Khoai lang mật Đà Lạt với các sản phẩm chế biến của nó như khoai lang sấy dẻo, khoai lang sấy gừng là món đặc sản nổi tiếng, được du khách lựa chọn khi tới thăm phố núi. Và nông dân Đà Lạt - dần thay đổi cách thức sản xuất loại đặc sản này, đi từ nông trại cho tới bàn ăn.
Tà Nung, xã vùng ven Đà Lạt là nơi sản xuất ra hầu hết sản lượng khoai lang mật tươi, nguyên liệu để làm khoai lang dẻo, khoai lang sấy gừng.
Bà Đường Dẩu Hà, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã, người đã gắn bó từ rất lâu với Tà Nung chia sẻ, nghề trồng khoai, sấy khoai do một số hộ dân vốn chuyển từ vùng hồ Tuyền Lâm, Đà Lạt vào Tà Nung sinh sống. Mới đầu, họ làm không nhiều, chủ yếu để ăn và biếu tặng. Dần phát triển cùng thị trường du lịch, khoai mật Tà Nung đã trở thành đặc sản được du khách yêu thích và giờ đây, khoai mật được nông dân coi trọng và chuyển dần sang sản xuất chuyên nghiệp.
Bà Hà kể, xưa bà con trồng khoai và tự sấy, bán cho các quầy hàng đặc sản ngoài chợ Đà Lạt. Còn hiện tại, nông dân Tà Nung đã chuyên môn hóa, người trồng, người chuyên sấy, trữ hàng để cung cấp ra thị trường, điều tiết giá và đảm bảo hàng “chính hãng”.
Gia đình chị Nguyễn Thị Xuân Hương ở thôn 1, Tà Nung vốn làm nghề sấy khoai hàng chục năm, mới đây đã lắp đặt một kho lạnh đạt chuẩn với giá hàng trăm triệu đồng, chuyên chứa khoai nguyên liệu để cung ứng thường xuyên ra thị trường. Chị cho biết: “Xưa nay dân Tà Nung vẫn thường bán khoai dẻo cho cơ sở sản xuất đặc sản, họ tự đóng theo ý họ. Điều này dẫn đến giá cả bị ép, mùa nhiều khoai không bán được, mùa ít lại tranh mua. Và nhất là họ có trộn khoai gì vào khoai mật Tà Nung nông dân cũng không biết, không kiểm soát được”.
Chính từ lý do đó, chị Hương đã lắp đặt kho lạnh để chủ động nguồn nguyên liệu đầu vào. Chị cho biết, ngoài lượng khoai tươi của gia đình tự trồng, chị thu mua cả khoai của bà con xung quanh. Nếu là khoai tươi, gia đình chị sẽ tự ủ, tự sấy theo quy trình. Nếu là khoai đã sấy, chỉ việc bỏ vào kho lạnh bảo quản. Việc bảo quản này giúp cơ sở sản xuất của gia đình chị chủ động nguồn hàng bán ra, mua vào tránh cảnh dội hàng ép giá hay trộn khoai nơi khác, làm mất danh tiếng khoai mật Đà Lạt.
Không chỉ chủ động đầu vào, chị Hương còn đăng ký thương hiệu cho khoai lang của cơ sở, đóng gói hút chân không để đảm bảo chất lượng tốt nhất. Chị bảo, khoai lang Tà Nung đến tận tay người ăn đảm bảo an toàn về chất lượng sản phẩm.
Tương tự nhà chị Thanh Hương, chị Nguyễn Thị Dung, thôn 5, Tà Nung cũng đã lắp đặt kho lạnh bảo quản hàng. Xuất thân nông dân, chị Dung cũng từng gặp cảnh có hàng mà không bán được. “Củ khoai tươi phải ủ cả 20 ngày để ra mật, sau đó luộc, bỏ vỏ, xắt lát rồi sấy, mất nhiều công lắm. Sấy xong sau 1 tuần không bán được là phải bỏ cả mẻ khoai. Vậy nên nhà tôi lắp kho lạnh, mua khoai dẻo để trữ bán từ từ, vừa lợi mình, lợi người. Khi nào cần bán, lấy khoai từ kho lạnh ra sấy sơ cho lên màu, lên dáng là ngon”, chị Dung tâm tình. Kho lạnh được lắp đặt đều là kho tốt, đạt chuẩn bảo quản thực phẩm, đảm bảo khoai sấy Tà Nung khi tới tay người tiêu dùng vẫn còn nguyên màu và sắc hương vị.
Chủ động được vấn đề bảo quản, khoai mật Tà Nung đã trở thành loại cây trồng lợi thế với nông dân. Ông Nguyễn Minh Hùng, Chủ tịch Hội Nông dân xã cho biết, diện tích khoai mật càng ngày càng được mở rộng. Hiện nay, toàn xã có trên 70 ha khoai mật, với sản lượng trung bình 20 tấn/ha/vụ, năm 2 vụ thì Tà Nung sản xuất xấp xỉ 2.500 tấn khoai tươi/năm. Ngoài bán cho công ty xuất khẩu, bà con bán khoai tươi trực tiếp hoặc sấy bán thành phẩm giao cho các cơ sở ngay trong xã. Giá ngay tại vườn của 1 kg loại mật tươi là 14 ngàn đồng, với một sào khoai năng suất trung bình, nông dân thu về 28 triệu đồng.
Hiện toàn xã có 4 cơ sở sấy khoai đã có kho lạnh dự trữ hàng, điều tiết giá cả và đảm bảo đúng nguồn khoai mật sấy dẻo, sấy gừng phục vụ du khách. Ông Hùng thừa nhận, đây là bước đi rất hợp lý, nắm bắt được nhu cầu thị trường đồng thời chủ động bảo vệ quyền lợi cho người nông dân cũng như quyền lợi của người tiêu dùng. Người trồng khoai đã chủ động canh tác và sản xuất, đưa củ khoai mật ngọt ngào từ nông trại tới bàn ăn cho người tiêu dùng.
Bà Đường Dẩu Hà, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã, người đã gắn bó từ rất lâu với Tà Nung chia sẻ, nghề trồng khoai, sấy khoai do một số hộ dân vốn chuyển từ vùng hồ Tuyền Lâm, Đà Lạt vào Tà Nung sinh sống. Mới đầu, họ làm không nhiều, chủ yếu để ăn và biếu tặng. Dần phát triển cùng thị trường du lịch, khoai mật Tà Nung đã trở thành đặc sản được du khách yêu thích và giờ đây, khoai mật được nông dân coi trọng và chuyển dần sang sản xuất chuyên nghiệp.
Bà Hà kể, xưa bà con trồng khoai và tự sấy, bán cho các quầy hàng đặc sản ngoài chợ Đà Lạt. Còn hiện tại, nông dân Tà Nung đã chuyên môn hóa, người trồng, người chuyên sấy, trữ hàng để cung cấp ra thị trường, điều tiết giá và đảm bảo hàng “chính hãng”.
Sấy khoai tại Tà Nung. Ảnh: baolamdong.vn |
Gia đình chị Nguyễn Thị Xuân Hương ở thôn 1, Tà Nung vốn làm nghề sấy khoai hàng chục năm, mới đây đã lắp đặt một kho lạnh đạt chuẩn với giá hàng trăm triệu đồng, chuyên chứa khoai nguyên liệu để cung ứng thường xuyên ra thị trường. Chị cho biết: “Xưa nay dân Tà Nung vẫn thường bán khoai dẻo cho cơ sở sản xuất đặc sản, họ tự đóng theo ý họ. Điều này dẫn đến giá cả bị ép, mùa nhiều khoai không bán được, mùa ít lại tranh mua. Và nhất là họ có trộn khoai gì vào khoai mật Tà Nung nông dân cũng không biết, không kiểm soát được”.
Chính từ lý do đó, chị Hương đã lắp đặt kho lạnh để chủ động nguồn nguyên liệu đầu vào. Chị cho biết, ngoài lượng khoai tươi của gia đình tự trồng, chị thu mua cả khoai của bà con xung quanh. Nếu là khoai tươi, gia đình chị sẽ tự ủ, tự sấy theo quy trình. Nếu là khoai đã sấy, chỉ việc bỏ vào kho lạnh bảo quản. Việc bảo quản này giúp cơ sở sản xuất của gia đình chị chủ động nguồn hàng bán ra, mua vào tránh cảnh dội hàng ép giá hay trộn khoai nơi khác, làm mất danh tiếng khoai mật Đà Lạt.
Không chỉ chủ động đầu vào, chị Hương còn đăng ký thương hiệu cho khoai lang của cơ sở, đóng gói hút chân không để đảm bảo chất lượng tốt nhất. Chị bảo, khoai lang Tà Nung đến tận tay người ăn đảm bảo an toàn về chất lượng sản phẩm.
Tương tự nhà chị Thanh Hương, chị Nguyễn Thị Dung, thôn 5, Tà Nung cũng đã lắp đặt kho lạnh bảo quản hàng. Xuất thân nông dân, chị Dung cũng từng gặp cảnh có hàng mà không bán được. “Củ khoai tươi phải ủ cả 20 ngày để ra mật, sau đó luộc, bỏ vỏ, xắt lát rồi sấy, mất nhiều công lắm. Sấy xong sau 1 tuần không bán được là phải bỏ cả mẻ khoai. Vậy nên nhà tôi lắp kho lạnh, mua khoai dẻo để trữ bán từ từ, vừa lợi mình, lợi người. Khi nào cần bán, lấy khoai từ kho lạnh ra sấy sơ cho lên màu, lên dáng là ngon”, chị Dung tâm tình. Kho lạnh được lắp đặt đều là kho tốt, đạt chuẩn bảo quản thực phẩm, đảm bảo khoai sấy Tà Nung khi tới tay người tiêu dùng vẫn còn nguyên màu và sắc hương vị.
Sản phẩm khoai lang sấy dẻo - đặc sản Đà Lạt |
Chủ động được vấn đề bảo quản, khoai mật Tà Nung đã trở thành loại cây trồng lợi thế với nông dân. Ông Nguyễn Minh Hùng, Chủ tịch Hội Nông dân xã cho biết, diện tích khoai mật càng ngày càng được mở rộng. Hiện nay, toàn xã có trên 70 ha khoai mật, với sản lượng trung bình 20 tấn/ha/vụ, năm 2 vụ thì Tà Nung sản xuất xấp xỉ 2.500 tấn khoai tươi/năm. Ngoài bán cho công ty xuất khẩu, bà con bán khoai tươi trực tiếp hoặc sấy bán thành phẩm giao cho các cơ sở ngay trong xã. Giá ngay tại vườn của 1 kg loại mật tươi là 14 ngàn đồng, với một sào khoai năng suất trung bình, nông dân thu về 28 triệu đồng.
Hiện toàn xã có 4 cơ sở sấy khoai đã có kho lạnh dự trữ hàng, điều tiết giá cả và đảm bảo đúng nguồn khoai mật sấy dẻo, sấy gừng phục vụ du khách. Ông Hùng thừa nhận, đây là bước đi rất hợp lý, nắm bắt được nhu cầu thị trường đồng thời chủ động bảo vệ quyền lợi cho người nông dân cũng như quyền lợi của người tiêu dùng. Người trồng khoai đã chủ động canh tác và sản xuất, đưa củ khoai mật ngọt ngào từ nông trại tới bàn ăn cho người tiêu dùng.
Theo baolamdong.vn