Trước tình trạng cây sắn (mỳ) trên địa bàn huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum bị nhiễm cùng một lúc hai loại bệnh khảm lá và thối rễ, chính quyền địa phương đã kịp thời vào cuộc nhằm sớm ngăn chặn tình trạng trên lan ra diện rộng.
Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu), tính đến nay, đã có hàng nghìn ha sắn bị nhiễm bệnh khảm lá, gây thiệt hại lớn cho người trồng.
Trong những tháng gần đây, bệnh khảm lá trên cây sắn (hay cây khoai mì) lại xuất hiện trở lại trên hàng nghìn ha và gây thiệt hại cho nông dân trồng sắn trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Đặc biệt, năm nay số diện tích sắn bị nhiễm bệnh cao hơn nhiều so với 2 năm trước (2018-2019).
Ngày 30/10, tại Tây Ninh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị nhằm tìm ra các giải pháp về phòng, chống dịch bệnh khảm lá trên cây sắn.
Bệnh khảm lá virus hại sắn đã xuất hiện tại hơn 12 tỉnh trong cả nước, đặc biệt là khu vực miền Đông Nam bộ. Bệnh đã lây lan nhanh trên địa bàn tỉnh Gia Lai khiến gần 100 ha sắn của địa phương này đã nhiễm virus và khó phục hồi. Trước tình hình đó, UBND tỉnh Gia Lai ra công điện khẩn số 11/CĐ-UBND về việc khẩn trương phòng, chống bệnh khảm lá virus hại sắn trên địa bàn.
Giá thu mua củ sắn (mỳ) đang tăng cao so với niên vụ trước giúp người trồng sắn ở tỉnh Kon Tum phấn khởi. Tuy nhiên, tại huyện Đăk Tô một trong những vùng trọng điểm trồng sắn thì người dân đang lo lắng từng ngày vì bệnh chổi rồng tàn phá.
Những năm gần đây, đồng bào Vân Kiều, Pa Cô ở huyện miền núi Hướng Hóa và ĐaKrông, tỉnh Quảng Trị đã biết khai thác tiềm năng đất đai, trồng các loại cây, đặc biệt là cây sắn, nên hầu như gia đình nào cũng có thu nhập ổn định, nhiều hộ trở nên giàu có.