Gỡ những rào cản khi trồng sâm Ngọc Linh

Khách hàng xem sản phẩm sâm Ngọc Linh trưng bày tại phiên chợ sâm Ngọc Linh và hàng nông sản, dược liệu lần thứ 56 do UBND huyện miền núi Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam tổ chức (từ 1 đến 3/8/2023). Ảnh: Trần Tĩnh - TTXVN
Khách hàng xem sản phẩm sâm Ngọc Linh trưng bày tại phiên chợ sâm Ngọc Linh và hàng nông sản, dược liệu lần thứ 56 do UBND huyện miền núi Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam tổ chức (từ 1 đến 3/8/2023). Ảnh: Trần Tĩnh - TTXVN

Cây Sâm Ngọc Linh phải được trồng ở độ cao từ 1.200 m trở lên và dưới tán rừng đặc dụng, rừng phòng hộ thì mới bảo đảm được dược tính cũng như sự sinh trưởng và phát triển. Tuy nhiên, theo Luật Lâm nghiệp thì rừng phòng hộ, rừng đặc dụng không được tác động. Điều này gây ra rào cản cho người dân và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam khi tổ chức trồng cây Quốc bảo của Việt Nam.

Gỡ những rào cản khi trồng sâm Ngọc Linh ảnh 1Khách hàng xem sản phẩm sâm Ngọc Linh trưng bày tại phiên chợ sâm Ngọc Linh và hàng nông sản, dược liệu lần thứ 56 do UBND huyện miền núi Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam tổ chức (từ 1 đến 3/8/2023). Ảnh: Trần Tĩnh - TTXVN

Là một trong những doanh nghiệp trồng sâm ở đỉnh núi Ngọc Linh, Sâm Sâm Group may mắn khi có khoảng 5 ha trồng sâm Ngọc Linh nằm ngoài 3 loại môi trường rừng đặc dụng. Tuy nhiên, trước những quy định về Luật Lâm nghiệp, đơn vị này đã tháo dỡ, di dời phần lớn trang thiết bị ra khỏi rừng đặc dụng. Đồng thời, đưa nhà ươm cây sâm con ra khỏi bìa rừng và tìm các loại vật liệu như gỗ, tre, nứa… để thay thế khung đỡ của mái che vườn sâm.

Là một trong những doanh nghiệp trồng sâm ở đỉnh núi Ngọc Linh, Sâm Sâm Group may mắn khi có khoảng 5 ha trồng sâm Ngọc Linh nằm ngoài 3 loại môi trường rừng đặc dụng. Tuy nhiên, trước những quy định về Luật Lâm nghiệp, đơn vị này đã tháo dỡ, di dời phần lớn trang thiết bị ra khỏi rừng đặc dụng. Đồng thời, đưa nhà ươm cây sâm con ra khỏi bìa rừng và tìm các loại vật liệu như gỗ, tre, nứa… để thay thế khung đỡ của mái che vườn sâm.

Ông Nguyễn Đức Lực, Chủ tịch Hội đồng quản trị Sâm Sâm Group cho biết, Luật Lâm nghiệp quy định không được tác động đến rừng đặc dụng là một vướng mắc rất là lớn cho ngành công nghiệp dược liệu. Nếu trồng một cách hoang dã, tự nhiên thì cây sâm sẽ gặp nhiều bệnh, rủi ro kinh tế rất là lớn.

Bên cạnh đó, hiện nay nhiều hộ trồng sâm và doanh nghiệp tại tỉnh Quảng Nam gặp khó khi chưa thể tiếp cận nguồn vốn vay để tiếp tục đầu tư, phát triển sâm Ngọc Linh. Một số doanh nghiệp bắt nhịp được xu hướng, sớm đầu tư sản xuất trên quy mô lớn, xây dựng phát triển vườn sâm gốc; xây dựng nhà máy nhân giống cấy mô, chế biến sản phẩm từ sâm, hướng tới phát triển theo quy mô công nghiệp.

Nhưng với các yêu cầu của Nghị định số 28/2022/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 thì các đơn vị khó lòng tiếp cận.

Ông Nguyễn Đức Lực, Chủ tịch Hội đồng quản trị Sâm Sâm Group cho biết, quy định Trung tâm công nghệ cao về giống phải đặt trên địa bàn đặc biệt khó khăn thì mới được hỗ trợ cơ chế chính sách. Công ty Sâm Sâm đang đầu tư tại thành phố Tam Kỳ, nếu giờ dịch chuyển lên trên vùng cao thì không được vì trên đó sẽ gặp nhiều khó khăn về cơ sở hạ tầng, giao thông. Còn về nhân công, hiện cũng phải yêu cầu bắt buộc tối thiểu 50% là người đồng bào dân tộc thiểu số, như vậy rất là khó cho các doanh nghiệp đầu tư phát triển trồng dược liệu.

Đại diện lãnh đạo Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Nam cho hay, đối tượng vay vốn theo Nghị định số 28/2022/NĐ-CP phải là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hộ gia đình và các tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hoạt động tại các địa bàn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, sử dụng từ 50% tổng số lao động trở lên là người dân tộc thiểu số, tham gia vào dự án phát triển vùng trồng dược liệu quý, dự án trung tâm nhân giống, bảo tồn và phát triển dược liệu ứng dụng công nghệ cao được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Vì vậy, việc hỗ trợ trồng dược liệu thì vẫn đang trong quá trình triển khai chưa thể giải ngân...

Trước những vướng mắc mà các hộ trồng sâm, doanh nghiệp gặp phải, lãnh đạo tỉnh Quảng Nam đã đề xuất các giải pháp để giúp các hộ trồng sâm, doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận gói vay ưu đãi để tiếp tục phát triển sâm Ngọc Linh. Ông Hồ Quang Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho rằng, với người dân và doanh nghiệp trồng sâm, tài sản của họ tính trên vườn sâm là rất lớn, tuy nhiên họ không thể thế chấp để vay vốn, tiếp tục đầu tư phát triển được. Tỉnh Quảng Nam mong muốn sớm tháo gỡ nút thắt này, hoặc có thể làm thí điểm trồng sâm dưới tán rừng đặc dụng để tạo điều kiện cho việc trồng sâm phát triển hơn trong thời gian tới để cho người dân và doanh nghiệp đầu tư và phát triển theo đúng lộ trình mà Chính phủ đã ban hành chương trình sâm quốc gia.

Trần Tĩnh

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm