Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng như các nhà quản lý vẫn chưa tìm ra hướng giải quyết hợp lý một công trình quy mô, đã đưa vào sử dụng từ hơn hai năm qua.
Theo báo cáo của trụ trì chùa, Thượng tọa Thích Minh Hiền, nhà chùa đã làm tờ trình lên Ủy ban Nhân dân huyện Mỹ Đức và được Ủy ban Nhân dân huyện đồng ý cho xây dựng công trình phục vụ di tích, gồm nhà ăn, nhà khách, nhà vệ sinh. Sư trụ trì cũng cho rằng, đây là những công trình phụ trợ, không phải là hạng mục đã xếp hạng nên không thể gọi là di tích và cũng không thể nói là xâm phạm di tích; đồng thời mong muốn các nhà khoa học, Sở Văn hóa và Thể thao xem xét cho phép công trình tồn tại.
Ông Nguyễn Chí Thanh, Trưởng ban quản lý Khu di tích-danh thắng Hương Sơn; ông Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Mỹ Đức, cũng thừa nhận nhà chùa đã có tờ trình xin ý kiến huyện về việc xây dựng công trình. Hai vị này cho rằng, vì mục đích sử dụng cấp thiết, nhà chùa vừa xây dựng, vừa hoàn thiện thủ tục.
Lãnh đạo Ủy ban Nhân dân huyện Mỹ Đức cũng khẳng định, vị trí xây dựng công trình Hương nghiêm pháp đường không động chạm với di tích gốc, đồng thời đề nghị các cơ quan chức năng xem xét tiếp tục sử dụng công trình và cho phép hoàn thiện hồ sơ để trình các cấp có thẩm quyền.
Tuy vậy, các nhà khoa học hoàn toàn phản đối sự tồn tại của công trình Hương nghiêm pháp đường trong Khu di tích-danh thắng Hương Sơn bởi công trình xây dựng cao, không phù hợp với cảnh quan chung của Khu di tích. Mặc dù các nhà khoa học cho rằng, việc xây dựng các công trình công năng phục vụ cho nhà chùa, nếu cần thiết vẫn có thể xây dựng nhưng phải phù hợp, hài hòa giữa cái cũ và cái mới. Khi Khu di tích-danh thắng Hương Sơn được xếp hạng cấp quốc gia thì việc xây dựng phải được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho phép.
Giáo sư Trần Lâm Biền thẳng thắn: “Nếu cứ xây dựng tự do như thế, người dân xây cả dãy nhà trong di tích thì ai ngăn được họ. Chúng ta coi trọng đạo Phật nhưng không vì thế mà chúng ta tán thành những hành động trái với đạo, với luật. Cái mà chúng ta quan tâm nhất ở đây chính là bản sắc văn hóa dân tộc. Bảo vệ di tích không chỉ là bảo vệ cái xác nhà, mà là bảo vệ cái hồn, bảo vệ những giá trị tinh thần của nó."
Các nhà khoa học cũng chỉ ra, tên gọi công trình Hương nghiêm pháp đường có nghĩa là một công trình tôn giáo tôn nghiêm, nhưng tên gọi này lại mâu thuẫn với công năng sử dụng.
Ngay tại cuộc họp, các nhà khoa học chưa đưa ra hướng giải quyết vi phạm này mà cho rằng, cần phải nghiên cứu kỹ hơn. Phó giáo sư Đặng Văn Bài, Phó Chủ tịch Hội Di sản văn hóa Việt Nam, nêu ý kiến: “Để xử lý thế nào, phải tiếp tục nghiên cứu sâu hơn mới đề xuất hợp lý. Hiện tại mà đưa ra ý kiến sẽ rất chủ quan."
Giáo sư Trần Lâm Biên cũng cho rằng: “Ở đây đúng hay sai, giải quyết thế nào phải chờ những tư liệu đầy đủ hơn."
Giáo sư Phạm Mai Hùng, Ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia, Phó Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử, Phó Chủ tịch Hội Di sản văn hóa Việt Nam, đồng ý kiến cho rằng: “Chưa thể giải quyết trong một buổi họp, việc này đúng hay sai, hướng khắc phục thế nào phải tiếp tục nghiên cứu."
Các nhà khoa học cho rằng, ứng xử với ngôi chùa phải ứng xử xứng tầm với nó là một Nam Thiên đệ nhất động và mong rằng thầy trụ trì hiện nay ứng xử với di tích đầy đủ hơn. Thứ nữa, phải hướng đến xây dựng di tích Hương Sơn là di tích quốc gia đặc biệt. Trước mắt, các cơ quan quản lý cần nhanh chóng xem xét để hoàn thiện quy hoạch tổng thể, trên cơ sở đó mới có thể xác định các dự án thành phần.
Sau khi Cục Di sản văn hóa và các sở, ngành thành phố đưa ra ý kiến, ông Trương Minh Tiến, Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, đề nghị huyện Mỹ Đức gửi bộ hồ sơ xin phép xây dựng của nhà chùa về Ban quản lý di tích danh thắng Hà Nội trước ngày 25/12 để tiếp tục xem xét.
Theo đề nghị của huyện, các cơ quan chức năng cho phép nhà chùa hoàn thiện thủ tục, hồ sơ. Về vấn đề này, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội sẽ phối hợp với các ngành, các nhà khoa học tiếp tục xem xét, đưa ra giải pháp.
Theo báo cáo của trụ trì chùa, Thượng tọa Thích Minh Hiền, nhà chùa đã làm tờ trình lên Ủy ban Nhân dân huyện Mỹ Đức và được Ủy ban Nhân dân huyện đồng ý cho xây dựng công trình phục vụ di tích, gồm nhà ăn, nhà khách, nhà vệ sinh. Sư trụ trì cũng cho rằng, đây là những công trình phụ trợ, không phải là hạng mục đã xếp hạng nên không thể gọi là di tích và cũng không thể nói là xâm phạm di tích; đồng thời mong muốn các nhà khoa học, Sở Văn hóa và Thể thao xem xét cho phép công trình tồn tại.
Ông Nguyễn Chí Thanh, Trưởng ban quản lý Khu di tích-danh thắng Hương Sơn; ông Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Mỹ Đức, cũng thừa nhận nhà chùa đã có tờ trình xin ý kiến huyện về việc xây dựng công trình. Hai vị này cho rằng, vì mục đích sử dụng cấp thiết, nhà chùa vừa xây dựng, vừa hoàn thiện thủ tục.
Lãnh đạo Ủy ban Nhân dân huyện Mỹ Đức cũng khẳng định, vị trí xây dựng công trình Hương nghiêm pháp đường không động chạm với di tích gốc, đồng thời đề nghị các cơ quan chức năng xem xét tiếp tục sử dụng công trình và cho phép hoàn thiện hồ sơ để trình các cấp có thẩm quyền.
Tuy vậy, các nhà khoa học hoàn toàn phản đối sự tồn tại của công trình Hương nghiêm pháp đường trong Khu di tích-danh thắng Hương Sơn bởi công trình xây dựng cao, không phù hợp với cảnh quan chung của Khu di tích. Mặc dù các nhà khoa học cho rằng, việc xây dựng các công trình công năng phục vụ cho nhà chùa, nếu cần thiết vẫn có thể xây dựng nhưng phải phù hợp, hài hòa giữa cái cũ và cái mới. Khi Khu di tích-danh thắng Hương Sơn được xếp hạng cấp quốc gia thì việc xây dựng phải được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho phép.
Giáo sư Trần Lâm Biền thẳng thắn: “Nếu cứ xây dựng tự do như thế, người dân xây cả dãy nhà trong di tích thì ai ngăn được họ. Chúng ta coi trọng đạo Phật nhưng không vì thế mà chúng ta tán thành những hành động trái với đạo, với luật. Cái mà chúng ta quan tâm nhất ở đây chính là bản sắc văn hóa dân tộc. Bảo vệ di tích không chỉ là bảo vệ cái xác nhà, mà là bảo vệ cái hồn, bảo vệ những giá trị tinh thần của nó."
Các nhà khoa học cũng chỉ ra, tên gọi công trình Hương nghiêm pháp đường có nghĩa là một công trình tôn giáo tôn nghiêm, nhưng tên gọi này lại mâu thuẫn với công năng sử dụng.
Ngay tại cuộc họp, các nhà khoa học chưa đưa ra hướng giải quyết vi phạm này mà cho rằng, cần phải nghiên cứu kỹ hơn. Phó giáo sư Đặng Văn Bài, Phó Chủ tịch Hội Di sản văn hóa Việt Nam, nêu ý kiến: “Để xử lý thế nào, phải tiếp tục nghiên cứu sâu hơn mới đề xuất hợp lý. Hiện tại mà đưa ra ý kiến sẽ rất chủ quan."
Giáo sư Trần Lâm Biên cũng cho rằng: “Ở đây đúng hay sai, giải quyết thế nào phải chờ những tư liệu đầy đủ hơn."
Giáo sư Phạm Mai Hùng, Ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia, Phó Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử, Phó Chủ tịch Hội Di sản văn hóa Việt Nam, đồng ý kiến cho rằng: “Chưa thể giải quyết trong một buổi họp, việc này đúng hay sai, hướng khắc phục thế nào phải tiếp tục nghiên cứu."
Các nhà khoa học cho rằng, ứng xử với ngôi chùa phải ứng xử xứng tầm với nó là một Nam Thiên đệ nhất động và mong rằng thầy trụ trì hiện nay ứng xử với di tích đầy đủ hơn. Thứ nữa, phải hướng đến xây dựng di tích Hương Sơn là di tích quốc gia đặc biệt. Trước mắt, các cơ quan quản lý cần nhanh chóng xem xét để hoàn thiện quy hoạch tổng thể, trên cơ sở đó mới có thể xác định các dự án thành phần.
Sau khi Cục Di sản văn hóa và các sở, ngành thành phố đưa ra ý kiến, ông Trương Minh Tiến, Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, đề nghị huyện Mỹ Đức gửi bộ hồ sơ xin phép xây dựng của nhà chùa về Ban quản lý di tích danh thắng Hà Nội trước ngày 25/12 để tiếp tục xem xét.
Theo đề nghị của huyện, các cơ quan chức năng cho phép nhà chùa hoàn thiện thủ tục, hồ sơ. Về vấn đề này, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội sẽ phối hợp với các ngành, các nhà khoa học tiếp tục xem xét, đưa ra giải pháp.