Phát biểu tại lễ khai mạc, ông M Ganhdi, Giám đốc điều hành Tập đoàn UBM Asia cho biết, Vietstock là chuỗi liên kết sự kiện thương mại nhằm mang đến cơ hội kinh doanh và chia sẻ kiến thức của toàn ngành chăn nuôi và chuỗi giá trị từ chăn nuôi, sản xuất, chế biến và đóng gói tới bàn ăn.
Theo ông M Ganhdi, Việt Nam hiện nay là quốc gia đứng đầu trong khu vực ASEAN và đứng thứ 10 trên toàn thế giới trong lĩnh vực sản xuất thức ăn chăn nuôi. Tiềm năng phát triển của ngành chăn nuôi của Việt Nam cũng vô cùng lớn nhờ khả năng phát triển thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
Với thị trường nội địa, Việt Nam có dân số đông, mức thu nhập tăng dẫn đến nhu cầu tiêu dùng thực phẩm gia tăng. Về xuất khẩu, Việt Nam có lợi thế khi tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do nhờ đó cơ hội xuất khẩu các sản phẩm của ngành chăn nuôi rộng mở.
Ông Nguyễn Xuân Dương, quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, thời gian qua, mặc dù ngành chăn nuôi Việt Nam phải đối mặt với nhiều kkó khăn nhưng vẫn từng bước khẳng định được chất lượng, tính an toàn thực phẩm để chinh phục thị trường thế giới.
Cụ thể, năm 2017, lần đầu tiên thịt gà Việt Nam chính thức được xuất khẩu sang Nhật Bản còn năm 2018, thịt heo đông lạnh của Việt Nam đã xuất khẩu chính ngạch sang Myanmar…Cùng với chăn nuôi, thủy sản Việt Nam tiếp tục phát triển mạnh, hình thành các ngành hàng có sức cạnh tranh cao trên thế giới như chăn nuôi và chế biến cá tra, tôm…Dự kiến năm 2018 kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam sẽ vượt mốc 9 tỷ USD.
Tuy nhiên, để đảm bảo lợi thế cạnh tranh và phát triển bền vững trong xu hướng hội nhập kinh tế thế giới, Việt Nam cần tiếp tục đầu tư và phát triển công nghệ, kỹ thuật cũng như áp dụng các quy trình quản lý tiên tiến trong chăn nuôi, chế biến nhằm năng cao năng suất, chất lượng và an toàn thực phẩm cho sản phẩm. Đồng thời phải tìm kiếm các cơ hội khai thác thị trường tiềm năng, đẩy mạnh xuất khẩu mang lại lợi ích cho cả người chăn nuôi và các doanh nghiệp.
Theo ông Nguyễn Xuân Dương, Vietstock 2018 với chủ đề “Nâng cao năng lực chế biến và kết nối thị trường tiềm năng cho các sản phẩm chăn nuôi, thủy sản của Việt Nam” không chỉ là sự kiện trưng bày, giới thiệu sản phẩm và trang thiết bị, công nghệ tiên tiến từ các doanh nghiệp hàng đầu trong và ngoài nước mà còn là diễn đàn quy tụ và kết nối nhiều chuyên gia, doanh nghiệp và người chăn nuôi cùng chia sẻ, thảo luận các giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, tìm kiếm cơ hội xuất khẩu cho các sản phẩm chăn nuôi và thủy sản của Việt Nam.
Tại lễ khai mạc, Cục Chăn nuôi cũng trao giải thưởng Vietstock cho 18 doanh nghiệp trong ngành chăn nuôi, thủy sản và chế biến thịt nhằm công nhận những đóng góp tích cực của các cá nhân, tổ chức trong việc thực hành quản lý tốt, góp phần phát triển bền vững ngành chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam.
Vietstock 2018 có quy mô 368 gian hàng trưng bày đến từ 46 quốc gia, vùng lãnh thổ khác nhau như Thái Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Việt Nam…sẽ trưng bày các giải pháp toàn diện, sản phẩm, công nghệ mới nhất phục vụ cho ngành chăn nuôi và chế biến thịt.
Bên cạnh đó, nhiều hội thảo chuyên ngành và chương trình kết nối doanh nghiệp cũng được tổ chức nhằm tăng cường hợp tác chuyển giao công nghệ, đầu tư, thương mại cho các doanh nghiệp trong ngành chăn nuôi Việt Nam và khu vực.
Triển lãm sẽ diễn ra đến hết ngày 19/10./.
Các đại biểu cắt băng khai mạc Vietstock 2018. Ảnh: Xuân Anh - TTXVN |
Theo ông M Ganhdi, Việt Nam hiện nay là quốc gia đứng đầu trong khu vực ASEAN và đứng thứ 10 trên toàn thế giới trong lĩnh vực sản xuất thức ăn chăn nuôi. Tiềm năng phát triển của ngành chăn nuôi của Việt Nam cũng vô cùng lớn nhờ khả năng phát triển thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
Với thị trường nội địa, Việt Nam có dân số đông, mức thu nhập tăng dẫn đến nhu cầu tiêu dùng thực phẩm gia tăng. Về xuất khẩu, Việt Nam có lợi thế khi tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do nhờ đó cơ hội xuất khẩu các sản phẩm của ngành chăn nuôi rộng mở.
Ông Nguyễn Xuân Dương, quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, thời gian qua, mặc dù ngành chăn nuôi Việt Nam phải đối mặt với nhiều kkó khăn nhưng vẫn từng bước khẳng định được chất lượng, tính an toàn thực phẩm để chinh phục thị trường thế giới.
Cụ thể, năm 2017, lần đầu tiên thịt gà Việt Nam chính thức được xuất khẩu sang Nhật Bản còn năm 2018, thịt heo đông lạnh của Việt Nam đã xuất khẩu chính ngạch sang Myanmar…Cùng với chăn nuôi, thủy sản Việt Nam tiếp tục phát triển mạnh, hình thành các ngành hàng có sức cạnh tranh cao trên thế giới như chăn nuôi và chế biến cá tra, tôm…Dự kiến năm 2018 kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam sẽ vượt mốc 9 tỷ USD.
Ông M Ganhdi, Giám đốc điều hành Tập đoàn UBM Asia và ông Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trao giải thưởng Vietstock cho các doanh nghiệp. Ảnh: Xuân Anh - TTXVN |
Tuy nhiên, để đảm bảo lợi thế cạnh tranh và phát triển bền vững trong xu hướng hội nhập kinh tế thế giới, Việt Nam cần tiếp tục đầu tư và phát triển công nghệ, kỹ thuật cũng như áp dụng các quy trình quản lý tiên tiến trong chăn nuôi, chế biến nhằm năng cao năng suất, chất lượng và an toàn thực phẩm cho sản phẩm. Đồng thời phải tìm kiếm các cơ hội khai thác thị trường tiềm năng, đẩy mạnh xuất khẩu mang lại lợi ích cho cả người chăn nuôi và các doanh nghiệp.
Theo ông Nguyễn Xuân Dương, Vietstock 2018 với chủ đề “Nâng cao năng lực chế biến và kết nối thị trường tiềm năng cho các sản phẩm chăn nuôi, thủy sản của Việt Nam” không chỉ là sự kiện trưng bày, giới thiệu sản phẩm và trang thiết bị, công nghệ tiên tiến từ các doanh nghiệp hàng đầu trong và ngoài nước mà còn là diễn đàn quy tụ và kết nối nhiều chuyên gia, doanh nghiệp và người chăn nuôi cùng chia sẻ, thảo luận các giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, tìm kiếm cơ hội xuất khẩu cho các sản phẩm chăn nuôi và thủy sản của Việt Nam.
Tại lễ khai mạc, Cục Chăn nuôi cũng trao giải thưởng Vietstock cho 18 doanh nghiệp trong ngành chăn nuôi, thủy sản và chế biến thịt nhằm công nhận những đóng góp tích cực của các cá nhân, tổ chức trong việc thực hành quản lý tốt, góp phần phát triển bền vững ngành chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam.
Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các đại biểu tham quan gian hàng của doanh nghiệp tại Vietstock 2018. Ảnh: Xuân Anh - TTXVN |
Vietstock 2018 có quy mô 368 gian hàng trưng bày đến từ 46 quốc gia, vùng lãnh thổ khác nhau như Thái Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Việt Nam…sẽ trưng bày các giải pháp toàn diện, sản phẩm, công nghệ mới nhất phục vụ cho ngành chăn nuôi và chế biến thịt.
Bên cạnh đó, nhiều hội thảo chuyên ngành và chương trình kết nối doanh nghiệp cũng được tổ chức nhằm tăng cường hợp tác chuyển giao công nghệ, đầu tư, thương mại cho các doanh nghiệp trong ngành chăn nuôi Việt Nam và khu vực.
Triển lãm sẽ diễn ra đến hết ngày 19/10./.
Xuân Anh
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN