Khám phá về nhiệt độ và xúc giác đoạt giải Nobel Y sinh 2021

Khám phá về nhiệt độ và xúc giác đoạt giải Nobel Y sinh 2021

Chiều 4/10, Hội đồng Nobel đã quyết định trao giải thưởng về Y sinh năm nay cho hai nhà khoa học người Mỹ David Julius và Ardem Patapoutian “vì những khám phá của họ về các thụ thể đối với nhiệt độ và xúc giác”.

Khám phá về nhiệt độ và xúc giác đoạt giải Nobel Y sinh 2021 ảnh 1Thành viên Hội đồng Nobel công bố giải Nobel Y sinh năm 2021 tại buổi lễ ở Stockholm, Thụy Điển, ngày 4/10/2021. Ảnh: AFP/TTXVN

Hội đồng Nobel tại Viện Karolinska ở thủ đô Stockholm của Thụy Điển nêu rõ: "Những khám phá mang tính đột phá... của các chủ nhân giải thưởng Nobel (Y sinh) năm nay đã cho phép chúng ta hiểu về cách thức mà nhiệt độ nóng, lạnh và lực cơ học có thể kích hoạt các xung thần kinh và cho phép chúng ta nhận thức, thích nghi với thế giới xung quanh. Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta coi những cảm giác này là đương nhiên, nhưng các xung động thần kinh được khởi tạo ra sao để có thể nhận biết được nhiệt độ và áp suất? Điều này đã được lý giải nhờ những chủ nhân của giải Nobel năm nay. Những kiến thức này đang được sử dụng để phát triển các phương pháp điều trị cho hàng loạt chứng bệnh, bao gồm cả cơn đau mãn tính".

Ông David Julius (65 tuổi) là Giáo sư tại Đại học California ở thành phố San Francisco (Mỹ), trong khi đó Ardem Patapoutian (53 tuổi) là nhà sinh học phân tử thuộc Viện nghiên cứu Scripps Research ở California.

Trước đó, hai nhà khoa học đã nhận được giải thưởng về Sinh học và Y khoa của Quỹ BBVA (Foundation Frontiers of Knowledge Award in Biology and Biomedicine), với công trình nghiên cứu này.

Khám phá về nhiệt độ và xúc giác đoạt giải Nobel Y sinh 2021 ảnh 2Hai nhà khoa học David Julius và Ardem Patapoutian (trên màn hình) tại lễ công bố giải Nobel Y sinh năm 2021 ở Stockholm, Thụy Điển, ngày 4/10/2021. Ảnh: AFP/TTXVN

Nhiệt độ và cảm giác đau là một phần của xúc giác - phần ít được tìm hiểu trong 5 giác quan chính của con người. Hai nhà khoa học Julius và Patapoutian đã đặt nền móng cho thiết bị cảm biến nhiệt học cũng như cảm biến cơ học. Nghiên cứu này được đánh giá là "đưa ra các tiềm năng y học thú vị", bởi nó làm sáng tỏ cách giảm đau mãn tính và cấp tính liên quan đến các bệnh, chấn thương và phương pháp điều trị chúng.

Trên thực tế, một số phòng thí nghiệm về dược phẩm đang nghiên cứu để xác định các phân tử này, mục tiêu là điều trị các chứng bệnh đau mãn tính khác nhau, ví dụ tình trạng viêm khớp.

Để tiến hành nghiên cứu, David Julius đã sử dụng capsaicin, một hợp chất cay từ ớt, gây cảm giác nóng để xác định cách đầu dây thần kinh của da phản ứng với nhiệt. Cộng sự của ông là Ardem Patapoutian dùng tế bào nhạy cảm với áp suất để khám phá ra một phản ứng khác với kích thích cơ học trên da và cơ quan nội tạng.

Ngoài huy chương vàng và bằng chứng nhận giải thưởng Nobel 2012, hai nhà khoa học sẽ cùng nhau chia sẻ khoản tiền thưởng trị giá 10 triệu kronor Thụy Điển (tương đương 1,1 triệu USD).

Trong năm 2020, giải thưởng này được trao cho 3 nhà khoa học Harvey J. Alter, Charles M.Rice (cùng là người Mỹ) và Michael Houghton (người Anh) với công trình nghiên cứu về virus viêm gan C.

Nếu như năm ngoái, giải thưởng Nobel được trao trong bối cảnh đại dịch COVID-19 hoành hành, thì năm nay cuộc khủng hoảng y tế này phủ bóng lên toàn bộ quá trình lựa chọn người đoạt giải, do thời gian đề cử kết thúc vào tháng 1/2021.

Sau giải Nobel Y sinh, chủ nhân của các giải Nobel Vật lý sẽ được công bố vào ngày 5/10, Hóa học - ngày 6/10, Văn học - ngày 7/10, Hòa bình - ngày 8/10 và Kinh tế - ngày 11/10.

Thanh Phương

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Voi robot cho lễ hội Hindu - giải pháp bảo tồn voi ở Ấn Độ

Voi robot cho lễ hội Hindu - giải pháp bảo tồn voi ở Ấn Độ

Cũng có thể vỗ tai và phun nước bằng vòi, nhưng đây lại là một chú voi robot có kích thước giống voi thật. Việc chế tạo ra voi robot này nhằm thay thế những con voi đang có nguy cơ tuyệt chủng đang đảm nhiệm những công việc khác nhau trong những hoạt động nghi lễ do các ngôi đền thờ của người theo đạo Hindu ở Ấn Độ tổ chức.

Lào tổ chức Lễ hội Voi Sayaboury năm 2025

Lào tổ chức Lễ hội Voi Sayaboury năm 2025

Từ ngày 22-24/2/2025, tại tỉnh Sayaboury (Lào) diễn ra Lễ hội Voi Sayaboury năm 2025. Lễ hôi được tổ chức hằng năm nhằm tôn vinh vai trò của voi trong lịch sử, văn hóa và đời sống người dân đã thu hút hàng nghìn khách du lịch trong nước và quốc tế tham gia.

Hokuriku – Khám phá thủ công truyền thống cổ xưa của Nhật Bản

Hokuriku – Khám phá thủ công truyền thống cổ xưa của Nhật Bản

Với những ngọn núi cao chót vót của dãy Alps Nhật Bản, quang cảnh bờ biển phía Tây Nhật Bản cùng các thành phố và thị trấn phát triển mạnh mẽ với nền văn hóa truyền thống tinh tế, Hokuriku được coi là vùng đất hội tụ những tinh hoa của thiên nhiên và con người Nhật Bản.

Giải pháp mới giúp giảm trọng lượng và khí thải carbon cho máy bay

Giải pháp mới giúp giảm trọng lượng và khí thải carbon cho máy bay

Việc giảm thiểu lượng khí thải carbon luôn là ưu tiên hàng đầu của ngành hàng không. Trong số các giải pháp được đầu tư mạnh mẽ hiện nay có nhiên liệu hàng không bền vững (Sustainable Aviation Fuel – SAF). SAF được sản xuất từ sinh khối, khí tự nhiên, dầu hydro hóa, than đá và mỡ động vật. Theo thỏa thuận chung giữa Ủy ban châu Âu, Nghị viện châu Âu và Hội đồng Liên minh châu Âu, SAF phải chiếm ít nhất 2% tổng lượng nhiên liệu sử dụng trong vận tải hàng không vào năm 2025 và sẽ tăng lên 6% vào năm 2030.

Làn sóng cúm quét qua châu Âu, hàng chục nghìn ca mắc

Làn sóng cúm quét qua châu Âu, hàng chục nghìn ca mắc

Theo mạng tin Euro News, châu Âu đang phải đối mặt với dịch cúm mùa đông, khi trong dịp lễ cuối năm, nhiều cuộc di chuyển và tụ họp đã trở thành chất xúc tác của dịch cúm. Từ Tây Ban Nha đến Pháp, từ Trung Âu đến Đông Âu, hàng chục nghìn ca mắc đã được ghi nhận.

Thế giới mừng đón Năm mới 2025

Thế giới mừng đón Năm mới 2025

Các quốc gia trên thế giới tưng bừng đón Năm mới 2025 với ước vọng về một nền hoà bình bền vững, hạnh phúc và thịnh vượng đến với muôn nhà.

Đột phá mới trong phát triển công nghệ sạc không dây

Đột phá mới trong phát triển công nghệ sạc không dây

Nhóm nghiên cứu của Trường Kỹ thuật Điện tử thuộc Đại học Tây An (Trung Quốc) đã đạt được bước đột phá trong phát triển công nghệ truyền và định vị năng lượng không dây. Nghiên cứu này đã được đăng trên tạp chí Nature Communications.

Phát hiện hóa thạch loài mèo nhỏ nhất thế giới

Phát hiện hóa thạch loài mèo nhỏ nhất thế giới

Một nhóm nhà khảo cổ học đã khai quật được hóa thạch mèo nhỏ nhất từng được biết đến tại một địa điểm ở miền Đông Trung Quốc. Thông tin về phát hiện này được công bố trên tạp chí trực tuyến Annales Zoologici Fennici.

Phát hiện khả năng vượt trội của đàn kiến

Phát hiện khả năng vượt trội của đàn kiến

Một nghiên cứu mới của Viện Khoa học Weizmann (WIS) Israel cho thấy trong một số trường hợp, đàn kiến có khả năng vượt trội hơn con người khi thực hiện các nhiệm vụ theo nhóm, chẳng hạn như điều hướng thử thách mê cung.

Thế giới rộn ràng đón Giáng sinh 2024

Thế giới rộn ràng đón Giáng sinh 2024

Không khí đón Giáng sinh 2024 đã tràn ngập tại nhiều quốc gia trên thế giới. Đường phố, khu vui chơi, các trung tâm văn hóa và trung tâm thương mại được trang hoàng lung linh đủ màu sắc.

Trung Quốc phát triển cánh tay robot lấy cảm hứng từ vòi voi

Trung Quốc phát triển cánh tay robot lấy cảm hứng từ vòi voi

Lấy cảm hứng từ chuyển động nhanh nhẹn và khéo léo của vòi voi và xúc tu bạch tuộc, các nhà khoa học Trung Quốc đã phát triển một cánh tay robot có thể đáp ứng những nhiệm vụ đa dạng cần sự linh hoạt và mềm mại với chi phí sản xuất thấp.

Sửng sốt hiện tượng sóc đất săn chuột đồng ở Mỹ

Sửng sốt hiện tượng sóc đất săn chuột đồng ở Mỹ

Một hiện tượng lạ đã được ghi nhận tại Công viên Khu vực Briones, California - những con sóc mặt đất vốn chủ yếu ăn hạt nay đã trở thành những "thợ săn" thực thụ, săn đuổi và ăn thịt chuột đồng một cách táo bạo.

Phát hiện nấm Truffle khổng lồ ở Vân Nam, Trung Quốc

Phát hiện nấm Truffle khổng lồ ở Vân Nam, Trung Quốc

Một quả nấm truffle đen khổng lồ nặng 1,71 kg vừa được phát hiện tại tỉnh Vân Nam, Tây Nam Trung Quốc. Đây là quả nấm đen nặng nhất được tìm thấy tại tỉnh được mệnh danh là "vương quốc nấm hoang dã" này.

Nghiên cứu mới hé lộ kỹ thuật lên men rượu gạo từ 10.000 năm trước

Nghiên cứu mới hé lộ kỹ thuật lên men rượu gạo từ 10.000 năm trước

Một nghiên cứu mới đây, đăng trên tạp chí của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ, cho biết đã tìm thấy bằng chứng về một loại men gạo có niên đại khoảng 10.000 năm trước tại một địa điểm văn hóa ở Trung Quốc, qua đó cho thấy nguồn gốc thuần hóa cây lúa và cách thức người xưa ở châu Á đã tạo ra men rượu gạo như thế nào.

Tim người có "bộ não" riêng

Tim người có "bộ não" riêng

Theo nghiên cứu mới từ Viện Karolinska (Thụy Điển) và Đại học Columbia (Hoa Kỳ), tim người có một "bộ não thu nhỏ" - một hệ thần kinh riêng điều khiển nhịp đập. Phát hiện này mở ra triển vọng điều trị mới cho các bệnh về tim.