Ngay khi mở đầu phiên họp, đại biểu Hoàng Thị Diễm Tuyết đã đề cập đến vấn đề khủng hoảng thừa ở một số sản phẩm trong lĩnh vực trong ngành nông nghiệp trong thời gian gần đây, như chuối, lợn… “Trong bài toán giải cứu sản phẩm nông nghiệp, thành phố đóng vai trò gì? Qua hiện tượng này, thành phố rút ra bài học gì để ngăn ngừa, không để vấp phải những vấn đề này trong tương lai?”, đại biểu Tuyết hỏi.
Đại biểu Nguyễn Thị Kim Dung cũng băn khoăn về câu chuyện giải cứu lợn đang diễn ra hiện nay. Nhiều người dân đã phải tự giết mổ, bán thịt lợn ở nơi lòng lề đường với giá rất rẻ, có khi chỉ 100.000 đồng/3kg, ở nơi không đúng quy định, vừa mất vệ sinh, vừa lấn chiếm lòng, lề đường. Giải pháp nào để hạn chế được tình hình này?
Đại biểu Trần Quang Thuận nêu lên thực trạng lâu nay của ngành nông nghiệp là điệp khúc “được mùa thì mất giá”. Vai trò của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn như thế nào trong việc hỗ trợ người nông dân tiêu thụ sản phẩm? Thế mạnh của ngành nông nghiệp thành phố là gì?
Trả lời câu hỏi của các đại biểu, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Phước Trung cho biết, việc “giải cứu” cho lợn nói riêng hay các sản phẩm nông nghiệp nếu chỉ riêng ngành nông nghiệp thành phố làm thì không xuể. Bởi nếu "giải cứu" xong cho Thành phố Hồ Chí Minh thì sản phẩm nông nghiệp của các tỉnh khác cũng tràn về.
Đề cập đến một số giải pháp hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cho nông dân, ông Trung cho biết, thời gian qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố đã tổ chức nhiều hội nghị với các đơn vị tiêu thụ và đã ký kết, thực hiện 55 hợp đồng với các đơn vị; đồng thời, giới thiệu sản phẩm nông nghiệp sạch với các đơn vị tiêu thụ như các bếp ăn tập thể, khu công nghiệp, khu chế xuất, trường học…; định kỳ tổ chức phiên chợ nông sản nhằm giới thiệu sản phẩm nông nghiệp sạch tới người tiêu dùng; phối hợp với các đơn vị cung cấp thức ăn chăn nuôi vừa sạch, vừa rẻ cho người dân…
Đáng chú ý, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố đang xây dựng kế hoạch thành lập một Công ty cổ phần chuyên sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp. Mục đích của việc thành lập công ty này là trực tiếp đưa sản phẩm an toàn ra thị trường nhằm cắt giảm chi phí trung gian để nâng cao giá thu mua cho nông dân. Công ty này cũng sẽ tổ chức phân phối sản phẩm nông nghiệp đạt tiêu chuẩn thông qua các chợ phiên, bán hàng online và mở rộng phân phối các cửa hàng riêng. Hiện đã có 15 doanh nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp đồng ý tham gia vào việc thành lập Công ty này.
Liên quan đến việc hỗ trợ tiêu thụ nông sản, ông Nguyễn Phương Đông, Phó Giám đốc Sở Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh cũng cho biết thêm, trong thời gian qua, đơn vị này đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố tổ chức các phiên chợ tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; triển khai chương trình bình ổn giá. Bên cạnh đó, Sở Công Thương đã phối hợp với các tỉnh, thành trong cả nước để "giải cứu" các sản phẩm như vải thiều, chuối, hành tím...
Ngoài vấn đề hỗ trợ tiêu thụ nông sản, phiên chất vấn cũng tập trung thảo luận những bức xúc hiện nay của cử tri về quy hoạch phát triển nông nghiệp; xây dựng nông thôn mới; vấn đề cơ giới hóa nông nghiệp, sử dụng đất nông nghiệp; phát triển hợp tác xã nông nghiệp; chuyển giao công nghệ trong sản xuất nông nghiệp…
Trong thời gian tới, Thành phố Hồ Chí Minh vẫn tiếp tục sản xuất nông nghiệp theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ sinh học. Định hướng này hoàn toàn phù hợp trong điều kiện đất dành cho sản xuất nông nghiệp của thành phố ngày càng giảm./.
Đại biểu Nguyễn Thị Kim Dung cũng băn khoăn về câu chuyện giải cứu lợn đang diễn ra hiện nay. Nhiều người dân đã phải tự giết mổ, bán thịt lợn ở nơi lòng lề đường với giá rất rẻ, có khi chỉ 100.000 đồng/3kg, ở nơi không đúng quy định, vừa mất vệ sinh, vừa lấn chiếm lòng, lề đường. Giải pháp nào để hạn chế được tình hình này?
Quang cảnh phiên chất vấn. Ảnh: Hoàng Hải-TTXVN |
Trả lời câu hỏi của các đại biểu, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Phước Trung cho biết, việc “giải cứu” cho lợn nói riêng hay các sản phẩm nông nghiệp nếu chỉ riêng ngành nông nghiệp thành phố làm thì không xuể. Bởi nếu "giải cứu" xong cho Thành phố Hồ Chí Minh thì sản phẩm nông nghiệp của các tỉnh khác cũng tràn về.
Đề cập đến một số giải pháp hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cho nông dân, ông Trung cho biết, thời gian qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố đã tổ chức nhiều hội nghị với các đơn vị tiêu thụ và đã ký kết, thực hiện 55 hợp đồng với các đơn vị; đồng thời, giới thiệu sản phẩm nông nghiệp sạch với các đơn vị tiêu thụ như các bếp ăn tập thể, khu công nghiệp, khu chế xuất, trường học…; định kỳ tổ chức phiên chợ nông sản nhằm giới thiệu sản phẩm nông nghiệp sạch tới người tiêu dùng; phối hợp với các đơn vị cung cấp thức ăn chăn nuôi vừa sạch, vừa rẻ cho người dân…
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Phước Trung trả lời chất vấn. Ảnh: Hoàng Hải-TTXVN |
Liên quan đến việc hỗ trợ tiêu thụ nông sản, ông Nguyễn Phương Đông, Phó Giám đốc Sở Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh cũng cho biết thêm, trong thời gian qua, đơn vị này đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố tổ chức các phiên chợ tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; triển khai chương trình bình ổn giá. Bên cạnh đó, Sở Công Thương đã phối hợp với các tỉnh, thành trong cả nước để "giải cứu" các sản phẩm như vải thiều, chuối, hành tím...
Ngoài vấn đề hỗ trợ tiêu thụ nông sản, phiên chất vấn cũng tập trung thảo luận những bức xúc hiện nay của cử tri về quy hoạch phát triển nông nghiệp; xây dựng nông thôn mới; vấn đề cơ giới hóa nông nghiệp, sử dụng đất nông nghiệp; phát triển hợp tác xã nông nghiệp; chuyển giao công nghệ trong sản xuất nông nghiệp…
Trong thời gian tới, Thành phố Hồ Chí Minh vẫn tiếp tục sản xuất nông nghiệp theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ sinh học. Định hướng này hoàn toàn phù hợp trong điều kiện đất dành cho sản xuất nông nghiệp của thành phố ngày càng giảm./.
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN