Lãnh đạo tỉnh Long An và gần 100 đại diện lãnh đạo các sở ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, các hợp tác xã trồng trọt, sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ nông sản tỉnh Long An và Thành phố Hồ Chí Minh.
Tại buổi đối thoại, ông Nguyễn Ngọc Hòa, Phó Giám đốc Sở Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, Thành phố Hồ Chí Minh là đại diện bên cầu, các tỉnh thành đại diện nguồn cung, nhưng, các bên chưa có sự liên kết.
Thành phố Hồ Chí Minh đang xây dựng hình thức mua bán trên thị trường ở các kênh phân phối hiện đại lẫn chợ truyền thống là thực phẩm an toàn, có thể truy xuất nguồn gốc và sơ chế, bảo quản sau thu hoạch. Dù vậy, hiện có rất ít doanh nghiệp, hợp tác xã đến từ Long An thỏa các điều kiện này. Với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước, nếu các doanh nghiệp, hợp tác đến từ Long An thỏa mãn các điều kiện này sẽ được các doanh nghiệp đầu mối tạo điều kiện tiêu thụ hàng hóa lâu dài, bền vững.
Các hợp tác xã như Long Khê, Phước Hòa (Cần Đước –Long An), Phước Thịnh (Cần Giuộc),…đã nêu những khó khăn hiện nay là xã viên, nông dân chưa thay đổi thói quen sản xuất hàng hóa theo nhu cầu thị trường. Nhiều nông dân còn thói quen sản xuất theo những gì mình có; chưa thực hiện theo hợp đồng tập trung, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật chưa đúng theo hướng dẫn nhà sản xuất, cơ quan chuyên môn. Điều này khiến hợp tác xã đôi lúc thiếu nguồn hàng để cung cấp cho doanh nghiệp.
Sau một năm thực hiện chương trình thỏa thuận hợp tác phát triển kinh tế – xã hội với Thành phố Hồ Chí Minh, Long An đã xây dựng và quảng bá 9 chuỗi liên kết tiêu thụ thực phẩm an toàn; hỗ trợ 7 hợp tác xã sản tham gia tham gia chợ phiên nông sản an toàn hàng tuần tại Thành phố Hồ Chí Minh, qua đó nhiều hợp tác xã đã ký kết được nhiều hợp đồng tiêu thụ trực tiếp sản phẩm.
Thành phố Hồ Chí Minh đã hỗ trợ các đơn vị sản xuất hàng nông sản Long An về phòng chống dịch bệnh, gia súc, gia cầm, vệ sinh thực phẩm. Đồng thời, kiểm soát giết mổ và vệ sinh dịch tễ; kiểm dịch động thực vật và sản phẩm động thực vật, thức ăn chăn nuôi tại các vùng giáp ranh với Thành phố Hồ Chí Minh.
Bên cạnh đó, phối hợp thực hiện tuyển chọn, nhân, cung ứng, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật giống cây trồng, giống vật nuôi, giống thủy sản có năng suất, chất lượng cao.
Long An hiện có 90 hợp tác xã nông nghiệp; trong đó, có trên 30 hợp tác xã sản xuất theo quy trình VietGAP với sản lượng trên 20.000 tấn nông sản, cung cấp cho thị trường Thành phố Hồ Chí Minh mỗi ngày khoảng 500 tấn rau các loại.
Mỗi năm, các hợp tác xã cung cấp khoảng 225.000 con lợn, 130.000 con bò được giết mổ tập trung, 11.000 tấn tôm nước lợ, nhiều loại gạo đặc sản như Nàng thơm Chợ Đào, Tài Nguyên, Huyết Rồng cùng các loại gạo thơm, gạo nếp đáp ứng nhu cầu thị trường Thành phố Hồ Chí Minh.
Nhiều mặt hàng nông sản chủ lực của tỉnh như lúa gạo, thanh long, đậu phọng, mè, rau, thịt, trứng, tôm, cá do nông dân tỉnh Long An sản xuất đã được các doanh nghiệp, các siêu thị nổi tiếng như Sài Gòn Coopmart, Satra, Visan, các chợ đầu mối thực phẩm, các chuỗi nhà hàng tại Thành phố Hồ Chí Minh tiêu thụ mạnh.
Ông Nguyễn Văn Được, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An đã đề nghị Thành phố Hồ Chí Minh hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm và giúp đỡ các doanh nghiệp, các hợp tác xã tỉnh Long An về kỹ thuật sơ chế, công nghệ bảo quản nông sản sau thu hoạch; xây dựng thương hiệu, chứng chỉ xuất xứ hàng hoá, xúc tiến thương mại tạo thành chuỗi cung ứng khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ, hạn chế rủi ro, thất thoát, tiết kiệm chi phí, ổn định sản lượng, chất lượng, ổn định thị trường và giá thành. Từ đó, nâng cao thu nhập cho nông dân sản xuất, lợi nhuận cho nhà kinh doanh và người tiêu dùng luôn có sản phẩm nông sản sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm./.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An Nguyễn Văn Được trao đổi cùng các doanh nghiệp bên lề Hội nghị. Ảnh: Thanh Bình-TTXVN |
Tại buổi đối thoại, ông Nguyễn Ngọc Hòa, Phó Giám đốc Sở Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, Thành phố Hồ Chí Minh là đại diện bên cầu, các tỉnh thành đại diện nguồn cung, nhưng, các bên chưa có sự liên kết.
Thành phố Hồ Chí Minh đang xây dựng hình thức mua bán trên thị trường ở các kênh phân phối hiện đại lẫn chợ truyền thống là thực phẩm an toàn, có thể truy xuất nguồn gốc và sơ chế, bảo quản sau thu hoạch. Dù vậy, hiện có rất ít doanh nghiệp, hợp tác xã đến từ Long An thỏa các điều kiện này. Với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước, nếu các doanh nghiệp, hợp tác đến từ Long An thỏa mãn các điều kiện này sẽ được các doanh nghiệp đầu mối tạo điều kiện tiêu thụ hàng hóa lâu dài, bền vững.
Các hợp tác xã như Long Khê, Phước Hòa (Cần Đước –Long An), Phước Thịnh (Cần Giuộc),…đã nêu những khó khăn hiện nay là xã viên, nông dân chưa thay đổi thói quen sản xuất hàng hóa theo nhu cầu thị trường. Nhiều nông dân còn thói quen sản xuất theo những gì mình có; chưa thực hiện theo hợp đồng tập trung, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật chưa đúng theo hướng dẫn nhà sản xuất, cơ quan chuyên môn. Điều này khiến hợp tác xã đôi lúc thiếu nguồn hàng để cung cấp cho doanh nghiệp.
Sau một năm thực hiện chương trình thỏa thuận hợp tác phát triển kinh tế – xã hội với Thành phố Hồ Chí Minh, Long An đã xây dựng và quảng bá 9 chuỗi liên kết tiêu thụ thực phẩm an toàn; hỗ trợ 7 hợp tác xã sản tham gia tham gia chợ phiên nông sản an toàn hàng tuần tại Thành phố Hồ Chí Minh, qua đó nhiều hợp tác xã đã ký kết được nhiều hợp đồng tiêu thụ trực tiếp sản phẩm.
Thành phố Hồ Chí Minh đã hỗ trợ các đơn vị sản xuất hàng nông sản Long An về phòng chống dịch bệnh, gia súc, gia cầm, vệ sinh thực phẩm. Đồng thời, kiểm soát giết mổ và vệ sinh dịch tễ; kiểm dịch động thực vật và sản phẩm động thực vật, thức ăn chăn nuôi tại các vùng giáp ranh với Thành phố Hồ Chí Minh.
Bên cạnh đó, phối hợp thực hiện tuyển chọn, nhân, cung ứng, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật giống cây trồng, giống vật nuôi, giống thủy sản có năng suất, chất lượng cao.
Long An hiện có 90 hợp tác xã nông nghiệp; trong đó, có trên 30 hợp tác xã sản xuất theo quy trình VietGAP với sản lượng trên 20.000 tấn nông sản, cung cấp cho thị trường Thành phố Hồ Chí Minh mỗi ngày khoảng 500 tấn rau các loại.
Mỗi năm, các hợp tác xã cung cấp khoảng 225.000 con lợn, 130.000 con bò được giết mổ tập trung, 11.000 tấn tôm nước lợ, nhiều loại gạo đặc sản như Nàng thơm Chợ Đào, Tài Nguyên, Huyết Rồng cùng các loại gạo thơm, gạo nếp đáp ứng nhu cầu thị trường Thành phố Hồ Chí Minh.
Nhiều mặt hàng nông sản chủ lực của tỉnh như lúa gạo, thanh long, đậu phọng, mè, rau, thịt, trứng, tôm, cá do nông dân tỉnh Long An sản xuất đã được các doanh nghiệp, các siêu thị nổi tiếng như Sài Gòn Coopmart, Satra, Visan, các chợ đầu mối thực phẩm, các chuỗi nhà hàng tại Thành phố Hồ Chí Minh tiêu thụ mạnh.
Ông Nguyễn Văn Được, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An đã đề nghị Thành phố Hồ Chí Minh hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm và giúp đỡ các doanh nghiệp, các hợp tác xã tỉnh Long An về kỹ thuật sơ chế, công nghệ bảo quản nông sản sau thu hoạch; xây dựng thương hiệu, chứng chỉ xuất xứ hàng hoá, xúc tiến thương mại tạo thành chuỗi cung ứng khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ, hạn chế rủi ro, thất thoát, tiết kiệm chi phí, ổn định sản lượng, chất lượng, ổn định thị trường và giá thành. Từ đó, nâng cao thu nhập cho nông dân sản xuất, lợi nhuận cho nhà kinh doanh và người tiêu dùng luôn có sản phẩm nông sản sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm./.
Thanh Bình
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN