Các nhà khoa học của Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật và Viện Nghiên cứu hệ gen thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam vừa phát hiện hai loài thằn lằn mới, với mẫu chuẩn thu được ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Sốp Cộp, tỉnh Sơn La và các tỉnh Khánh Hòa và Phú Yên, khu vực Nam Trung Bộ của Việt Nam.
Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đã xác định nhà khoa học ở vị trí trung tâm, then chốt, đi cùng với đó là những cơ chế, chính sách đãi ngộ xứng đáng. Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số không thể phát triển đột phá nếu thiếu đội ngũ nhà khoa học.
Một nhóm các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Tự do Brussels (VUB), Bệnh viện Đại học Brussels (UZ Brussel) và Đại học Ghent (UGent) đã thành công trong việc tạo ra một loại vaccine mRNA có khả năng kích thích hệ miễn dịch chống lại virus HIV.
Chiều 14/10 (theo giờ Hà Nội), 3 nhà khoa học người Mỹ đã được công bố là chủ nhân Giải Nobel Kinh tế 2024 là Daron Acemoglu, Simon Johnson và James Robinson nhờ giúp thế giới hiểu thêm nguyên nhân chênh lệch giàu nghèo giữa các quốc gia.
Các nhà khoa học Trung Quốc đã phát triển thuốc trừ sâu sinh học đầu tiên trên thế giới nhằm vào các quá trình sinh học của chitin. Đây là bước tiến đáng kể trong quá trình phát triển xanh của ngành thuốc trừ sâu.
Tại Kỳ họp thứ 7 (từ ngày 6 - 7/12), HĐND tỉnh Đắk Lắk khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã thông qua Nghị quyết quy định chính sách ưu đãi; tiêu chí xác định đối tượng chuyên gia, nhà khoa học và người có tài năng đặc biệt trong các lĩnh vực cần thu hút làm việc tại các cơ quan chuyên môn và đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc thành phố Buôn Ma Thuột.
Một nhóm nhà khoa học tại trường Đại học New South Wales và Đại học Công nghệ Sydney của Australia mới đây đã phát hiện ra cách các tế bào ung thư "vô iệu hóa" liệu pháp điều trị ung thư thông thường.
Chiều 4/10 (giờ Việt Nam), tại thủ đô Stockholm, Hội đồng Nobel của Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển đã trao Giải Nobel Hóa học năm 2023 cho các nhà khoa học Moungi Bawendi từ Viện Công nghệ Massachusetts, Louis Brus từ Đại học Columbia và Alexei Ekimov, người làm việc tại công ty Nanocrystals Technology ở Mỹ, tôn vinh công trình khám phá và tổng hợp các chấm lượng tử.
Chiều 3/10, Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển đã công bố giải Nobel Vật lý 2023 thuộc về 3 nhà khoa học Pierre Agostini (người Pháp), Ferenc Krausz (người Áo gốc Hungary) và Anne L' Huillier (người Thụy Điển gốc Pháp) do "các phương pháp thực nghiệm tạo ra xung ánh sáng atto giây phục vụ nghiên cứu động lực học điện tử trong vật chất".
Chiều 2/10, tại thủ đô Stockholm (Thụy Điển), Hội đồng Nobel tại Viện Karolinska đã công bố giải Nobel 2023 Y Sinh thuộc về nhà khoa học người Hungary Katalin Kariko và nhà khoa học người Mỹ Drew Weissman với phát hiện về việc biến đổi cơ sở nucleoside để phát triển vaccine công nghệ mRNA hiệu quả trong phòng ngừa COVID-19.
Một nghiên cứu do các nhà khoa học tại Viện Nghiên cứu Y khoa Hudson của Australia thực hiện, được công bố trên tạp chí Neuroinflammation (tạp chí y khoa về viêm thần kinh) mới đây, đã lần đầu tiên phát hiện quá trình tác động của tình trạng viêm nhiễm lên chức năng và sự trưởng thành của tế bào não ở thai nhi.
Theo một kết quả nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Nature Communications, các nhà khoa học thuộc trường đại học Hebrew ở Israel đã thành công trong việc biến các mẫu da người thành tế bào nhau thai chức năng.
Các nhà nghiên cứu vừa khám phá bằng chứng cho thấy một loài "quái vật" biển cổ dài không còn tồn tại đến ngày nay là do bị một loài sinh vật ăn thịt khác tấn công dữ dội và ngoạm mất đầu.
Các nhà khoa học Trung Quốc vừa phát hiện ra rằng hiệu ứng nhà kính khiến Trái Đất nóng lên và sự biến thiên nội sinh đã làm tăng tần suất xảy ra hiện tượng El Nino cực đoan và El Nino Trung Thái Bình Dương kể từ năm 1980.
Các nhà nghiên cứu mới phát hiện hơn 100 hình vẽ trong và xung quanh đồng bằng Nazca cổ đại ở của Peru và các khu vực lân cận. Khám phá này có thể hé lộ những thông tin mới về các tác phẩm nghệ thuật bí ẩn thời tiền Colombo thu hút sự khám phá của các nhà khoa học và du khách trong suốt nhiều thập kỷ.
Các nhà khoa học tham gia chương trình cứu rạn san hô Great Barrier của Australia đã thử nghiệm thành công phương pháp mới, theo đó đóng băng và lưu trữ ấu trùng san hô, nhằm giúp khôi phục những rạn san hô bị biến đổi khí hậu đe dọa.
Ngày 7/12, thông tin từ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam cho biết, Lễ tôn vinh “Nhà Khoa học của Nhà nông” lần thứ tư, năm 2022, sẽ được Truyền hình trực tiếp trên kênh VTV2, Đài Truyền hình Việt Nam, sáng 10/12/2022 tại Hà Nội.
Theo kết quả được Hội đồng Nobel tại Viện Karolinska ở thủ đô Stockholm (Thụy Điển) công bố chiều 4/10, Giải Nobel Vật lý 2022 đã thuộc về 3 nhà khoa học Alain Aspect (Pháp), John F. Clauser (Mỹ) và Anton Zeilinger (Áo) với các nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực lượng tử.
Các nhà khoa học Australia mới đây phát hiện ra một loại kim cương có nguồn gốc từ một hành tinh lùn trong hệ Mặt Trời có thể đóng vai trò then chốt trong việc chế tạo máy móc mạnh hơn trong tương lai.
Các nhà khoa học Australia tin rằng họ đã phát hiện những bằng chứng cho thấy các lục địa trên Trái đất được hình thành từ sự va chạm của các thiên thạch khổng lồ cách đây hơn 3 tỷ năm. Phát hiện này được công bố trên tạp chí Nature và dựa trên việc khảo sát các tinh thể đá zircon siêu nhỏ trong các khối đá ở khu vực được biết đến là Pilbara Craton ở phía Tây Bắc của bang Western Australia.
Các nhà khoa học Trung Quốc đã phát triển một loại hydrogel có thể mang lại hiệu quả kép trong cuộc chiến chống ung thư. Loại hydrogel này giúp đốt cháy các khối u một cách chính xác hơn và tăng cường miễn dịch của cơ thể chống các khối u.
Viện Khoa học Weizmann (WIS) tại Israel cho biết các nhà khoa học của nước này đã tạo ra một mô hình nhân tạo của phôi chuột mà không sử dụng trứng, tinh trùng hoặc tử cung.
Sau khi năm 2021 không có nhà khoa học nào được nhận Giải thưởng Tạ Quang Bửu, năm nay, Bộ Khoa học và Công nghệ đã công bố 5 đề cử Giải thưởng Tạ Quang Bửu được các Hội đồng khoa học nghiên cứu cơ bản trong Khoa học tự nhiên và kỹ thuật của Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ quốc gia (NAFOSTED) lựa chọn từ 48 hồ sơ đăng ký tham gia.
Một nhóm nghiên cứu quốc tế do các nhà khoa học Australia dẫn đầu đã phát triển một phương thức cải tiến cấy ghép xương để giảm nguy cơ biến chứng do nhiễm trùng.
Tạp chí PLoS Biology (Hoa Kỳ) vừa công bố kết quả xếp hạng 100.000 nhà khoa học có ảnh hưởng nhất thế giới năm 2021. Theo bảng xếp hạng này, Việt Nam có 5 nhà khoa học lọt vào nhóm 10.000 nhà khoa học hàng đầu thế giới và 28 nhà khoa học khác được xếp trong nhóm 100.000 nhà khoa học có ảnh hưởng nhất thế giới.