Thông thường, chim, cò hoang dã chọn nơi hoang vắng, ít người qua lại, hơn hết phải là vườn tràm nước, để về ở. Thế nhưng, ở vùng Miệt Thứ thuộc xã Đông Thạnh, huyện An Minh (Kiên Giang), một vườn dừa ăn trái, nằm ngay giữa đồng ruộng tôm - lúa, lại là nơi được nhiều loài chim, cò hoang dã về ở, trở thành điểm du lịch sinh thái đặc biệt ở nơi đây.
Với những lợi thế chi phí đầu tư thấp, mang lại lợi nhuận cao, thân thiện với môi trường, qua hơn 10 năm áp dụng, mô hình nuôi sò huyết xen canh với tôm, cua dưới tán rừng phòng hộ bãi bồi ở tỉnh Kiên Giang được người nuôi cũng như ngành chức năng đánh giá là mô hình phát triển mang tính bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Huyện An Minh là một trong bốn huyện vùng U Minh Thượng còn nhiều khó khăn của tỉnh Kiên Giang. Những năm gần đây, giao thông nông thôn nơi đây đã có sự phát triển nhưng vẫn còn nhiều nơi chưa có đường, học sinh đến trường rất vất vả, nguy hiểm.
Đông Hưng B là xã nằm trong vùng lõm của huyện An Minh (Kiên Giang). Cuộc sống của người dân nơi đây chủ yếu từ trồng cây tràm, nuôi tôm, cá, nuôi ong rừng lấy mật, nhưng những năm gần đây nguồn lợi sản vật thiên nhiên ngày càng giảm dần. Đời sống khó khăn, nên vào dịp Tết Trung thu, trẻ em không có tiền mua bánh trung thu hay lồng đèn để vui ngày hội trăng rằm.
Do ảnh hưởng của bão số 3, trên địa bàn tỉnh Kiên Giang xảy ra mưa dông, gió mạnh gây thiệt hại nhiều tài sản của nhân dân, đặc biệt là tại huyện An Minh.
Mặc dù cả nước đang lao đao bởi dịch tả lợn châu Phi nhưng gia đình ông Phạm Văn Hùng, ngụ ấp Thạnh Tây A, xã Đông Thạnh, huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang nuôi lợn rừng vẫn an toàn không hề xảy ra dịch bệnh và cho thu nhập đều đều.
Tỉnh Kiên Giang vừa công bố tình trạng sạt lở đê biển nghiêm trọng, nguy hiểm đoạn Kim Quy - Tiểu Dừa thuộc địa bàn 2 xã Vân Khánh và Vân Khánh Tây, huyện An Minh.
Rừng phòng hộ ven biển An Biên - An Minh (Kiên Giang) chạy vắt qua 10 xã ven biển, từ Mũi Rảnh xã Tây Yên, huyện An Biên đến rạch Tiểu Dừa xã Vân Khánh Tây, huyện An Minh (giáp tỉnh Cà Mau) có chiều dài khoảng 60 km với diện tích 4.006 ha; trong đó huyện An Biên có 4 xã, huyện An Minh 6 xã.
Huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang tập trung phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp hai giai đoạn trên ao lót bạt theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, an toàn, bền vững và hiệu quả.
An Minh là huyện vùng sâu, nằm trong vùng U Minh Thượng của tỉnh Kiên Giang, với tỷ lệ hộ nghèo 8,21%. Huyện An Minh đang triển khai nhiều giải pháp quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu, kế hoạch đề ra trong nhiệm kỳ 2015 - 2020.
Tỉnh Kiên Giang có bờ biển dài khoảng 200 km, từ Mũi Nai, thành phố Hà Tiên đến Tiểu Dừa, huyện An Minh; trong đó, nhiều đoạn sạt lở nghiêm trọng, ảnh hưởng đời sống, sinh hoạt và sản xuất người dân.
Kiên Giang được biết đến là địa phương có nhiều điểm du lịch thu hút du khách. Trên địa bàn tỉnh, ngoài những thắng cảnh ở huyện đảo Phú Quốc, Kiên Hải, Hà Tiên, Kiên Lương… hiện nay Kiên Giang còn có loại hình du lịch mới ở vùng miệt thứ thuộc địa bàn xã Đông Hưng B, huyện An Minh, đó là: du lịch sinh thái trải nghiệm các hoạt động câu cá, hái rau rừng, xem gác kèo ong mật, đi trên chiếc vỏ lãi để vượt đập ngăn mặn vào rừng.
An Minh là huyện nằm trong vùng U Minh Thượng, cách xa trung tâm tỉnh Kiên Giang, huyện có 11 đơn vị hành chính, trong đó có 4 xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển.
Bờ biển Tây tỉnh Kiên Giang từ Mũi Nai, thị xã Hà Tiên đến Tiểu Dừa, huyện An Minh dài hơn 200 km. Hiện nay, nhiều đoạn trên tuyến bờ biển này bị sạt lở nặng, với tổng chiều dài khoảng 70 km; trong đó, hơn 30 km sạt lở nghiêm trọng, tập trung ở các huyện Kiên Lương, Hòn Đất, An Biên và An Minh.