Kiên Giang sạt lở nặng 70 km bờ biển Tây

Kiên Giang sạt lở nặng 70 km bờ biển Tây
Sóng biển gây sạt lở bờ biển tại xã Vân Khánh, huyện An Minh. Lê Huy Hải - TTXVN
 Sóng biển gây sạt lở bờ biển tại xã Vân Khánh, huyện An Minh. Lê Huy Hải - TTXVN

An Minh là địa phương có đoạn bờ biển bị sạt lở nghiêm trọng nhất của tỉnh Kiên Giang do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Ông Lê Văn Khanh, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện An Minh cho biết, bờ biển thuộc địa bàn huyện dài 37 km, song hiện có hơn 20 km bị sạt lở nặng. Nghiêm trọng nhất là từ Tiểu Dừa đến vàm Kim Quy, xã Vân Khánh dài khoảng 7 km. Tình trạng sạt lở bờ biển diễn biến phức tạp, nhất là giai đoạn cao điểm của mùa mưa bão, ảnh hưởng bất lợi đến đời sống, sản xuất của nhân dân.

Từ năm 2010 đến nay, hơn 250 ha đất rừng phòng hộ ven biển, đất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản của huyện An Minh bị sạt lở trôi ra biển. Hệ lụy là hàng trăm hộ dân mất nhà ở, mất đất sản xuất, đời sống gặp rất nhiều khó khăn, ông Khanh cho hay.

Cụ Nguyễn Văn Khảm, 81 tuổi, ngụ ấp Kim Quy B, xã Vân Khánh chỉ tay ra hướng biển, nhớ lại: “Tôi sống ở đây trên 30 năm. Hồi trước, từ vàm Kim Quy này ra tới mé biển hơn nửa cây số, với nhiều loài cây rừng mọc dày đặc như: mắm, bần, đước… Bà con cất nhà ở, sản xuất, nuôi tôm, cua, cá dưới tán rừng, ra biển khai thác đánh bắt thủy sản, yên ổn làm ăn sinh sống. Nhưng khoảng 15 năm trở lại đây, tình trạng sạt lở ven biển diễn ra rất nhanh, nhất là vào hai mùa gió nam, gió chướng hàng năm, sóng biển đánh mạnh làm bật gốc cây rừng, sụp lở đất, bà con không trụ được phải di dời nhà cửa vào sâu bên trong. Hiện nay, sạt lở bờ biển đến chân đê quốc phòng, sóng biển đánh vào tận nền nhà dân, lo ngại nhà cửa sẽ bị sập đổ bất cứ lúc nào khó lường trước được”.

Đến vàm Kim Quy, xã Vân Khánh những ngày này, hàng chục hộ dân sống ở đây luôn trong tâm trạng hồi hộp, lo ngại bị sụp đổ nhà ở, mất tài sản, mất đất sản xuất, đe dọa đến tính mạng do sạt lở đất, sóng gió ập đến cuốn trôi ra biển. Vì trước đó, cuối tháng 6 vừa qua, sóng to, gió lớn kết hợp với triều cường gây sạt lở đất đã làm đổ sập 2 căn nhà xuống biển, đe dọa một số nhà ở khác, rất may không có thương vong về người.

Sạt lở vào đến tận nhà dân tại ấp Kim Quy B, xã Vân Khánh, huyện An Minh. Ảnh: Lê Huy Hải - TTXVN
Sạt lở vào đến tận nhà dân tại ấp Kim Quy B, xã Vân Khánh, huyện An Minh. Ảnh: Lê Huy Hải - TTXVN

Ghi nhận tại đây, ngoài một đoạn đê quốc phòng bị sóng biển đánh vỡ, nước biển tràn vào thì căn nhà của chị Ngô Thị Mộng Nhi đã bị sạt lở vào nửa nền nhà, một số căn nhà khác sóng biển đánh đến tận vách, nước xâm thực vào nền. Chị Nhi cho biết: “Tôi vay nợ hơn 16 triệu đồng cất nhà ở chưa hết mừng thì bị sạt lở đất, sụp đổ. Giờ không còn nhà, phải cất chòi ở tạm và mang nợ không biết lấy gì để trả.”

Hiện nay, huyện An Minh đang tập trung xử lý tạm thời sạt lở vàm Tiểu Dừa, vàm Kim Quy để bảo vệ đê quốc phòng và sản xuất của nhân dân với kinh phí hơn 1,2 tỷ đồng từ nguồn vốn phòng chống lụt bão. Vận động những hộ dân đang sống trên vùng nguy hiểm di dời đến nơi an toàn; rà soát những đoạn bờ biển có nguy cơ sạt lở cao, đe dọa đê quốc phòng để bồi trúc, gia cố bảo vệ đê không bị vỡ, bảo vệ đất sản xuất của người dân.

Ông Nguyễn Văn Tâm, Giám đốc, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang, cho biết, tình trạng sạt lở bờ biển Tây trên địa bàn tỉnh đang ngày càng diễn biến phức tạp do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nhưng chưa có giải pháp ngăn chặn hữu hiệu. Nhiều đoạn không còn rừng phòng hộ bảo vệ, sóng biển đánh mạnh trực tiếp vào bờ gây sạt lở nặng nề. Nguồn vốn đầu tư phòng chống, khắc phục sạt lở rất lớn, vượt khả năng của địa phương. Trong 10 năm qua, diện tích sạt lở ra biển hơn 1.000 ha, gồm rừng phòng hộ, đất nuôi trồng thủy sản chạy dọc theo bờ biển Tây, với chiều rộng có đoạn hơn 500 m, nhất là đoạn An Biên - An Minh.

Trước tình trạng bờ biển Tây bị sạt lở nghiêm trọng, tỉnh Kiên Giang chỉ đạo các ngành chức năng nghiên cứu, đề xuất giải pháp xử lý hiệu quả phù hợp với thực tế, trước mắt là những đoạn sạt lở nghiêm trọng. Đồng thời, triển khai mô hình hàng rào tràm 2 lớp gây bồi, tạo bãi trồng cây rừng ngăn chặn sạt lở; gia cố, bồi trúc những khu vực nguy cơ sạt lở cao để bảo vệ đê quốc phòng và đất sản xuất của người dân. Ngoài ra, tập trung bảo vệ và phát triển cây rừng ngập mặn hiện có kết hợp trồng mới ở những nơi có điều kiện để tăng khả năng phòng hộ của đai rừng ven biển.

Sóng biển gây sạt lở bờ biển làm vỡ đê quốc phòng tại xã Vân Khánh, huyện An Minh. Ảnh: Lê Huy Hải - TTXVN
 Sóng biển gây sạt lở bờ biển làm vỡ đê quốc phòng tại xã Vân Khánh, huyện An Minh. Ảnh: Lê Huy Hải - TTXVN

Ông Tâm cho hay, “tỉnh Kiên Giang tranh thủ sự hỗ trợ của các bộ, ngành chức năng Trung ương đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án đê biển An Biên - An Minh; dự án khôi phục và phát triển rừng phòng hộ ven biển tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2015 - 2020; dự án gây bồi, tạo bãi trồng cây ngập mặn bảo vệ đê biển xã Nam Thái (An Biên) và đoạn Bình Sơn -  Bình Giang (Hòn Đất)….
Lê Huy Hải

Có thể bạn quan tâm

Xây dựng chuỗi liên kết để phát triển ngành chăn nuôi bền vững

Xây dựng chuỗi liên kết để phát triển ngành chăn nuôi bền vững

Xây dựng chuỗi liên kết là giải pháp cốt lõi nhằm phát triển ngành chăn nuôi Việt Nam theo hướng bền vững. Đây là nhận định của các chuyên gia tại “Hội thảo Liên kết chuỗi chăn nuôi an toàn và kết nối tiêu thụ sản phẩm” do Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản - Cục Chăn nuôi phối hợp với Hội Chăn nuôi Việt Nam tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 18/10.
Thêm 33 đơn vị tại Thành phố Hồ Chí Minh được cấp Chứng nhận Chuỗi thực phẩm an toàn

Thêm 33 đơn vị tại Thành phố Hồ Chí Minh được cấp Chứng nhận Chuỗi thực phẩm an toàn

Ngày 15/8, Ban Quản lý Thực phẩm an toàn Thành phố Hồ Chí Minh trao chứng nhận "Chuỗi thực phẩm an toàn" cho 33 đơn vị thuộc Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh - Saigon Co.op. Đây là hoạt động hưởng ứng kế hoạch "Xây dựng mô hình thí điểm và triển khai thực hiện phương án quản lý thực phẩm theo chuỗi cung cấp thực phẩm an toàn tại Thành phố Hồ Chí Minh" năm 2018.
Siêu thị lên tiếng về việc kinh doanh thịt gà dai

Siêu thị lên tiếng về việc kinh doanh thịt gà dai

Trước thông tin sản phẩm gà dai không đầu, không nội tạng, ngoài việc được bán buôn phổ biến ở mạng lưới chợ truyền thống, vỉa hè, còn được kinh doanh ở kênh phân phối hiện đại trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Một số hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại đã có thông tin chính thức liên quan đến hoạt động kinh doanh, nguồn gốc xuất xứ sản phẩm... tới người tiêu dùng trên địa bàn thành phố.
Người dân Thành phố Hồ Chí Minh tiếp cận phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên điện thoại thông minh

Người dân Thành phố Hồ Chí Minh tiếp cận phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên điện thoại thông minh

Nhằm tạo điều kiện cho người dân tiếp cận và dễ dàng thực hiện việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh đã cho ra đời ứng dụng Hướng dẫn phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn và tổ chức họp báo công bố ứng dụng này vào chiều 21/6/2018.
Tháo gỡ khó khăn trong vấn đề xử lý rác thải trên địa bàn tỉnh Long An

Tháo gỡ khó khăn trong vấn đề xử lý rác thải trên địa bàn tỉnh Long An

Dự báo sau năm 2020, khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn tỉnh Long An là 1.100 tấn/ngày, sau năm 2025 là 1.300 tấn/ngày. Trong khi lượng rác thải ngày càng tăng, “đầu ra” ngày càng khó khăn sẽ tạo áp lực rất lớn đối với tỉnh Long An. Do đó, cần có những giải pháp mang tính bền vững, lâu dài để giải quyết bài toán này.
Thành phố Hồ Chí Minh nỗ lực hoàn thành các chỉ tiêu giảm ô nhiễm môi trường

Thành phố Hồ Chí Minh nỗ lực hoàn thành các chỉ tiêu giảm ô nhiễm môi trường

Trước tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ngày càng trầm trọng, thành phố cần đẩy mạnh các giải pháp hoàn thành 16 chỉ tiêu của chương trình giảm ô nhiễm môi trường nhằm thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường. Đây là nội dung chính được đưa ra tại Hội nghị sơ kết thực hiện các chỉ tiêu chương trình giảm ô nhiễm môi trường giai đoạn 2016-2020 do UBND Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức, ngày 18/5.
Phụ nữ Đồng Nai nói không với “rau hai luống, lợn hai chuồng”

Phụ nữ Đồng Nai nói không với “rau hai luống, lợn hai chuồng”

“Không trồng rau hai luống, không nuôi lợn hai chuồng” là mục tiêu được phụ nữ tỉnh Đồng Nai đặt ra tại buổi tọa đàm về nhận thức và hành động của phụ nữ trong vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Tọa đàm do Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Đồng Nai tổ chức, ngày 16/5.
Thành phố Hồ Chí Minh và nỗi lo ngập nước mùa mưa

Thành phố Hồ Chí Minh và nỗi lo ngập nước mùa mưa

Mỗi khi có mưa lớn, người dân Thành phố Hồ Chí Minh lại phải đối diện với tình trạng ngập nước ở nhiều nơi. Với việc nhiều công trình chống ngập nước chậm tiến độ, mùa mưa năm 2018 tình trạng ngập nước sẽ tiếp tục xảy ra ở nhiều nơi trên địa bàn thành phố.
Biến bãi rác ô nhiễm thành vườn cây công nghệ cao

Biến bãi rác ô nhiễm thành vườn cây công nghệ cao

Từ một bãi chôn lấp rác, gây ô nhiễm nghiêm trọng tại Thành phố Hồ Chí Minh, bãi chôn lấp rác Đông Thạnh (huyện Hóc Môn) đã được cải tạo trở thành một khuôn viên cây xanh cùng nhiều cây ăn trái công nghệ cao mang lại hiệu quả kinh tế.
Phát hiện hai cơ sở sản xuất giò chả vi phạm tại Thành phố Hồ Chí Minh

Phát hiện hai cơ sở sản xuất giò chả vi phạm tại Thành phố Hồ Chí Minh

Ngày 08/5/2018, đoàn kiểm tra của Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm do bà Nguyễn Thu Thủy, Phó cục trưởng Cục Thú y - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dẫn đầu đã kiểm tra công tác bảo đảm an toàn thực phẩm tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đoàn kiểm tra đã phát hiện hai cơ sở sản xuất giò chả có dấu hiệu vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Thành phố Hồ Chí Minh cần nỗ lực kiểm soát thực phẩm từ nguồn

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Thành phố Hồ Chí Minh cần nỗ lực kiểm soát thực phẩm từ nguồn

Là một thành phố đông dân cư, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm lớn, do đó Thành phố Hồ Chí Minh cần nỗ lực kiểm soát thực phẩm từ nguồn, nhất là tại các chợ đầu mối. Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã nhấn mạnh như vậy tại buổi khảo sát và làm việc tại Chợ đầu mối nông sản Bình Điền (Thành phố Hồ Chí Minh) vào rạng sáng nay, 06/5/2018.
Thành phố Hồ Chí Minh đi đầu trong quản lý và xử lý chất thải

Thành phố Hồ Chí Minh đi đầu trong quản lý và xử lý chất thải

Chiều 2/5, tại buổi làm việc của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội với Thành phố Hồ Chí Minh về công tác quản lý chất thải sinh hoạt và xử lý chất thải chăn nuôi, các đại biểu đều nhận định Thành phố Chí Minh là đơn vị đi đầu cả nước trong công tác bảo vệ môi trường, nhất là quản lý và xử lý chất thải.
Thành phố Hồ Chí Minh: Xử lý rác thải nguy hại bằng công nghệ hiện đại, đảm bảo vệ sinh môi trường

Thành phố Hồ Chí Minh: Xử lý rác thải nguy hại bằng công nghệ hiện đại, đảm bảo vệ sinh môi trường

Rác thải y tế và rác thải công nghiệp nguy hại cần được xử lý triệt để nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường và sức khỏe cộng đồng. Thời gian qua, Thành phố Hồ Chí Minh đã ứng dụng công nghệ hiện đại ở các nhà máy xử lý rác thải y tế và công nghiệp nguy hại, đảm bảo công suất xử lý toàn bộ khối lượng rác nguy hại thải ra hàng ngày trên địa bàn.
Nhiều hoạt động nâng cao ý thức về giảm ô nhiễm rác thải nhựa

Nhiều hoạt động nâng cao ý thức về giảm ô nhiễm rác thải nhựa

Ngày 22/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Tổ chức Việt Nam sạch và xanh phối hợp với Hội liên hiệp Thanh niên Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức sự kiện Ngày Trái đất 2018 chủ đề "Sống có trách nhiệm: Chấm dứt ô nhiễm rác thải nhựa" với sự tham gia của gần 2.000 tình nguyện viên.
Xây dựng chuỗi quản lý an toàn thực phẩm đạt chuẩn chất lượng hội nhập

Xây dựng chuỗi quản lý an toàn thực phẩm đạt chuẩn chất lượng hội nhập

Hiện nay, phần lớn các nhà sản xuất trong nước chưa đáp ứng được các yêu cầu cơ bản về an toàn thực phẩm trên thị trường thương mại tự do và hội nhập quốc tế; trong đó, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do nhiều doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa xây dựng được năng lực dựa trên tiếp cận rủi ro và kết quả thực hiện đối với lĩnh vực an toàn thực phẩm. 
Phản biện, hoàn thiện đề án điều chỉnh phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh

Phản biện, hoàn thiện đề án điều chỉnh phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh

Nhằm ghi nhận ý kiến phản biện của các cơ quan, đơn vị, đoàn thể, các cơ sở kinh doanh và nhà khoa học về tăng mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp, ngày 01/3, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức hội nghị phản biện đối với dự thảo Đề án điều chỉnh tăng mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Cảnh báo gia tăng viêm tụy cấp do thói quen ăn uống

Cảnh báo gia tăng viêm tụy cấp do thói quen ăn uống

Liên tục trong những ngày nghỉ Tết Nguyên đán, Bệnh viện Bình Dân Thành phố Hồ Chí Minh tiếp nhận điều trị 30 trường hợp viêm tụy cấp (cao gấp 6 lần bình thường), nguyên nhân là do thói quen ăn uống. 
Thích ứng với biến đổi khí hậu ở các tỉnh Nam Bộ (Bài 1)

Thích ứng với biến đổi khí hậu ở các tỉnh Nam Bộ (Bài 1)

Các tỉnh, thành khu vực Nam Bộ đang chịu tác động nặng của biến đổi khí hậu. Trong đó, biến đổi khí hậu tại Thành phố Hồ Chí Minh có tác động qua lại về phát triển kinh tế - xã hội đối với các tỉnh trong khu vực; đồng thời chịu ảnh hưởng của quá trình di dân từ các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long do hậu quả biến đổi khí hậu.
Quảng Ninh tăng cường kiểm soát sản xuất rượu thủ công

Quảng Ninh tăng cường kiểm soát sản xuất rượu thủ công

Quảng Ninh là một địa phương có nhiều “đặc sản” về rượu như: rượu ba kích, rượu nếp cái hoa vàng, rượu bâu của người Dao Bằng Cả, rượu mơ của vùng non thiêng Yên Tử... Tuy nhiên, Quảng Ninh không có một cơ sở nào sản xuất rượu công nghiệp và trong số 1.767 cơ sở sản xuất rượu thủ công chỉ có 24 cơ sở (chiếm 1,35%) được cấp giấy phép sản xuất theo quy định. Kiểm soát việc sản xuất rượu thủ công trở thành một vấn đề nóng, khiến các nhà quản lý của tỉnh Quảng Ninh lo ngại về nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm, gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng.