Cần giải quyết dứt điểm tình trạng "người Quảng Nam, đất Kon Tum"

Cần giải quyết dứt điểm tình trạng "người Quảng Nam, đất Kon Tum"

Những năm vừa qua, gần 240 hộ dân có hộ khẩu tại xã Trà Vinh, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam sinh sống, làm ăn ở xã Đăk Nên, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum đã khiến lực lượng chức năng hai tỉnh gặp nhiều khó khăn trong quản lý nhân khẩu, thực hiện chính sách hỗ trợ.

Phát hiện con đường cổ, niên đại hàng nghìn năm tại Di sản Mỹ Sơn

Phát hiện con đường cổ, niên đại hàng nghìn năm tại Di sản Mỹ Sơn

Viện Khảo cổ học phối hợp với Ban Quản lý Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn tổ chức thăm dò, khai quật, khảo cổ học phế tích kiến trúc đường dẫn tại phía Đông tháp K, thuộc quần thể Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn. Một con đường cổ, có niên đại hàng nghìn năm đã được tìm thấy trong cuộc khai quật, khảo cổ lần này.

Khách hàng xem sản phẩm sâm Ngọc Linh trưng bày tại phiên chợ sâm Ngọc Linh và hàng nông sản, dược liệu lần thứ 56 do UBND huyện miền núi Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam tổ chức (từ 1 đến 3/8/2023). Ảnh: Trần Tĩnh - TTXVN

Gỡ những rào cản khi trồng sâm Ngọc Linh

Cây Sâm Ngọc Linh phải được trồng ở độ cao từ 1.200 m trở lên và dưới tán rừng đặc dụng, rừng phòng hộ thì mới bảo đảm được dược tính cũng như sự sinh trưởng và phát triển. Tuy nhiên, theo Luật Lâm nghiệp thì rừng phòng hộ, rừng đặc dụng không được tác động. Điều này gây ra rào cản cho người dân và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam khi tổ chức trồng cây Quốc bảo của Việt Nam.
Khách du lịch đến Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn chủ yếu là Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, châu Âu, Malaysia, Indonesia, Ấn Độ và Trung Quốc. Ảnh: Đoàn Hữu Trung -TTXVN

Bảo tồn và phát huy giá trị Di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn

Bảo tồn, phát huy giá trị Di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn gắn với phát triển du lịch bền vững; đảm bảo mối quan hệ hài hòa giữa phát triển văn hóa và kinh tế, ứng dụng khoa học và công nghệ hiện đại trong công tác bảo tồn và phát huy di sản; tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về quản lý nhà nước, các Công ước Bảo tồn Di sản thế giới và Luật Di sản Văn hóa. Đây là quan điểm xuyên suốt trong việc bảo tồn và phát huy giá trị Di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn đang được huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam thực hiện trong giai đoạn 2023 - 2030.
Quảng Nam bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống đồng bào Bhnong

Quảng Nam bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống đồng bào Bhnong

Tối 12/5, tại thị trấn Khâm Đức, UBND huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam đã khai mạc Ngày hội văn hóa truyền thống người Bhnong huyện Phước Sơn năm 2023. Đây cũng là hoạt động kỷ niệm 55 năm chiến thắng Khâm Đức -Ngoktavat 12/5/1968-12/5/2023; hướng đến kỷ niệm 75 năm thành lập Đảng bộ huyện Phước Sơn (12/10/1948 – 12/10/2023).
Phố cổ Hội An về đêm. Ảnh: Ngọc Đức - TTXVN

Quảng Nam đặt mục tiêu quản lý tốt hơn hoạt động hướng dẫn tham quan khu phố cổ

Liên quan đến thông tin UBND thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam có phương án về việc tăng cường công tác quản lý hoạt động hướng dẫn tham quan khu phố cổ. Theo đó, kể từ ngày 15/5 tới, Hội An sẽ áp dụng yêu cầu bắt buộc mua vé tham quan trước khi vào phố cổ đối với tất cả du khách trong và ngoài nước.
Đồng Phước Tào - Gương nông dân giỏi làm kinh tế

Đồng Phước Tào - Gương nông dân giỏi làm kinh tế

Cơ sở xay xát và thu mua nông sản Huy Hoàng ở thôn Trà Đình 1, xã Quế Phú, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam, của ông Đồng Phước Tào mỗi năm mua bán khoảng 5.000 tấn gạo các loại và 2.000 tấn ngô, doanh số bình quân khoảng 64 tỷ đồng. Sau khi trừ các chi phí, ông thu lãi khoảng 1,2 tỷ đồng/năm.
Khu bảo tồn loài và sinh cảnh voi Quảng Nam đảm bảo đủ nguồn thức ăn để đàn voi phát triển

Khu bảo tồn loài và sinh cảnh voi Quảng Nam đảm bảo đủ nguồn thức ăn để đàn voi phát triển

Về việc thời gian gần đây xuất hiện một đàn voi rừng 5 con tại Khu bảo tồn như các cơ quan truyền thông đưa tin, ngày 16/1, ông Mai Văn Dưỡng - Phó Giám đốc phụ trách Ban Quản lý Khu bảo tồn loài và sinh cảnh voi Quảng Nam cho biết: Kể từ khi thành lập Khu bảo tồn, đàn voi rừng này đã có ở đây. Đàn voi có 8 con gồm 5 con voi mẹ và voi con, còn những con voi đực trưởng thành đi riêng. Từ trước đến nay, đàn voi này chỉ di chuyển trong địa phận Khu bảo tồn bởi xung quanh là nhà dân ở và đường giao thông.
Mùa Xuân yên vui trên vùng khó khăn​ của Quảng Nam

Mùa Xuân yên vui trên vùng khó khăn​ của Quảng Nam

Là huyện miền núi địa hình phức tạp, có đông đồng bào dân tộc sinh sống, huyện Tây Giang (tỉnh Quảng Nam) thường xuyên bị thiên tai, gây thiệt hại lớn về người, tài sản. Vì vậy, yêu cầu bức thiết đặt ra đối với các cấp ủy Đảng, chính quyền huyện là tập trung làm tốt công tác quy hoạch, sắp xếp dân cư gắn với phát triển kinh tế - xã hội, đa dạng sinh kế để ổn định đời sống nhân dân.
Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương Bùi Thị Minh Hoài tặng quà cho công nhân Khu công nghiệp Tam Thăng, thành phố Tam Kỳ. Ảnh: Đoàn Hữu Trung-TTXVN

Bí thư Trung ương Đảng Bùi Thị Minh Hoài thăm, tặng quà Tết tại Quảng Nam

Chiều 13/1, Đoàn công tác do Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương Bùi Thị Minh Hoài làm trưởng đoàn đã đến thăm, tặng 100 suất quà Tết (mỗi suất 1,2 triệu đồng) cho đồng bào các dân tộc tại xã Phước Trà (huyện Hiệp Đức); 100 suất quà Tết tại huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam.
Đảng viên giúp dân phát triển kinh tế, thoát nghèo bền vững ở xã Trà Linh

Đảng viên giúp dân phát triển kinh tế, thoát nghèo bền vững ở xã Trà Linh

Xã Trà Linh, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam là một xã đặc biệt khó khăn, cách trung tâm huyện hơn 32 km; các thôn làng nằm rải rác, không tập trung. Toàn xã có 3 thôn, 23 làng với 728 hộ hơn 3.000 nhân khẩu, dân tộc thiểu số chiếm hơn 97%; có 229 hộ nghèo (chiếm 31, 46%). Ngoài những hộ khá nhờ cây sâm Ngọc Linh, địa phương vẫn còn rất nhiều hộ thuộc diện nghèo. Trước thực trạng đó, Đảng ủy xã đã thống nhất chủ trương thực hiện mô hình “Một đảng viên quản lý, giúp đỡ 10 hộ dân”.
Các tiết mục nghệ thuật đặc sắc của Đoàn nghệ thuật Quốc gia Lào biểu diễn tại Hội An. Ảnh: Đoàn Hữu Trung - TTXVN

60 năm quan hệ Việt Nam - Lào: Đoàn nghệ thuật Quốc gia Lào biểu diễn tại Quảng Nam

Trong khuôn khổ chương trình Tuần Văn hóa Lào tại Việt Nam, tối 20/7, tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch Lào phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam và Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam tổ chức “Chương trình biểu diễn của Đoàn nghệ thuật Quốc gia Lào”. Đêm biểu diễn thu hút hàng nghìn du khách và người dân thành phố Hội An đến xem và cổ vũ.
Cầu Khỉ được triển khai sửa chữa, dự kiến hoàn thành trước mùa mưa năm nay. Ảnh: Đoàn Hữu Trung-TTXVN

Người dân huyện miền núi Phước Sơn mong cầu sớm được sửa chữa để lưu thông an toàn

Cầu Khỉ - cây cầu có kết cấu vĩnh cửu bắc qua sông Đăk Mi, trên tuyến đường liên xã ĐH5 từ xã Phước Công - Phước Lộc, huyện miền núi Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam, đã bị nước lũ cuốn trôi đường dẫn và mố cầu vào cuối tháng 4. Vì nhu cầu đi lại, người dân địa phương phải bám theo bờ thành hẹp và lan can phía còn lại của cây cầu để qua sông, bất chấp hiểm nguy đang rình rập.
Sắp xếp dân cư vùng miền núi tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2021 - 2025

Sắp xếp dân cư vùng miền núi tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2021 - 2025

Ngày 19/7, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tỉnh Quảng Nam tổ chức hội nghị phản biện xã hội Dự thảo đề án "Sắp xếp dân cư vùng miền núi tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2021 - 2025". Tham gia hội nghị có đại diện của các sở, ban ngành và lãnh đạo một số huyện miền núi trên địa bàn tỉnh.
Nhà mới cho đồng bào vùng bị sạt lở núi xã Trà Leng. Ảnh: Trần Tĩnh-TTXVN

Sau bão lũ, mầm Xuân lại nảy nở trên vùng núi cao Trà Leng

Mùa xuân 2021 đã về. Những cơn mưa rừng dai dẳng đã dứt. Đường về xã Trà Leng, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam giờ đã bớt khó khăn hơn. Những vách đá cheo leo, dựng đứng, có thể đổ sập xuống mặt đường bất cứ lúc nào đã được bốc dỡ. Những chiếc cầu, ngầm, tràn bắt qua suối bị nước lũ cuốn trôi đã được khôi phục tạm bước một để đảm bảo lưu thông. Chỗ ở cũ của người dân thôn 1, xã Trà Leng bị trận lũ ống kinh hoàng dẫn đến sạt lở núi, san phẳng vào cuối tháng 10/2020 gây ra đã được lắp mới những hàng trụ điện sử dụng năng lượng mặt trời thắp sáng thâu đêm. Cách đó không xa, một khu tái định cư khang trang đang gấp rút được hoàn thiện để đồng bào có nhà bị hư hại hoàn toàn có chỗ ở mới. Những ánh mắt trẻ con Trà Leng không còn ngơ ngác, sợ hãi trước thảm họa bất ngờ, đau khổ tột cùng mà thay vào đó là những cái nhìn trìu mến, biết ơn, hy vọng vào sự hồi sinh mới.
Ông Phạm Ngọc Thành - Tỷ phú giữa vùng quê xứ Quảng

Ông Phạm Ngọc Thành - Tỷ phú giữa vùng quê xứ Quảng

Ông Phạm Ngọc Thành (68 tuổi) được người dân của thôn Hòa Thạch, xã Đại Quang, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam nhắc đến như một người con ưu tú của vùng quê nơi đây. Nhờ "dám nghĩ - dám làm", ông Phạm Ngọc Thành đã xây dựng cho mình cơ ngơi bạc tỷ và góp công giúp vùng đất Đại Quang ngày càng thay da, đổi thịt.
Người Cor với nghi lễ lấp lỗ chân trâu

Người Cor với nghi lễ lấp lỗ chân trâu

Người Cor là cư dân sinh sống lâu đời trên những triền núi thấp và thung lũng nhỏ thuộc hai huyện Trà Bồng và Trà Thủy (tỉnh Quảng Ngãi) và huyện Bắc Trà My (tỉnh Quảng Nam). Đồng bào Cor hiện còn duy trì nhiều nghi lễ liên quan đến lao động sản xuất, tín ngưỡng dân gian… nhằm tạ ơn trời đất, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.