Với người dân miền Trung, bánh tráng là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ cúng gia tiên và bữa ăn của mỗi gia đình trong 3 ngày Tết.
Hơn 1 tháng nay, ngày nào 2 mẹ con chị Đặng Thị Thái Hòa ở xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng cũng thức dậy từ 2 giờ sáng nhóm lò, pha bột tráng bánh để kịp bỏ cho bạn hàng dịp Tết. Vừa khéo léo rắc mè, tráng thêm 1 lớp bột mỏng, chị Hòa cho biết, thường mỗi ngày chỉ tráng khoảng 2 ang gạo, (mỗi ang khoảng 8kg), nhưng dịp Tết phải làm 2 ang rưỡi đến 3 ang gạo vẫn không đủ cung ứng cho khách hàng.
Nguyên liệu đúc bánh tráng phải là gạo xiệc - loại gạo quê chính gốc xứ Quảng. Cứ 1 ang gạo sau khi xay với nước rồi pha thêm khoảng 12 lon mè trắng bóc vỏ, 1kg đường bát, nước mắm, gừng, tỏi mỗi thứ khoảng nửa kilogram đến 1 kilogram. Chị Hòa chia sẻ, để chiếc bánh thơm, ngon, xốp, giòn và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm thì tuyệt đối không phơi nắng mà phải sấy trên bếp than hồng.
"Bí quyết là mình tráng bột lỏng, đổ nước lỏng bột bánh ngon hơn. Ngày thường mình tráng ít hơn ngày Tết. Bánh tráng nhiều nơi họ đặt như đi Sài Gòn, Hà Nội và nhiều nước họ đặt bánh. Ngày chạp mả, đám giổ họ tới đây nướng bánh họ cúng. Ở đây có thói quen là ngày Tết nhà ai cũng phải có bánh tráng hết không thể thiếu món này, đặt lên bàn thờ cũng rồi lúc dọn cũng tiện lợi", chị Hòa nói.
Bánh tráng Túy Loan có mùi vị thơm ngon đặc trưng, nếu ai đã một lần thưởng thức loại bánh này thì khó thể quên hương vị của nó. Chính vì thế mà vào những dịp Tết Nguyên đán, nhiều người lại tìm về Túy Loan đặt mua bánh tráng về ăn và làm quà cho người thân khắp trong Nam, ngoài Bắc, thậm chí gửi sang cả Mỹ, Úc… Ông Trương Văn Tượng ở huyện Hòa Vang cho biết, từ xưa đến nay, trong mâm cỗ ngày Tết của mỗi gia đình dù thịnh soạn hay đơn sơ đều không thể thiếu món bánh tráng.
Ông Trương Văn Tượng chia sẻ: "Bánh tráng ở đây đặc biệt khi ăn vào khác xa chỗ khác là họ cũng có gia vị nhưng gia vị đây đượm lắm, khi nướng lên bánh tráng ăn rất bùi và giòn vừa miệng ăn. Trong dịp Tết, các hộ dân ở đây cũng thường xuyên mua để đặt lên bàn thờ thắp hương; thứ 2 là để quảng bá cho khách. Ăn bánh tráng thơm ngon lắm!"
Tráng bánh là nghề cha truyền con nối từ bao đời nay ở làng Túy Loan. Cả làng hiện còn khoảng hơn chục hộ bám nghề, hoạt động thường xuyên, nhưng cứ vào dịp Tết, nhu cầu thị trường tăng cao thì có đến vài chục hộ “thổi lò” tráng bánh. Bà Đặng Thị Tùng ở thôn Túy Loan Đông 2, xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng, người gắn bó với nghề làm bánh tráng hơn 30 năm nay cho biết, nghề tráng bánh công phu, vất vả, phải thức khuya dậy sớm… nên lớp trẻ không mấy mặn mà với truyền thống của quê hương. Mỗi khi vào vụ Tết muốn tìm người phụ thêm không phải là dễ nhưng vẫn phải cố giữ lấy nghề.
"Nghề bánh tráng này có từ lâu, từ đời ông bà mình. Bánh tráng là bánh truyền thống tôi phải làm. Cũng nhờ nghề bánh tráng này mà giờ đây cuộc sống cũng đã khá hơn, được chính quyền quan tâm hỗ trợ", bà Đặng Thị Tùng nói.
Các cơ sở bánh tráng Túy Loan chủ yếu sản xuất theo hộ gia đình. Để giữ thương hiệu và phát triển làng nghề này, thời gian qua, chính quyền địa phương và ngành chức năng thành phố Đà Nẵng quan tâm hỗ trợ vốn, kinh phí sửa chữa nhà, trang bị mái che, máy xay bột, hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu sản phẩm… giúp bà con quảng bá thương hiệu.
Ông Thái Văn Quang, Trưởng phòng Nông nghiệp, Sở Nông Nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Đà Nẵng cho biết: "Bánh tráng Túy Loan là một trong những sản phẩm có từ lâu đời, được duy trì và giải quyết được việc làm và thu nhập của người dân địa phương. Chúng tôi cũng giao một đơn vị trực thuộc Sở làm việc với các hộ, tiến tới chúng tôi hỗ trợ về chuỗi tem nhãn mẫu mã, chứng nhận an toàn thực phẩm. Để nâng cao sản phẩm bánh tráng này lên để nhiều nơi mua và sử dụng nhiều hơn. Có những hỗ trợ nhất định về marketing, từ đó thúc đẩy sản xuất phát triển lên được".
Bánh tráng Túy Loan, món ăn dân dã của người dân địa phương đã trở thành đặc sản nổi tiếng ở khắp trong Nam, ngoài Bắc. Những ngày này, những cơ sở sản xuất đang hối hả chạy đua với thời gian để kịp ra lò những chiếc bánh thơm ngon, mang hương vị Tết độc đáo đến muôn nhà.
Hơn 1 tháng nay, ngày nào 2 mẹ con chị Đặng Thị Thái Hòa ở xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng cũng thức dậy từ 2 giờ sáng nhóm lò, pha bột tráng bánh để kịp bỏ cho bạn hàng dịp Tết. Vừa khéo léo rắc mè, tráng thêm 1 lớp bột mỏng, chị Hòa cho biết, thường mỗi ngày chỉ tráng khoảng 2 ang gạo, (mỗi ang khoảng 8kg), nhưng dịp Tết phải làm 2 ang rưỡi đến 3 ang gạo vẫn không đủ cung ứng cho khách hàng.
Sấy bánh tráng bằng than |
Nguyên liệu đúc bánh tráng phải là gạo xiệc - loại gạo quê chính gốc xứ Quảng. Cứ 1 ang gạo sau khi xay với nước rồi pha thêm khoảng 12 lon mè trắng bóc vỏ, 1kg đường bát, nước mắm, gừng, tỏi mỗi thứ khoảng nửa kilogram đến 1 kilogram. Chị Hòa chia sẻ, để chiếc bánh thơm, ngon, xốp, giòn và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm thì tuyệt đối không phơi nắng mà phải sấy trên bếp than hồng.
Lò tráng bánh ở Tuý Loan |
"Bí quyết là mình tráng bột lỏng, đổ nước lỏng bột bánh ngon hơn. Ngày thường mình tráng ít hơn ngày Tết. Bánh tráng nhiều nơi họ đặt như đi Sài Gòn, Hà Nội và nhiều nước họ đặt bánh. Ngày chạp mả, đám giổ họ tới đây nướng bánh họ cúng. Ở đây có thói quen là ngày Tết nhà ai cũng phải có bánh tráng hết không thể thiếu món này, đặt lên bàn thờ cũng rồi lúc dọn cũng tiện lợi", chị Hòa nói.
Bánh tráng Túy Loan có mùi vị thơm ngon đặc trưng, nếu ai đã một lần thưởng thức loại bánh này thì khó thể quên hương vị của nó. Chính vì thế mà vào những dịp Tết Nguyên đán, nhiều người lại tìm về Túy Loan đặt mua bánh tráng về ăn và làm quà cho người thân khắp trong Nam, ngoài Bắc, thậm chí gửi sang cả Mỹ, Úc… Ông Trương Văn Tượng ở huyện Hòa Vang cho biết, từ xưa đến nay, trong mâm cỗ ngày Tết của mỗi gia đình dù thịnh soạn hay đơn sơ đều không thể thiếu món bánh tráng.
Lò báng tráng của chị Đặng Thị Tùng |
Ông Trương Văn Tượng chia sẻ: "Bánh tráng ở đây đặc biệt khi ăn vào khác xa chỗ khác là họ cũng có gia vị nhưng gia vị đây đượm lắm, khi nướng lên bánh tráng ăn rất bùi và giòn vừa miệng ăn. Trong dịp Tết, các hộ dân ở đây cũng thường xuyên mua để đặt lên bàn thờ thắp hương; thứ 2 là để quảng bá cho khách. Ăn bánh tráng thơm ngon lắm!"
Tráng bánh là nghề cha truyền con nối từ bao đời nay ở làng Túy Loan. Cả làng hiện còn khoảng hơn chục hộ bám nghề, hoạt động thường xuyên, nhưng cứ vào dịp Tết, nhu cầu thị trường tăng cao thì có đến vài chục hộ “thổi lò” tráng bánh. Bà Đặng Thị Tùng ở thôn Túy Loan Đông 2, xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng, người gắn bó với nghề làm bánh tráng hơn 30 năm nay cho biết, nghề tráng bánh công phu, vất vả, phải thức khuya dậy sớm… nên lớp trẻ không mấy mặn mà với truyền thống của quê hương. Mỗi khi vào vụ Tết muốn tìm người phụ thêm không phải là dễ nhưng vẫn phải cố giữ lấy nghề.
Chị Hoà tất bật tráng bánh phục vụ khách ngày cận Tết |
"Nghề bánh tráng này có từ lâu, từ đời ông bà mình. Bánh tráng là bánh truyền thống tôi phải làm. Cũng nhờ nghề bánh tráng này mà giờ đây cuộc sống cũng đã khá hơn, được chính quyền quan tâm hỗ trợ", bà Đặng Thị Tùng nói.
Các cơ sở bánh tráng Túy Loan chủ yếu sản xuất theo hộ gia đình. Để giữ thương hiệu và phát triển làng nghề này, thời gian qua, chính quyền địa phương và ngành chức năng thành phố Đà Nẵng quan tâm hỗ trợ vốn, kinh phí sửa chữa nhà, trang bị mái che, máy xay bột, hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu sản phẩm… giúp bà con quảng bá thương hiệu.
Cơ sở tráng bánh của chị Đặng Thị Tùng |
Ông Thái Văn Quang, Trưởng phòng Nông nghiệp, Sở Nông Nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Đà Nẵng cho biết: "Bánh tráng Túy Loan là một trong những sản phẩm có từ lâu đời, được duy trì và giải quyết được việc làm và thu nhập của người dân địa phương. Chúng tôi cũng giao một đơn vị trực thuộc Sở làm việc với các hộ, tiến tới chúng tôi hỗ trợ về chuỗi tem nhãn mẫu mã, chứng nhận an toàn thực phẩm. Để nâng cao sản phẩm bánh tráng này lên để nhiều nơi mua và sử dụng nhiều hơn. Có những hỗ trợ nhất định về marketing, từ đó thúc đẩy sản xuất phát triển lên được".
Bánh tráng Túy Loan, món ăn dân dã của người dân địa phương đã trở thành đặc sản nổi tiếng ở khắp trong Nam, ngoài Bắc. Những ngày này, những cơ sở sản xuất đang hối hả chạy đua với thời gian để kịp ra lò những chiếc bánh thơm ngon, mang hương vị Tết độc đáo đến muôn nhà.
Theo vov.vn