Ngày hội nhằm lan tỏa phong trào đọc sách trong cộng đồng, giới thiệu những giải pháp, công nghệ mới phục vụ cho nhu cầu đọc sách, khám phá và tìm hiểu kiến thức thông qua việc đọc sách trong mọi người dân thành phố.
Theo Ban tổ chức, có hàng trăm ngàn đầu sách được trưng bày và giới thiệu tại Ngày hội, trong đó chủ yếu tập trung sách văn học, nghệ thuật, công nghệ, khoa học kỹ thuật; sách dành cho thiếu nhi, truyện tranh, sách phổ biến kiến thức… Đặc biệt, các sản phẩm tập vở, dụng cụ học tập, sách giáo khoa, văn phòng phẩm được bày bán theo chương trình bình ổn giá; nhiều sản phẩm khác trong Ngày hội cũng được giảm giá từ 10% đến 50% so với giá bìa.
Bên cạnh các hoạt động mua, bán, trao đổi, đọc sách tại các quầy, gian hàng sách, nhà sách, Ngày hội còn có các hoạt động dành trẻ vui chơi, trải nghiệm các ứng dụng công nghệ, khám phá vũ trụ, kể chuyện sách hè, hướng dẫn trẻ sớm hình thành văn hóa đọc cho chính bản thân. Ngoài ra, Ngày hội còn có không gian đọc cho người khiếm thị như, sách nói tiếng Việt, Chăm, Khơ-me, đồ họa nổi, chữ nổi và một số dụng cụ học tập giải trí khác; không gian văn hóa đọc, không gian công nghệ kỹ thuật số giúp việc đọc thuận tiện, hấp dẫn, giúp lưu trữ trao đổi sách tốt hơn.
Đặc biệt, tại Ngày hội còn có hoạt động triển lãm hình ảnh, giới thiệu sách hay, sách quý như bộ bản đồ và hình ảnh tư liệu Biển đảo Việt Nam; sách, hình ảnh, tư liệu về Thành phố Hồ Chí Minh trong quá trình hội nhập và phát triển; khu vực giới thiệu hoạt động của các nhà xuất bản, thư viện hiện đại, thu hút bạn đọc; các hoạt động tuyên truyền, định hướng phát triển văn hóa đọc: giao lưu với tác giả, nhân vật hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật.
Theo ông Huỳnh Thanh Nhân, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh, văn hóa đọc phải bắt đầu từ thiếu nhi, ngày hội văn hóa đọc là khởi đầu cho chương trình “Hành trình tri thức 4.0”, hình thành thói quen đọc sách trong mọi người dân thành phố; thể hiện quyết tâm của lãnh đạo thành phố trong việc xây dựng xã hội học tập, đưa văn hóa đọc trở thành nét đẹp văn hóa của thành phố mang tên Bác.
Cũng theo ông Huỳnh Thanh Nhân, hướng đến xây dựng chuỗi hoạt động đọc sách thường xuyên, cách đọc sách đúng, những ngày hội văn hóa đọc như thế này sẽ được triển khai rộng khắp, thường xuyên tại các quận, huyện, trường học, khu chế xuất, khu công nghiệp và cả khu vực công cộng trên địa bàn thành phố./.
Ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cùng các đại biểu cắt băng khai mạc Ngày hội. Ảnh: Thanh Vũ - TTXVN |
Theo Ban tổ chức, có hàng trăm ngàn đầu sách được trưng bày và giới thiệu tại Ngày hội, trong đó chủ yếu tập trung sách văn học, nghệ thuật, công nghệ, khoa học kỹ thuật; sách dành cho thiếu nhi, truyện tranh, sách phổ biến kiến thức… Đặc biệt, các sản phẩm tập vở, dụng cụ học tập, sách giáo khoa, văn phòng phẩm được bày bán theo chương trình bình ổn giá; nhiều sản phẩm khác trong Ngày hội cũng được giảm giá từ 10% đến 50% so với giá bìa.
Bên cạnh các hoạt động mua, bán, trao đổi, đọc sách tại các quầy, gian hàng sách, nhà sách, Ngày hội còn có các hoạt động dành trẻ vui chơi, trải nghiệm các ứng dụng công nghệ, khám phá vũ trụ, kể chuyện sách hè, hướng dẫn trẻ sớm hình thành văn hóa đọc cho chính bản thân. Ngoài ra, Ngày hội còn có không gian đọc cho người khiếm thị như, sách nói tiếng Việt, Chăm, Khơ-me, đồ họa nổi, chữ nổi và một số dụng cụ học tập giải trí khác; không gian văn hóa đọc, không gian công nghệ kỹ thuật số giúp việc đọc thuận tiện, hấp dẫn, giúp lưu trữ trao đổi sách tốt hơn.
Ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cùng các đại biểu tham quan không gian tái hiện lớp học thời xưa. Ảnh: Thanh Vũ - TTXVN |
Đặc biệt, tại Ngày hội còn có hoạt động triển lãm hình ảnh, giới thiệu sách hay, sách quý như bộ bản đồ và hình ảnh tư liệu Biển đảo Việt Nam; sách, hình ảnh, tư liệu về Thành phố Hồ Chí Minh trong quá trình hội nhập và phát triển; khu vực giới thiệu hoạt động của các nhà xuất bản, thư viện hiện đại, thu hút bạn đọc; các hoạt động tuyên truyền, định hướng phát triển văn hóa đọc: giao lưu với tác giả, nhân vật hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật.
Theo ông Huỳnh Thanh Nhân, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh, văn hóa đọc phải bắt đầu từ thiếu nhi, ngày hội văn hóa đọc là khởi đầu cho chương trình “Hành trình tri thức 4.0”, hình thành thói quen đọc sách trong mọi người dân thành phố; thể hiện quyết tâm của lãnh đạo thành phố trong việc xây dựng xã hội học tập, đưa văn hóa đọc trở thành nét đẹp văn hóa của thành phố mang tên Bác.
Thanh thiếu nhi Thành phố Hồ Chí Minh tham gia văn hóa đọc. Ảnh: Thanh Vũ - TTXVN |
Cũng theo ông Huỳnh Thanh Nhân, hướng đến xây dựng chuỗi hoạt động đọc sách thường xuyên, cách đọc sách đúng, những ngày hội văn hóa đọc như thế này sẽ được triển khai rộng khắp, thường xuyên tại các quận, huyện, trường học, khu chế xuất, khu công nghiệp và cả khu vực công cộng trên địa bàn thành phố./.
Thanh Vũ
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN