ưu tiên giống sắn tại các địa phương trong vùng chưa nhiễm bệnh; không mua giống từ các tỉnh, thành đã có diện tích nhiễm bệnh khảm lá virus hại sắn. Đồng thời, nghiêm cấm vận chuyển hom giống sắn từ vùng nhiễm bệnh sang các địa phương khác.

Bên cạnh đó, nhằm giúp nông dân khắc phục tình trạng sử dụng giống sắn bị nhiễm bệnh, thông tin về giống mới có tính kháng bệnh khảm lá, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã thực hiện mô hình chuyển giao giống sắn mới kháng bệnh khảm lá trên diện tích 0,5 ha tại hộ dân ông Nguyễn Văn Khánh, tại xã Sơn Bình, huyện Châu Đức. với giống sắn HN3 sạch bệnh và mô hình đối chứng 1 ha trên giống sắn HL-S11 và giống KM94.

Kết quả, sau 6 tháng trồng giống HN3 không nhiễm bệnh khảm lá, khả năng sinh trưởng, phát triển tốt, các đối tượng dịch hại như bọ phấn, rệp sáp, bệnh đốm lá gây hại không đáng kể. Còn trên giống đối chứng HL-S11, tỷ lệ nhiễm khảm lá lên đến 100% và giống KM94 tỷ lệ nhiễm khảm lá là 65%. Trên cơ sở trồng và đánh giá hiệu quả thực tế đối với giống sắn này, Chi cục sẽ nhân rộng giống này và sẽ dần loại bỏ giống HL-S11 ra khỏi diện trồng của tỉnh.

“Với kết quả từ mô hình trồng thử nghiệm giống sắn HN3, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật sẽ sử dụng nguồn giống thu được từ mô hình để nhân rộng cho nông dân trên địa bàn huyện Châu Đức và Xuyên Mộc, đây là 2 địa phương có diện tích trồng sắn nhiều nhất và có diện tích nhiễm khảm lá lớn nhất của tỉnh trồng trong vụ sản xuất tới. Theo lộ trình đến năm 2024, sẽ đủ hom giống để phục vụ sản xuất cho khoảng 8.000 ha sắn toàn tỉnh”, ông Nguyễn Chí Đức thông tin thêm.

Năm 2018, bệnh khảm lá trên cây sắn bắt đầu xuất hiện tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, với giống sắn HL-S11 được nông dân đưa về từ tỉnh Tây Ninh. Từ đó đến nay, trung bình mỗi năm, toàn tỉnh đều ghi nhận khoảng trên 2.000 ha đến khoảng 3.000ha sắn nhiễm bệnh khảm lá, chiếm hơn 40% tổng diện tích trồng khoai mỳ toàn tỉnh.


Hoàng Nhị

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Xuân về Thài Khao

Xuân về Thài Khao

Không còn là mảnh đất khó khăn nhất của huyện Hàm Yên, thôn Thài Khao hôm nay đang thay đổi từng ngày, bừng lên sức sống mới khởi sắc và phát triển.

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn dự lễ đóng điện tại huyện Mường Ảng

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn dự lễ đóng điện tại huyện Mường Ảng

Sáng 22/1, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tham dự Lễ đóng điện Dự án cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia thuộc chương trình “Bừng sáng Điện Biên” tại bản Nặm Cứm, xã Ngối Cáy, huyện Mường Ảng; thăm, tặng quà Tết cho người dân huyện Mường Ảng và Tủa Chùa (tỉnh Điện Biên).

Tái thiết cuộc sống trên vùng đất hứng chịu thiên tai tỉnh Cao Bằng

Tái thiết cuộc sống trên vùng đất hứng chịu thiên tai tỉnh Cao Bằng

Sau cơn bão số 3, toàn tỉnh Cao Bằng có tới 57 người thiệt mạng, 19 người bị thương; 2.290 nhà bị thiệt hại, ảnh hưởng; 796 nhà có nguy cơ sạt lở phải di dời, hàng trăm gia đình mất nhà cửa, hoa màu, tài sản. Trong đau thương, truyền thống đoàn kết, lá lành đùm lá rách của dân tộc Việt Nam lại tỏa sáng như một phép nhiệm mầu, qua đó hàn gắn những nỗi đau, sự mất mát, tái sinh cuộc sống tươi đẹp, thắp lên hy vọng ở tương lai cho những vùng quê.

Yên Bái phấn đấu trước tháng 9/2025, không còn nhà dột nát

Yên Bái phấn đấu trước tháng 9/2025, không còn nhà dột nát

Chiều 21/1, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị tổng kết Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023-2024 và phát động xóa nhà tạm, dột nát năm 2025.

Phát huy hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia tại Lạng Sơn

Phát huy hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia tại Lạng Sơn

Ba Chương trình mục tiêu quốc gia đã phát huy hiệu quả, góp phần hoàn thiện hạ tầng kinh tế - xã hội khu vực nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, cải thiện điều kiện sống, thu nhập của người dân trên địa bàn... Đây là đánh giá tại Hội nghị tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2024, triển khai nhiệm vụ công tác năm 2025, do UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức chiều 21/1.

Tết vui với thầy, cô giáo vùng khó tỉnh Nghệ An

Tết vui với thầy, cô giáo vùng khó tỉnh Nghệ An

Tết Ất Tỵ năm nay đến sớm hơn với hơn 40.000 giáo viên trong toàn ngành giáo dục Nghệ An, bởi đây là năm đầu tiên họ chính thức được thưởng Tết. Nhiều món quà ân tình khác đã được gửi đến các giáo viên, nhân viên vùng khó khăn, đặc thù ở tỉnh.

Đắk Lắk tăng cường công tác bảo vệ rừng trong dịp Tết Nguyên đán

Đắk Lắk tăng cường công tác bảo vệ rừng trong dịp Tết Nguyên đán

Nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, UBND tỉnh Đắk Lắk yêu cầu các địa phương, sở, ngành liên quan tăng cường biện pháp quản lý, bảo vệ, phát triển rừng thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán.

Ở nơi dân theo Đảng làm giàu

Ở nơi dân theo Đảng làm giàu

Suối Bu là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện Văn Chấn (Yên Bái). Xã có 5 dân tộc sinh sống là Mông, Kinh, Tày, Thái, Gia Rai, trong đó dân tộc Mông chiếm 75% dân số.

Rộn ràng Tết quân - dân tại các địa phương

Rộn ràng Tết quân - dân tại các địa phương

Tết quân - dân tại các địa phương được tổ chức rộn ràng nhằm gắn kết lực lượng vũ trang và nhân dân; đồng thời lan tỏa thông điệp “Tết đến với mọi nhà”. Ngoài ra, chương trình “Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng” và “ Ngày hội Công nhân - Phiên chợ nghĩa tình” năm 2025 cũng được tổ chức nhằm hỗ trợ người lao động có hoàn cảnh khó khăn.

Thời tiết ngày 21/1/2025: Bắc Bộ và Trung Bộ có sương mù, trời rét

Thời tiết ngày 21/1/2025: Bắc Bộ và Trung Bộ có sương mù, trời rét

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 21/1, vùng biển phía Tây khu vực Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển phía Tây khu vực Trường Sa) gió mạnh cấp 6, giật cấp 7-8. Vùng biển phía Đông Bắc của khu vực Bắc Biển Đông và từ Khánh Hòa đến Bình Thuận gió mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7-8; biển động.

Cuộc sống mới ở Lũng Lỳ

Cuộc sống mới ở Lũng Lỳ

Trở lại Lũng Lỳ (xã Ca Thành, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng) những ngày đầu năm 2025, người dân nơi đây đang dần đứng dậy sau mất mát, đau thương. Những ngôi nhà mới đã hình thành, người dân lại tiếp tục cuộc sống bằng nỗ lực, vượt khó và khát vọng về một tương lai đẹp, bền vững hơn.

Yên Bái chăm lo Tết cho các gia đình chính sách, người dân vùng thiên tai

Yên Bái chăm lo Tết cho các gia đình chính sách, người dân vùng thiên tai

Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, tỉnh Yên Bái tổ chức thăm hỏi, tặng quà cho trên 14.000 hộ nghèo, gia đình bị thiệt hại về người và nhà ở do bão số 3. Đây là hoạt động ý nghĩa nhằm chia sẻ khó khăn, động viên các gia đình vượt qua mất mát, chuẩn bị đón Tết đầm ấm.

Lâm Đồng phát triển thủy lợi nhỏ, chủ động chống hạn mùa khô 2025

Lâm Đồng phát triển thủy lợi nhỏ, chủ động chống hạn mùa khô 2025

Tỉnh Lâm Đồng bắt đầu triển khai Kế hoạch phòng, chống hạn, thiếu nước trên địa bàn tỉnh. Mục đích nhằm chủ động nắm bắt tình hình thời tiết để triển khai kịp thời các phương án ứng phó với hạn hán, thiếu nước; đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất và đời sống sinh hoạt của người dân trên địa bàn toàn tỉnh trong mùa khô năm 2025.

Dự án kè xử lý sạt lở đường Bích - Trụ thi công "ì ạch" ảnh hưởng cuộc sống người dân

Dự án kè xử lý sạt lở đường Bích - Trụ thi công "ì ạch" ảnh hưởng cuộc sống người dân

Dự án Kè xử lý sạt lở đường Bích - Trụ thuộc xã Hòa Bình, thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình được triển khai thi công từ tháng 8/2023, dự kiến hoàn thành trong năm 2025. Tuy nhiên, quá trình thi công phát sinh một số vấn đề phải điều chỉnh, bổ sung thiết kế để đảm bảo an toàn. Hơn một năm nay, đoạn đường dài khoảng 3 km, người dân không thể đi lại gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, kinh tế của hơn 80 hộ dân các xóm Tiểu Khu, Bích Trụ.

Thời tiết ngày 20/1/2025: Miền Bắc rét đậm, miền Trung hửng nắng

Thời tiết ngày 20/1/2025: Miền Bắc rét đậm, miền Trung hửng nắng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia, ngày 20/1, Thủ đô Hà Nội sáng sớm và đêm trời rét, ngày hửng nắng. Tại các khu vực khác ở miền Bắc, thời tiết tương tự với rét đậm vào đêm và sáng, một số nơi vùng núi có sương mù dày đặc, nhiệt độ giảm sâu, như Sa Pa (Lào Cai), Mẫu Sơn (Lạng Sơn) duy trì rét dưới 10 độ C.

Ấm áp “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” tại Chiềng Khương

Ấm áp “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” tại Chiềng Khương

Ngày 18 và 19/1, tại xã Chiềng Khương (huyện Sông Mã), Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Sơn La phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, huyện Sông Mã cùng các cơ quan, đơn vị và nhà hảo tâm tổ chức Chương trình “Xuân biên phòng ấm lòng dân bản”.

Chương trình “Chủ nhật đỏ” tại Hà Tĩnh

Chương trình “Chủ nhật đỏ” tại Hà Tĩnh

Ngày 19/1, Tỉnh Đoàn, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh phối hợp Báo Tiền phong, Liên đoàn Lao động tỉnh, Hội Chữ Thập đỏ tỉnh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh tổ chức chương trình “Chủ nhật đỏ” lần thứ 17 năm 2025.