Tỉnh Tây Ninh hiện có gần 35.000 ha sắn, tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm 2023, nhiều nông dân đã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng có thu nhập thấp sang trồng cây sắn. Bởi, giá sắn đang ổn định ở mức cao và ngành nông nghiệp Tây Ninh cơ bản từng bước đã chủ động được nguồn giống sắn sạch bệnh.
Niên vụ 2022-2023, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa) đã phối hợp với các huyện Ngọc Lặc, Như Xuân xây dựng thành công mô hình trồng các giống sắn là HN3 và HN5 do Viện Di truyền nông nghiệp cung ứng. Đây là giống kháng bệnh khảm lá virus hại sắn.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tây Ninh, thời gian qua ngành nông nghiệp của tỉnh đã tích cực phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc, Viện Di truyền Nông nghiệp và Viện Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) khảo nghiệm và đánh giá một số giống sắn tiềm năng, có khả năng kháng bệnh, đạt năng suất và hàm lượng tinh bột cao. Có 6 giống sắn kháng bệnh khảm lá HN1, HN3, HN5, HN36, HN80, HN97 đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp phép lưu hành tại vùng Đông Nam Bộ. Hiện, các giống sắn này đang được đẩy mạnh nhân giống để cung cấp giống sắn sạch bệnh cho người dân.
Bà Đoàn Phương Nga, Trưởng phòng Bảo vệ thực vật, thuộc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Long An, cho biết đơn vị đang tăng cường kiểm dịch đối với hom giống sắn khi đưa vào trồng trọt. Khuyến cáo người dân tuân thủ hướng dẫn sử dụng giống từ ngành chức năng, trồng đúng kĩ thuật, tuyệt đối không dùng lại hoặc vận chuyển hom khi đã phát hiện bệnh khảm lá virus để tránh lây lan, gây thiệt hại trên diện rộng.