Tối 12/2, tại Cụm di tích Từ Lương Xâm (phường Nam Hải, quận Hải An), UBND thành phố Hải Phòng tổ chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt cho Cụm di tích Từ Lương Xâm - Căn cứ bản doanh của Ngô Quyền năm 938 và khai mạc Lễ hội truyền thống Từ Lương Xâm 2025.
Ngày 7/2 (tức ngày mùng 10 tháng Giêng năm Ất Tỵ) tại Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm Yên Tử, xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí phối hợp với Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh chính thức Khai hội Xuân Yên Tử 2025 (Quảng Ninh).
Ngày 22/1/2025 (23 tháng Chạp), Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tổ chức lễ dựng cây nêu tại di tích Triệu Tổ Miếu, Thế Tổ Miếu bên trong Đại Nội Huế theo nghi thức truyền thống và tổ chức chương trình Phong vị Tết Huế thu hút đông đảo du khách tham gia, trải nghiệm.
Hiện UBND tỉnh Vĩnh Phúc đang yêu cầu các sở, ban, ngành, cơ quan, địa phương triển khai Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi các Di tích quốc gia đặc biệt để bảo tồn, phát huy giá trị.
Tối 30/8, UBND thị xã Sa Pa khai mạc Lễ hội mùa thu Sa Pa năm 2024 với chủ đề “Sa Pa - mùa vàng” đồng thời đón nhận Bằng di tích danh thắng cấp tỉnh đối với Thác Bạc và Đỉnh Fansipan.
Ngày 8/7, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Côn Đảo Lê Văn Phong cho biết, từ đầu tháng 7, huyện đảo chính thức thực hiện chủ trương “Nói không với hoạt động cúng đốt hàng mã” tại các điểm, khu di tích do huyện quản lý.
Lò cao kháng chiến Hải Vân nằm trong hang đá ở thị trấn Bến Sung, huyện miền núi Như Thanh (Thanh Hóa) được xây dựng và hoàn thành vào năm 1951. Trong 4 năm hoạt động (1951 - 1954), đây được xem là lò luyện gang đầu tiên để sản xuất vũ khí, góp phần làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ - kỳ tích của ngành Quân giới Việt Nam thời đó. Hiện, di tích Lò cao kháng chiến Hải Vân là chứng tích hào hùng của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và là địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ.
Không chỉ vang danh với Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” cùng những di tích lịch sử như đồi A1, hầm De Castries…, mỗi dịp Tết đến, xuân về, Điện Biên còn hấp dẫn du khách bởi vẻ đẹp của những loài hoa, của nhưng núi đồi, danh thắng kỳ vĩ…
UBND tỉnh Phú Yên vừa phê duyệt Đề án tổng thể bảo tồn và phát huy giá trị di tích trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023 - 2030. Đặc biệt, để có nguồn lực thực hiện, tỉnh Phú Yên sẽ xây dựng cơ chế, chính sách xã hội hóa trong việc bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, đầu tư hạ tầng du lịch. Tổng kinh phí dự kiến thực hiện Đề án trên 11.600 tỷ đồng, trong đó kinh phí xã hội hóa khoảng 10.900 tỷ đồng.
Di tích khảo cổ học Mán Bạc (nằm ở làng Bồ Bát xưa, nay là thôn Bạch Liên, xã Yên Thành, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình) là một trong những di tích khảo cổ học có giá trị lịch sử - văn hóa đặc biệt quan trọng.
Trang tin chuyên về du lịch của Đức reisereporter.de vừa đăng bài viết giới thiệu những điểm tham quan đặc sắc của thủ đô Hà Nội. Theo đó, bên cạnh những di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh nổi tiếng, bài viết khẳng định Hà Nội còn hấp dẫn du khách với nhiều trải nghiệm ẩm thực hấp dẫn. Tác giả bài viết cũng cho rằng, dù là người quan tâm đến lịch sử, nghệ thuật, thiên nhiên hay đơn giản chỉ là du lịch, Hà Nội đều có thể đáp ứng nhu cầu của tất cả mọi người.
Ngày 19/9, Bảo tàng Hà Nội cho biết: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã cho phép Bảo tàng Hà Nội phối hợp với Viện Khảo cổ học thăm dò, khai quật khảo cổ giai đoạn 1 tại di tích Thành cổ Sơn Tây (thị xã Sơn Tây).
Nằm ở khu vực sông Tiền, Tiền Giang là tỉnh có nhiều ưu thế phát triển du lịch sinh thái, du lịch nông thôn nhờ mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, đa dạng về tiểu vùng sinh thái: ngọt, lợ, mặn; trên 80.000 ha vườn trồng cây ăn quả đặc sản, nhiều di tích, danh lam thắng cảnh hấp dẫn du khách.
Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên - Huế quyết định điều chỉnh, mở rộng phạm vi Đề án “Di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực I Di tích Kinh thành Huế thuộc Quần thể di tích Cố Đô Huế”.
Ngày 26/5, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới, Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Ủy ban nhân dân Quận 5 (Thành phố Hồ Chí Minh) tổ chức Hội thảo khoa học “Tầm quan trọng, giá trị lịch sử Khu trại giam Bệnh viện Chợ Quán - nơi đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam bị giam giữ và hy sinh”.
Thành An Thổ từng là trung tâm hành chính của chính quyền phong kiến tỉnh Phú Yên và là nơi sinh của đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng. Hiện chính quyền địa phương và cơ quan chức năng đang tập trung thực hiện các giải pháp nhằm phát huy giá trị văn hóa, lịch sử và thúc đẩy du lịch tại di tích này.
Ai Cập đã trùng tu và mở cửa cho khách du lịch tham quan khu mộ Meru 4.000 năm tuổi. Đây là địa điểm lâu đời nhất mà công chúng có thể tiếp cận ở Bờ Tây Luxor, nơi có nhiều di tích kỳ vĩ nhất liên quan các vị vua của Ai Cập cổ đại (còn được gọi là các Pharaon), trong đó bao gồm cả Thung lũng của các vị vua.
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 04/2023/TT-BTC hướng dẫn quản lý, thu chi tài chính cho công tác tổ chức lễ hội và tiền công đức, tài trợ cho di tích, hoạt động lễ hội.
Ngày 22/11, Sở Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao, Hiệp hội Du lịch tỉnh Bình Định phối hợp tổ chức tọa đàm với chủ đề: Phát huy các di tích tháp Chăm trong phát triển du lịch”. Nhiều nhà quản lý trên lĩnh vực văn hóa du lịch, các nhà tổ chức tour, các công ty lữ hành…đã tham dự.
Một đoàn khảo cổ của Italy và Ba Lan vừa phát hiện di tích một toà nhà cổ được xây bằng gạch bùn. Tòa nhà này được cho là một trong 4 ngôi đền thờ Mặt Trời mất tích có niên đại từ Vương triều thứ 5 của Ai Cập cổ đại (từ năm 2465 đến 2323 trước Công nguyên).
Ngày 28/4, Đoàn công tác của Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia do Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Lưu Trần Tiêu - Chủ tịch Hội đồng di sản văn hóa quốc gia làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với tỉnh Gia Lai về khuyến nghị của UNESCO đối với các di sản phi vật thể đại diện của nhân loại, bảo vệ và phát huy giá trị di tích quốc gia đặc biệt, bảo vật quốc gia. Đây là dịp để tỉnh Gia Lai nhìn nhận, đánh giá lại công tác bảo tồn, phát huy các di sản, di tích cấp quốc gia gắn với phát triển kinh tế - văn hóa và xã hội.
Liên quan đến dự án Xây dựng, tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích tại Tháp Bánh Ít làm ảnh hưởng đến giá trị và cảnh quan di tích, tại cuộc họp báo về tình hình kinh tế - xã hội quý I/2022, ông Nguyễn Phi Long, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định cho biết, tỉnh sẽ tiến hành mời các chuyên gia, đơn vị tư vấn, bộ, ngành liên quan để xem xét, đánh giá tổng thể dự án này trước khi đưa ra phương án thi công tiếp theo trong thời gian tới.
Nằm trong khuôn khổ Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2022, đúng 9 giờ ngày 7/4 (tức ngày mùng 7/3 âm lịch), tại 7 xã, phường, thị trấn vùng ven Khu Di tích lịch sử Đền Hùng chính thức thực hiện nghi lễ rước kiệu về về Đền Hùng, thành phố Việt Trì (Phú Thọ). Đây là một trong những nghi lễ truyền thống trong chương trình Giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng hàng năm, được duy trì và bảo tồn từ lâu đời, qua đó tôn vinh giá trị Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ, thu hút sự quan tâm của đông đảo du khách thập phương khi về hành lễ.
Sau khi phóng viên TTXVN có thông tin về việc Sở Văn hóa và Thể thao Bình Định ban hành văn bản yêu cầu Giám đốc Bảo tàng Bình Định kiểm tra, xác minh và xử lý cán bộ, viên chức cung cấp thông tin, hình ảnh, video xung quanh Dự án Xây dựng, tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích tại tháp Bánh Ít, tối 21/3, ông Tạ Xuân Chánh, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Bình Định cho biết vừa thu hồi văn bản này trong chiều cùng ngày.
Liên quan đến Dự án Xây dựng, tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích tại Tháp Bánh Ít được dư luận quan tâm thời gian qua, mới đây, Sở Văn hóa và Thể thao Bình Định (chủ đầu tư dự án) ban hành văn bản số 310/SVHTT-KHTC gửi Giám đốc Bảo tàng tỉnh yêu cầu kiểm tra, xác minh, xử lý cán bộ, viên chức cung cấp thông tin, hình ảnh, video xung quanh việc xây dựng, tu bổ, tôn tạo các hạng mục tại di tích này.
Ngày 21/12, UBND tỉnh, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Điện Biên cùng nhân dân các dân tộc xã Mường Phăng (thành phố Điện Biên Phủ) tổ chức trọng thể lễ rước, an vị Tượng thờ Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại khu tưởng niệm thuộc di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Các nhà khảo cổ Israel đã phát hiện di tích của một tòa nhà công nghiệp và một nghĩa trang lớn gần đó, cả hai đều có niên đại cách đây khoảng 1.900 năm.
Chiều 26/8, Trung tâm Quốc tế về Nghiên cứu Bảo tồn và Phục hồi các di sản văn hóa (ICCROM), Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước phối hợp với Khoa Di sản Văn hóa - Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo trực tuyến với chủ đề “Bảo vệ di sản văn hoá trong bối cảnh đại dịch”.