Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện về việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, có hiệu quả các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm.
Sở Y tế tỉnh Quảng Nam đã và đang phối hợp với các đơn vị y tế khẩn trương triển khai đồng loạt các giải pháp phòng, chống dịch bệnh rrước tình hình dịch sốt phát ban và các bệnh lý đường hô hấp xuất hiện, gây thiệt hại sức khỏe người dân.
Ghi nhận sự gia tăng cục bộ tại một số địa phương các bệnh như sốt xuất huyết, tay chân miệng và một số bệnh truyền nhiễm khác, Bộ Y tế đã có công điện gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố về việc tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh năm 2022.
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam giao Bộ Y tế tiếp thu ý kiến đóng góp của các chuyên gia của Tổng hội Y học Việt Nam để hoàn thiện Chiến lược tổng thể về phòng, chống dịch để thích ứng an toàn với mọi diễn biến của dịch bệnh.
Ngày 13/9, Đại tá Lưu Đức Hùng, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang, cho biết: Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang vừa tiếp nhận 79 chiến sỹ thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Hà Giang tăng cường để hỗ trợ việc thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biên giới, ngăn chặn tình trạng xuất nhập cảnh trái phép và phòng, chống dịch COVID-19 trên tuyến biên giới Việt-Trung.
Từ khi đợt dịch COVID-19 lần thứ 4 bùng phát tại Vĩnh Long đến nay, hàng trăm chiến sĩ công an, quân đội, y bác sĩ, giáo viên, đoàn viên… đã không ngại khó, ngại khổ, luôn trong tư thế sẵn sàng đi vào tâm dịch. Bất kể ngày hay đêm, họ luôn cơ động, nhanh chóng thực hiện nhiệm vụ được phân công, san sẻ những vất vả cho nhau với chung một mục tiêu là sớm đẩy lùi dịch bệnh.
Qua kiểm tra tình hình thực tế, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chỉ đạo đưa vào Nghị quyết phiên họp về việc giao Bộ Y tế chủ trì cùng các bộ, ngành liên quan tiếp tục quan tâm hơn nữa về đời sống vật chất, tinh thần và đề xuất chính sách cho các lực lượng tuyến đầu chống dịch, nhất là đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng và nhân viên y tế đang ngày đêm vất vả phục vụ nhân dân.
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 5553/VPCP-KGVX truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Trưởng ban Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 gửi: Bộ Y tế; Bộ Thông tin và Truyền thông; Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về một số điểm chú ý trong thực hiện chỉ đạo về phòng, chống dịch COVID-19.
Chia sẻ với những khó khăn mà doanh nghiệp đang đối mặt tại hội nghị trực tuyến toàn quốc của Chính phủ với các doanh nhân, đại diện doanh nghiệp, các hiệp hội doanh nghiệp và bộ, ngành, địa phương do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì mới đây, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho rằng, việc thực hiện "mục tiêu kép" là chủ trương đúng, bởi nếu không phòng chống dịch bệnh thì không đủ điều kiện về sức khoẻ an toàn để sản xuất.
Gần nửa tháng kể từ khi xuất hiện ca bệnh đầu tiên, xã Chiêu Lưu, huyện biên giới Kỳ Sơn (Nghệ An) đã ghi nhận 10 trường hợp dương tính với virus SARS-CoV-2. Dịch bệnh xuất hiện ở địa bàn vùng núi, nơi nhận thức của đồng bào còn thấp khiến công tác phòng, chống dịch bệnh trở nên khó khăn gấp bội phần. Thế nhưng, nhờ phát huy hiệu quả phương châm 4 tại chỗ, sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị đến nay dịch bệnh đã dần được kiểm soát.
Cùng với cả nước, tỉnh Đắk Lắk đang bước vào thời điểm “căng mình” chống dịch COVID-19 trong đợt dịch bùng phát lần thứ 4. Nhân dân 49 dân tộc anh em trên địa bàn đã và đang chung sức đồng lòng, mỗi người một ý thức trách nhiệm, thực hiện hành động nhỏ mang lại ý nghĩa lớn để cùng lực lượng tuyến đầu tạo nên sức mạnh tổng hợp đẩy lùi dịch COVID-19.
Theo lịch công tác tuyển sinh vào các trường mầm non, lớp 1, lớp 6 năm học 2021-2022 của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, từ ngày 23 đến ngày 28/7, các trường Mầm non, Tiểu học, Trung học Cơ sở công lập trên địa bàn thành phố tổ chức tuyển sinh trực tiếp. Tuy nhiên, ngay khi Hà Nội quyết định áp dụng nguyên tắc Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ từ 6h ngày 24/7, nhiều trường học trên địa bàn Hà Nội đã khẩn trương thay thế hình thức tuyển sinh trực tiếp để phòng, chống dịch COVID-19.
Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp trên cả nước. Tỉnh Đắk Nông đã ghi nhận 5 trường hợp mắc COVID-19. Trước tình hình đó, tỉnh đã có nhiều giải pháp quyết liệt nhằm kịp thời ngăn chặn không để dịch lan rộng.
Sáng 8/7, trước diễn biến nhanh, phức tạp của dịch COVID-19 tại Thành phố Hồ Chí Minh, sau khi đồng ý với đề xuất của Thành phố áp dụng Chỉ thị 16/CT-TTg từ 0 giờ ngày 9/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì họp trực tuyến với lãnh đạo Thành phố để bàn, thống nhất nhận thức, quan điểm, mục tiêu, giải pháp và kêu gọi nhân dân thành phố vào cuộc cùng hệ thống chính trị để thực hiện phòng, chống dịch hiệu quả.
Chiều 14/6, Tiểu ban Điều trị, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 đã hội chẩn cho các bệnh nhân COVID-19 nặng tại Trung tâm hồi sức tích cực bệnh nhân COVID-19 tỉnh Bắc Giang và Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh.
Tỉnh Thanh Hóa có đường biên giới dài 213 km, tiếp giáp với tỉnh Hủa Phăn (Lào). Trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, các đồn biên phòng dọc tuyến biên giới trên địa bàn đang duy trì lực lượng trực 24/24 giờ, quyết tâm thực hiện “nhiệm vụ kép” vừa tuần tra giữ vững an ninh biên giới vừa căng mình bám chốt, kiểm soát chặt chẽ đường mòn, lối mở, góp phần ngăn chặn dịch bệnh xâm nhập từ bên ngoài vào địa bàn.
Trong cuộc chiến chống dịch COVID-19 tại tỉnh Hải Dương thời gian qua, bên cạnh công tác thông tin tuyên truyền, Thông tấn xã Việt Nam đã chung tay góp sức huy động nhiều nguồn tài trợ, ủng hộ các hiện vật, nhu yếu phẩm… giúp Hải Dương nâng cao năng lực phòng, chống dịch.
Sáng 17/2, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh - Ban vận động, tiếp nhận và phân phối Quỹ phòng, chống dịch COVID-19 Thành phố đã tiếp nhận và chuyển giao hệ thống Real-time PCR tự động, trị giá hơn 5,2 tỷ đồng do Tập đoàn Hưng Thịnh ủng hộ cho Sở Y tế Thành phố để phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19 của Thành phố.
Trước diễn biến mới của tình hình dịch COVID-19, để thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch ở mức độ cao hơn, ngày 15/2, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Hải Dương đã quyết định triển khai các biện pháp cách ly xã hội trên địa bàn toàn tỉnh theo Chỉ thị 16/CT - TTg, ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ "Về việc thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19", kể từ 0 giờ ngày 16/2/2021, tức mùng 5 Tết.
Tối 31/1, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã có văn bản số 733/UBND-VX2 đồng ý cho học sinh các cấp học mầm non, tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp, Giáo dục thường xuyên, các trung tâm ngoại ngữ, trung tâm tin học trên địa bàn tỉnh nghỉ học từ ngày 1/2/2021 để phòng, chống dịch COVID-19.
Thông tin từ Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 cho biết, tính từ 18 giờ ngày 23/1 đến 18 giờ ngày 24/1, Việt Nam tiếp tục không ghi nhận ca mắc mới, giữ nguyên con số 1.548 ca mắc COVID-19, trong đó 693 ca lây nhiễm trong nước, 553 ca mắc mới tính từ ngày 25/7 đến nay.
Thông tin từ Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 cho biết, tính từ 18h ngày 3/1 đến 18h ngày 4/1, Việt Nam ghi nhận 3 ca mắc mới, đều có quốc tịch Việt Nam, là các ca nhập cảnh được cách ly ngay tại Bà Rịa - Vũng Tàu và Thành phố Hồ Chí Minh.
Báo cáo của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 cho thấy tính từ 18 giờ ngày 7/11 đến 6 giờ ngày 8/11, Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới. Nước ta đã trải qua 67 ngày không có ca lây nhiễm SARS-CoV-2 trong cộng đồng; 1070 ca đã được công bố khỏi bệnh.
Theo Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk, tình hình bệnh tay chân miệng đang có dấu hiệu lây lan mạnh trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là sau thời gian học sinh bước vào năm học mới 2020-2021.
Thông tin từ Bộ Y tế ngày 2/10 cho biết: Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã kí Chỉ thị số 21/CT-BYT về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19.
Trong thời gian tới, nguy cơ dịch bệnh vẫn thường trực và sẽ tiếp tục có các ca mắc trong cộng đồng. Các ngành, các cấp phải tiếp tục đề cao cảnh giác, không chủ quan, coi thường dịch bệnh, xác định chống dịch trong thời gian dài và dần hình thành nếp sống, ứng xử phù hợp trong điều kiện có dịch bệnh.
Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh khuyến cáo, tỉnh Bình Phước có đường biên giới dài, nhiều xã miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số đông, do đó nguy cơ đối mặt với một số dịch bệnh truyền nhiễm cao.
Dọc theo tuyến biên giới đất liền trải dài hơn 89 km giáp với nước bạn, nhiều chốt kiểm soát dịch COVID-19 của lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên-Huế được thành lập tại những vị trí “huyết mạch” giao cắt những đường mòn, lối mở, nhằm ngăn chặn việc qua lại biên giới trái phép. Xác định cuộc chiến với dịch COVID-19 sẽ còn lâu dài, những cán bộ, chiến sĩ biên phòng luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, vượt qua mọi khó khăn, vất vả, bền bỉ và vững bước trên những tuyến đường tuần tra để giữ vững sự bình yên nơi vùng biên.