Hiện nay, các trường học trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã xây dựng và phát huy hiệu quả mô hình “Thư viện xanh” trong trường học. Mô hình không chỉ góp phần thực hiện hiệu quả Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, theo Quyết định số 329/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ mà còn góp phần từng bước hình thành văn hóa đọc trong các thế hệ học sinh.
Chiều 14/9, tại Trường Tiểu học Võ Thị Sáu (thành phố Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk), Trung ương Đoàn, Hội đồng Đội Trung ương tổ chức Khánh thành “Không gian đọc sách, tương tác và sinh hoạt Đội”. Đây là chương trình nằm trong chuỗi hoạt động chăm lo cho các em thiếu nhi nhân dịp Tết Trung thu năm 2024. Qua đó, góp phần hình thành thói quen đọc sách, phát triển văn hóa đọc trong thiếu nhi, thúc đẩy phong trào đọc và làm theo sách, báo Đội.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, con người cần tiếp cận với những nguồn tri thức khổng lồ của nhân loại, bắt kịp xu hướng phát triển của thời đại, mở cánh cửa hướng tới tương lai. Việc xây dựng văn hóa đọc và phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng ngày càng trở thành nhiệm vụ cấp thiết, có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp xây dựng văn hóa, phát triển con người Việt Nam.
Tối 20/4, tại Công viên Văn Miếu (Phường 1, thành phố Cao Lãnh), UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc tỉnh Đồng Tháp lần thứ III năm 2024 với thông điệp: “Sách hay cần bạn đọc”, “Sách quý tặng bạn”, “Tặng sách hay - Mua sách thật”, “Sách hay: Mắt đọc - Tai nghe”.
Hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba năm 2024, trong 2 ngày 19 và 20/4, các đồn Biên phòng và Hải đội 2 trực thuộc Bộ đội Biên phòng tỉnh Sóc Trăng đã phối hợp tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa nhằm thu hút đông đảo cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trên địa bàn khu vực biên giới biển của tỉnh tham gia.
Xây dựng phòng đọc sách, chỉnh trang, bài trí thư viện, thiết kế các điểm đọc sách ngoài trời hay góc thư viện, đang được nhiều trường học ở tỉnh miền núi Tuyên Quang thực hiện nhằm đưa sách đến gần hơn với học sinh, giúp các em có thêm nhiều kiến thức, cải thiện kỹ năng sống, phát triển văn hóa đọc, tạo nền tảng cho việc tự học.
Hưởng ứng và triển khai các hoạt động chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam (21/4), Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với UBND Thành phố Hà Nội sẽ tổ chức Lễ Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3, vào tối 17/4 tại di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên sóng của Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội.
Trong những năm trở lại đây, văn hóa đọc sách tại các trường học trên địa bàn tỉnh Yên Bái đang ngày càng được quan tâm, đặc biệt là việc lan tỏa văn hóa đọc trong học sinh dân tộc thiểu số vùng cao.
Ngày 12/4, tại huyện Phú Lương, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái Nguyên tổ chức khai mạc Ngày hội Sách và văn hóa đọc năm 2024 chủ đề “Sách: Kết nối tri thức - Kiến tạo tương lai”. Chương trình có sự tham gia của đông đảo học sinh trên địa bàn tỉnh.
Tối 19/12, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bến Tre phối hợp Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức tổng kết, trao giải Cuộc thi "Cảm nhận sách" lần thứ III trong cán bộ, công chức, viên chức và người lao động, năm 2023.
Sáng 6/12, Ngày hội Văn hóa đọc năm 2023 - Liên hiệp Thư viện khu vực miền Đông Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ chủ đề “Sách cho tôi, cho bạn”, đã khai mạc tại Thư viện tỉnh Bình Thuận.
Sáng 18/8, tại thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận tổ chức tổng kết chuỗi hoạt động phục vụ bạn đọc thiếu nhi hè năm 2023; thực nghiệm một số chương trình trong chuỗi hoạt động hè.
Với những hành động nhỏ như tự tay trồng cây để mang đi đổi sách, truyện cũ, sau đó góp lại, mang đến cho trẻ em vùng sâu, vùng xa, các bạn học sinh, sinh viên nhóm từ thiện Fly to Sky đã truyền đi một thông điệp tốt đẹp với ý nghĩa lớn lao cho việc bảo vệ môi trường sống, lan tỏa văn hóa đọc đến cộng đồng. Đây là hoạt động thiết thực hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 5/6.
Hiện nay, cuộc cách mạng 4.0 đang phát triển mạnh mẽ, tác động đến hoạt động và sinh hoạt của con người. Trong xu hướng đó, nhu cầu tìm hiểu, khám phá thế giới thông qua đọc sách cũng không còn thuần túy, truyền thống mà dần thay đổi với các hình thức như đọc sách trên nền tảng công nghệ.
Sáng 19/4, tại Hà Nội, Thư viện Quốc gia Việt Nam đã khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2023 với nhiều hoạt động phong phú nhằm chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 21/4, Ngày Sách và Bản quyền thế giới 23/4.
Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ hai năm 2023 chủ đề “Sách: Nhận thức - Đổi mới - Sáng tạo” đã diễn ra sáng 19/4, tại Thư viện tỉnh Ninh Thuận. Sự kiện do Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Ninh Thuận tổ chức, thu hút đông đảo bạn đọc, học sinh trên địa bàn tỉnh tham gia.
Ngày 14/4, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Đắk Lắk phối hợp với UBND huyện Buôn Đôn, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Thông tin và Truyền thông, Tỉnh đoàn Đắk Lắk tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam huyện Buôn Đôn năm 2023 với chủ đề “Sách và những chân trời mới”.
Thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết: Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 2, năm 2023 bắt đầu từ ngày 16/3 đến hết tháng 4; trọng điểm từ ngày 15 -21/4. Các hoạt động nhằm làm rõ giá trị, ý nghĩa của Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam với việc phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng, gắn với thông điệp “Sách: Nhận thức - Đổi mới - Sáng tạo”; “Sách cho tôi, cho bạn”; góp phần thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển văn hóa đọc; triển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng về xây dựng phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam.
Ngày 21/12, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Lễ tổng kết và trao Giải thưởng Phát triển văn hóa đọc năm 2022 với sự tham dự của các tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp trong việc phát triển văn hóa đọc.
Tại huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa, huyện đảo xa đất liền nhất của Tổ quốc, các hoạt động vui chơi giải trí đối với quân dân không được đa dạng, phong phú so với đất liền. Tuy nhiên, ở Trường Sa, đời sống tinh thần của người lính vẫn phong phú thông qua đọc sách, báo.
Để đưa văn hóa đọc phát triển lên một tầm cao mới, ngày 4/11/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 1862/QĐ-TTg, lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam, thay cho tên gọi Ngày sách Việt Nam trước đây. Chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ nhất - năm 2022, nhiều địa phương trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực, ý nghĩa nhằm tôn vinh sách và đưa văn hóa đọc lan tỏa mạnh mẽ, thắp lên ngọn lửa tri thức trong cộng đồng.
Ngày 18/3, tại Hà Nội, Vụ Thư viện (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã họp Ban tổ chức để triển khai Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2022 với chủ đề "Khát vọng phát triển đất nước".
Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2021 đã thành công tốt đẹp, khép lại sân chơi trí tuệ bổ ích và ý nghĩa dành cho học sinh, sinh viên, bao gồm cả người khiếm thị. Cuộc thi đã góp phần khơi dậy niềm đam mê đọc sách của thế hệ trẻ, trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm của việc đọc sách và phát triển văn hóa đọc.
Ngày 19/10, bà Huỳnh Thị Thanh Thúy, Trưởng Văn phòng, Sự kiện Đường sách Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, sau 10 ngày mở cửa trở lại, Đường sách đón gần 4.000 người, tổng doanh thu đạt hơn 500 triệu đồng, lượng khách đến Đường sách đông hơn dự kiến và có xu hướng tăng.