Sáng tạo từ thực tế chống dịch
Đông Anh - huyện ngoại thành nhưng là nơi được thành phố Hà Nội đặc biệt coi trọng trong công tác phòng, chống dịch COVID-19. Bởi lẽ, địa bàn huyện có Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 - nơi đang điều trị, cách ly những người mắc và nghi mắc COVID-19. Cùng với đó, Đông Anh là cửa ngõ Thủ đô gần Sân bay quốc tế Nội Bài, tuyến đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai… Ngoài ra, địa bàn huyện có 113 trường hợp người Việt trở về từ các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc; có hơn 1.000 người có nguy cơ cao bị lây nhiễm (tiếp viên hàng không, lễ tân khách sạn, lái xe taxi…). Xuất phát từ những yếu tố khách quan trên, cùng với ý thức bảo vệ người dân, huyện Đông Anh đã xây dựng đề án “Cụm dân cư an toàn phòng, chống dịch COVID-19”.
Theo Chủ tịch UBND huyện Đông Anh Lê Trung Kiên, cụm dân cư an toàn được hiểu là một nhóm hộ gia đình, một xóm, ngõ, đội, tổ, một dãy nhà tập thể, một tòa nhà chung cư, trong đó mỗi người dân và cộng đồng có hiểu biết về nguyên nhân, biểu hiện, cách phòng, chống. Cụm dân cư tuân thủ đầy đủ các hướng dẫn của ngành Y tế và chính quyền các cấp về phòng, chống dịch COVID-19; không có trường hợp nào mắc COVID-19. Trường hợp có người bị mắc bệnh, tại cụm dân cư phải đảm bảo cách ly y tế nghiêm ngặt không để dịch bệnh lây lan tại cộng đồng.
Đặc biệt, cụm dân cư có thái độ và cách xử trí thích hợp với từng tình huống dịch bệnh; không kỳ thị với người bệnh và người đang cách ly. Mỗi cụm dân cư đáp ứng đầy đủ các nội dung trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19 theo phương châm 4 tại chỗ: Dự phòng, cách ly tại chỗ; cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ phòng hộ theo yêu cầu tại chỗ; nhân lực tại chỗ; kinh phí đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và vận chuyển tại chỗ.
Chủ tịch UBND huyện Đông Anh Lê Trung Kiên nhấn mạnh, khi xây dựng cụm dân cư an toàn, huyện đặc biệt chú trọng đến việc xây dựng hộ dân an toàn, sau đó đến cụm dân cư an toàn làm cơ sở để xây dựng xã, phường, thị trấn an toàn.
Để xây dựng mô hình trên, huyện đã huy động 720 y, bác sĩ đã nghỉ hưu làm cộng tác viên thường xuyên có mặt ở các nhà văn hóa, cụm dân cư để tuyên truyền, hướng dẫn cho người dân phòng, chống dịch. Cùng với đó, huyện trưng dụng 197 nhà văn hóa để làm Trung tâm điều hành các nội dung phòng, chống dịch. Từ đó, Đông Anh xây dựng phương án, nếu phải khoanh vùng một xóm, một thôn, nhà văn hóa chính là nơi cung cấp lực lượng, vật tư, lương thực thực phẩm, thuốc men cho các hộ dân với nguyên tắc 4 tại chỗ.
Huyện Đông Anh đã chuẩn bị sẵn sàng 180.600 khẩu trang, hơn 1.000 chai sát khuẩn, 540 kg Colramin B… Tổng kinh phí đã được bố trí và huy động cho công tác phòng, chống dịch là gần 10 tỉ đồng. 232 cơ sở giáo dục công lập và ngoài công lập đã bố trí kinh phí, đầu tư trang thiết bị phòng dịch khoảng 9 tỉ đồng.
Hiện nay, huyện Đông Anh hoàn thành phân vai cán bộ chủ chốt từ huyện tới xã, tổ chức diễn tập kịch bản ứng phó với dịch COVID-19 để không bị lúng túng khi dịch bệnh diễn ra.
Hưởng ứng đề án “Cụm dân cư an toàn phòng, chống dịch COVID-19" do Ủy ban nhân dân huyện xây dựng, Bí thư Chi bộ thôn Hạ Lâm 3 (xã Thụy Lâm) Dương Bá Chiến cho biết, các cán bộ hội, đoàn thể trong thôn đã tuyên truyền, vận động người dân tăng cường vệ sinh đường làng, ngõ xóm, nhắc nhở các tiểu thương tại chợ đeo khẩu trang khi buôn bán, giao tiếp… Đặc biệt, các hộ trong thôn đã ủng hộ chính quyền 15 triệu đồng, góp phần triển khai hoạt động phòng, chống dịch; tổ chức chăm sóc lúa xuân, mua thực phẩm cung cấp cho những hộ thuộc diện phải cách ly.
Chống dịch là việc của từng cá nhân, gia đình
Có thể nhận thấy, tại Hà Nội, tinh thần chủ động tích cực phòng, chống dịch COVID-19 đã lan tỏa tới các xóm làng với nhiều hoạt động tích cực, hiệu quả. Bởi hơn ai hết, mỗi người dân đều cần xác định phòng, chống dịch từ cơ sở có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Đa Tốn (Gia Lâm) Đỗ Văn Kiên cho biết: Hiện nay, phần lớn người dân trong xã đều nhận thức được sự nguy hiểm của dịch COVID-19 nên chủ động hợp tác với chính quyền trong phòng, chống dịch. Chính những người dân trong thôn, xóm đã bảo nhau dọn vệ sinh, phun thuốc khử khuẩn bằng dung dịch Cloramin B nơi mình sinh sống.
Chợ gốm xã Bát Tràng (Gia Lâm) thời điểm không có dịch mỗi ngày đón hàng nghìn lượt người đến thăm quan, mua sắm. Các gian hàng thường tấp nập người mua bán; xe tải bốc xếp hàng nhộn nhịp. Tuy nhiên, từ nửa tháng nay, chợ đã vãn người hơn. Đặc biệt ngày 1/4, lác đác thấy người qua lại chợ gốm và đều đeo khẩu trang.
Theo ông Phạm Huy Khôi, Bí thư Đảng ủy xã Bát Tràng, địa phương đã đẩy mạnh tuyên truyền để người dân nhận thức không vì lợi nhuận mà mở cửa bán hàng. Vì thế, đến nay, hơn 90% các cửa hàng buôn bán gốm sứ tạm đóng cửa, chuyển sang bán online. Người dân địa phương đã nhận thức được rằng, coi chống dịch là việc làng, việc nước và chính là công việc của mỗi cá nhân, gia đình.
Theo Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ, thời điểm dịch bệnh cũng là lúc thử thách bản lĩnh của thành phố, người đứng đầu các cấp chính quyền cơ sở trong việc chỉ đạo, hướng dẫn người dân chống dịch. Cả hệ thống chính trị thành phố tập trung chỉ đạo làm tốt hơn nữa công tác phòng, chống dịch, đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn mới; quan tâm triển khai mô hình Cụm dân cư an toàn trong phòng, chống dịch COVID-19. Bí thư Thành ủy Hà Nội đề nghị, người dân không hoang mang mà tin tưởng vào khả năng kiểm soát dịch của thành phố, tiếp tục cuộc sống theo khuyến cáo của Chính phủ, Bộ Y tế và thành phố trong những ngày có dịch. Người dân tích cực tham gia xây dựng mỗi hộ gia đình, thôn làng, khu cụm dân phố ở Thủ đô là “pháo đài” phòng, chống dịch.
Có thể thấy, cuộc chiến phòng, chống dịch COVID-19 tại Hà Nội và cả nước cam go hơn rất nhiều so với giai đoạn đầu. Toàn thành phố Hà Nội đang triển khai phòng, chống dịch theo hướng ngăn chặn, hạn chế tối đa các nguồn lây nhiễm với tinh thần mỗi người dân an toàn, cụm dân cư an toàn, xã hội sẽ an toàn.
Đông Anh - huyện ngoại thành nhưng là nơi được thành phố Hà Nội đặc biệt coi trọng trong công tác phòng, chống dịch COVID-19. Bởi lẽ, địa bàn huyện có Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 - nơi đang điều trị, cách ly những người mắc và nghi mắc COVID-19. Cùng với đó, Đông Anh là cửa ngõ Thủ đô gần Sân bay quốc tế Nội Bài, tuyến đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai… Ngoài ra, địa bàn huyện có 113 trường hợp người Việt trở về từ các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc; có hơn 1.000 người có nguy cơ cao bị lây nhiễm (tiếp viên hàng không, lễ tân khách sạn, lái xe taxi…). Xuất phát từ những yếu tố khách quan trên, cùng với ý thức bảo vệ người dân, huyện Đông Anh đã xây dựng đề án “Cụm dân cư an toàn phòng, chống dịch COVID-19”.
Theo Chủ tịch UBND huyện Đông Anh Lê Trung Kiên, cụm dân cư an toàn được hiểu là một nhóm hộ gia đình, một xóm, ngõ, đội, tổ, một dãy nhà tập thể, một tòa nhà chung cư, trong đó mỗi người dân và cộng đồng có hiểu biết về nguyên nhân, biểu hiện, cách phòng, chống. Cụm dân cư tuân thủ đầy đủ các hướng dẫn của ngành Y tế và chính quyền các cấp về phòng, chống dịch COVID-19; không có trường hợp nào mắc COVID-19. Trường hợp có người bị mắc bệnh, tại cụm dân cư phải đảm bảo cách ly y tế nghiêm ngặt không để dịch bệnh lây lan tại cộng đồng.
Đặc biệt, cụm dân cư có thái độ và cách xử trí thích hợp với từng tình huống dịch bệnh; không kỳ thị với người bệnh và người đang cách ly. Mỗi cụm dân cư đáp ứng đầy đủ các nội dung trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19 theo phương châm 4 tại chỗ: Dự phòng, cách ly tại chỗ; cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ phòng hộ theo yêu cầu tại chỗ; nhân lực tại chỗ; kinh phí đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và vận chuyển tại chỗ.
Chủ tịch UBND huyện Đông Anh Lê Trung Kiên nhấn mạnh, khi xây dựng cụm dân cư an toàn, huyện đặc biệt chú trọng đến việc xây dựng hộ dân an toàn, sau đó đến cụm dân cư an toàn làm cơ sở để xây dựng xã, phường, thị trấn an toàn.
Để xây dựng mô hình trên, huyện đã huy động 720 y, bác sĩ đã nghỉ hưu làm cộng tác viên thường xuyên có mặt ở các nhà văn hóa, cụm dân cư để tuyên truyền, hướng dẫn cho người dân phòng, chống dịch. Cùng với đó, huyện trưng dụng 197 nhà văn hóa để làm Trung tâm điều hành các nội dung phòng, chống dịch. Từ đó, Đông Anh xây dựng phương án, nếu phải khoanh vùng một xóm, một thôn, nhà văn hóa chính là nơi cung cấp lực lượng, vật tư, lương thực thực phẩm, thuốc men cho các hộ dân với nguyên tắc 4 tại chỗ.
Huyện Đông Anh đã chuẩn bị sẵn sàng 180.600 khẩu trang, hơn 1.000 chai sát khuẩn, 540 kg Colramin B… Tổng kinh phí đã được bố trí và huy động cho công tác phòng, chống dịch là gần 10 tỉ đồng. 232 cơ sở giáo dục công lập và ngoài công lập đã bố trí kinh phí, đầu tư trang thiết bị phòng dịch khoảng 9 tỉ đồng.
Hiện nay, huyện Đông Anh hoàn thành phân vai cán bộ chủ chốt từ huyện tới xã, tổ chức diễn tập kịch bản ứng phó với dịch COVID-19 để không bị lúng túng khi dịch bệnh diễn ra.
Hưởng ứng đề án “Cụm dân cư an toàn phòng, chống dịch COVID-19" do Ủy ban nhân dân huyện xây dựng, Bí thư Chi bộ thôn Hạ Lâm 3 (xã Thụy Lâm) Dương Bá Chiến cho biết, các cán bộ hội, đoàn thể trong thôn đã tuyên truyền, vận động người dân tăng cường vệ sinh đường làng, ngõ xóm, nhắc nhở các tiểu thương tại chợ đeo khẩu trang khi buôn bán, giao tiếp… Đặc biệt, các hộ trong thôn đã ủng hộ chính quyền 15 triệu đồng, góp phần triển khai hoạt động phòng, chống dịch; tổ chức chăm sóc lúa xuân, mua thực phẩm cung cấp cho những hộ thuộc diện phải cách ly.
Chống dịch là việc của từng cá nhân, gia đình
Có thể nhận thấy, tại Hà Nội, tinh thần chủ động tích cực phòng, chống dịch COVID-19 đã lan tỏa tới các xóm làng với nhiều hoạt động tích cực, hiệu quả. Bởi hơn ai hết, mỗi người dân đều cần xác định phòng, chống dịch từ cơ sở có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Đa Tốn (Gia Lâm) Đỗ Văn Kiên cho biết: Hiện nay, phần lớn người dân trong xã đều nhận thức được sự nguy hiểm của dịch COVID-19 nên chủ động hợp tác với chính quyền trong phòng, chống dịch. Chính những người dân trong thôn, xóm đã bảo nhau dọn vệ sinh, phun thuốc khử khuẩn bằng dung dịch Cloramin B nơi mình sinh sống.
Chợ gốm xã Bát Tràng (Gia Lâm) thời điểm không có dịch mỗi ngày đón hàng nghìn lượt người đến thăm quan, mua sắm. Các gian hàng thường tấp nập người mua bán; xe tải bốc xếp hàng nhộn nhịp. Tuy nhiên, từ nửa tháng nay, chợ đã vãn người hơn. Đặc biệt ngày 1/4, lác đác thấy người qua lại chợ gốm và đều đeo khẩu trang.
Theo ông Phạm Huy Khôi, Bí thư Đảng ủy xã Bát Tràng, địa phương đã đẩy mạnh tuyên truyền để người dân nhận thức không vì lợi nhuận mà mở cửa bán hàng. Vì thế, đến nay, hơn 90% các cửa hàng buôn bán gốm sứ tạm đóng cửa, chuyển sang bán online. Người dân địa phương đã nhận thức được rằng, coi chống dịch là việc làng, việc nước và chính là công việc của mỗi cá nhân, gia đình.
Theo Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ, thời điểm dịch bệnh cũng là lúc thử thách bản lĩnh của thành phố, người đứng đầu các cấp chính quyền cơ sở trong việc chỉ đạo, hướng dẫn người dân chống dịch. Cả hệ thống chính trị thành phố tập trung chỉ đạo làm tốt hơn nữa công tác phòng, chống dịch, đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn mới; quan tâm triển khai mô hình Cụm dân cư an toàn trong phòng, chống dịch COVID-19. Bí thư Thành ủy Hà Nội đề nghị, người dân không hoang mang mà tin tưởng vào khả năng kiểm soát dịch của thành phố, tiếp tục cuộc sống theo khuyến cáo của Chính phủ, Bộ Y tế và thành phố trong những ngày có dịch. Người dân tích cực tham gia xây dựng mỗi hộ gia đình, thôn làng, khu cụm dân phố ở Thủ đô là “pháo đài” phòng, chống dịch.
Có thể thấy, cuộc chiến phòng, chống dịch COVID-19 tại Hà Nội và cả nước cam go hơn rất nhiều so với giai đoạn đầu. Toàn thành phố Hà Nội đang triển khai phòng, chống dịch theo hướng ngăn chặn, hạn chế tối đa các nguồn lây nhiễm với tinh thần mỗi người dân an toàn, cụm dân cư an toàn, xã hội sẽ an toàn.
Mạnh Khánh