Long An: Hơn 110 tỷ đồng xây chợ an toàn thực phẩm

Long An: Hơn 110 tỷ đồng xây chợ an toàn thực phẩm
Tiêu chí chợ được chọn đưa vào mô hình thí điểm phải nằm trong quy hoạch chợ của địa phương. Chợ được đầu tư xây dựng, nâng cấp cải tạo và hoạt động có hiệu quả. Khu kinh doanh hàng thực phẩm riêng biệt. Chủ thể kinh doanh hàng thực phẩm cố định phải có đăng ký kinh doanh và xác định được nguồn gốc các mặt hàng thực phẩm chủ yếu đang mua bán trong chợ và phải có Ban quản lý chợ kiểm tra, thực phẩm hàng ngày.
Mô hình chợ thí điểm phải bảo đảm các tiêu chí: Thực phẩm kinh doanh tại chợ có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, bảo đảm truy xuất được nguồn gốc. Nguồn: Báo Long An online
Mô hình chợ thí điểm phải bảo đảm các tiêu chí: Thực phẩm kinh doanh tại chợ có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, bảo đảm truy xuất được nguồn gốc. Nguồn: Báo Long An online
 
Bên cạnh đó, sản phẩm thực phẩm kinh doanh tại chợ có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có sổ sách ghi chép, hợp đồng, hóa đơn, chứng từ lưu giữ thông tin liên quan đến việc mua bán sản phẩm; bảo đảm truy xuất được nguồn gốc nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng để sản xuất và kinh doanh thực phẩm. Các thông tin cần thiết gồm: tên, địa chỉ của người cung cấp, tên loại hàng hóa cung cấp, ngày giao hàng, số lượng, khối lượng hàng hóa được cung cấp.
 
Ngoài ra, thực phẩm vận chuyển vào chợ phải bằng phương tiện có thùng chứa đảm bảo hợp vệ sinh với từng loại và phải được che kín khi vận chuyển. Người trực tiếp kinh doanh thực phẩm có kiến thức an toàn thực phẩm, đủ sức khỏe theo quy định, người trực tiếp kinh doanh thực phẩm được các cơ sở y tế từ cấp quận, huyện và tương đương trở lên xác nhận không mắc dịch,…
 
Năm 2019, Long An chọn chợ Phường 3, thành phố Tân An để xây dựng mô hình thí điểm chợ đảm bảo an toàn thực phẩm. Năm 2020, nhân rộng mô hình tại chợ Gò Đen, xã Phước Lợi, huyện Bến Lức; chợ Phường 2, thành phố Tân An.
 
Thời gian qua,  ý thức pháp luật về quản lý chất lượng an toàn thực phẩm và trách nhiệm của người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm đối với cộng đồng còn chưa cao, tồn dư hóa chất trong sản phẩm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Việc quản lý theo chuỗi cung cấp thực phẩm an toàn “từ trang trại đến bàn ăn” chưa được thực hiện tốt.
 
Việc quy hoạch vùng sản xuất thực phẩm an toàn chưa gắn với thị trường tiêu thụ, chưa tạo được niềm tin cho người tiêu dùng, giá thành cao khó cạnh tranh với thực phẩm thông thường. Từ đó, chưa tạo động lực cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh các sản phẩm an toàn.
 
Với việc thực hiện mô hình thí điểm trên , đáp ứng yêu cầu văn minh thương mại, tăng hiệu quả hoạt động của chợ. Đồng thời, giúp cho người sản xuất, kinh doanh, người tiêu dùng nâng cao ý thức và thực hành đúng về an toàn thực phẩm tại các chợ; tăng cường trách nhiệm, năng lực quản lý về an toàn thực phẩm trong phạm vi chợ./.
  Thanh Bình
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN

Có thể bạn quan tâm