Bảo tồn và phát huy giá trị Di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn

Khách du lịch đến Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn chủ yếu là Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, châu Âu, Malaysia, Indonesia, Ấn Độ và Trung Quốc. Ảnh: Đoàn Hữu Trung -TTXVN
Khách du lịch đến Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn chủ yếu là Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, châu Âu, Malaysia, Indonesia, Ấn Độ và Trung Quốc. Ảnh: Đoàn Hữu Trung -TTXVN

Bảo tồn, phát huy giá trị Di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn gắn với phát triển du lịch bền vững; đảm bảo mối quan hệ hài hòa giữa phát triển văn hóa và kinh tế, ứng dụng khoa học và công nghệ hiện đại trong công tác bảo tồn và phát huy di sản; tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về quản lý nhà nước, các Công ước Bảo tồn Di sản thế giới và Luật Di sản Văn hóa. Đây là quan điểm xuyên suốt trong việc bảo tồn và phát huy giá trị Di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn đang được huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam thực hiện trong giai đoạn 2023 - 2030.

Bảo tồn và phát huy giá trị Di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn ảnh 1Khách du lịch đến Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn chủ yếu là Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, châu Âu, Malaysia, Indonesia, Ấn Độ và Trung Quốc. Ảnh: Đoàn Hữu Trung -TTXVN

Quần thể Di tích đền tháp Mỹ Sơn được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới năm 1999; gồm 70 đền tháp, được các chuyên gia người Pháp chia ra thành 11 nhóm tháp và đặt tên theo các kí tự A,B,V,D,K,H,E,F,G,L,A'.

Giám đốc Ban Quản lý Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn Phan Hộ cho biết, sau hơn 20 năm được vinh danh, công tác quản lý, bảo tồn Mỹ Sơn đã đạt được những kết quả quan trọng. Di sản đã tiếp nhận, hợp tác với các tổ chức, đơn vị và cá nhân trong và ngoài nước như: Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc (UNESCO), tổ chức Jica (Nhật Bản), Lerici Fondation (Italia), Trường Đại học Milan, Văn phòng UNESCO Hà Nội, Viện ASI (Ấn Độ), Viện Trùng tu di tích, Viện Khảo cổ, Cục di sản, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Trung tâm Bảo tồn Di tích Danh thắng Quảng Nam trùng tu, tôn tạo nhóm tháp B,C,D, nhóm tháp G và các nhóm K,H,A. Ngoài các nhóm kể trên, các nhóm còn lại đang nằm trong tình trạng phế tích chưa được trùng tu phục hồi.

Theo Giám đốc Ban Quản lý Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn, trong giai đoạn từ nay đến năm 2030, ngoài sản phẩm hiện có là các khu đền tháp, Di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn sẽ phát triển sản phẩm du lịch tại vùng đệm và vùng lõi gồm: du lịch văn hóa di sản, du lịch sinh thái trên vùng rừng cảnh quan được giao nhiệm vụ quản lý gồm 1.158 ha. Đơn vị ưu tiên tập trung phát triển mạnh sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng sinh thái vùng đệm, lấy hồ Thạch Bàn và cảnh quan rừng nguyên sinh xung quanh làm trung tâm nhằm định vị Mỹ Sơn như một điểm đến nghỉ dưỡng có sức hấp dẫn cao.

Từ năm 2023, cùng với việc tiếp tục hợp tác trùng tu, tôn tạo, Di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn sẽ tăng cường khả năng kết nối với các điểm đến trong hành trình Di sản Miền Trung và các Trung tâm du lịch lớn; phát triển dịch vụ xe điện thân thiện với môi trường và phù hợp với loại hình du lịch hiện đại gắn với nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là đội ngũ phiên dịch, giới thiệu cho du khách về giá trị của di sản. Đơn vị đưa vào khai thác sản phẩm như: cho thuê trang phục Chăm, kết hợp với chụp hình in trên sản phẩm lưu niệm; tăng cường quảng bá hình ảnh, phục vụ cho việc nghiên cứu và quảng bá giá trị di sản toàn cầu của khu đền tháp Mỹ Sơn.

Đoàn Hữu Trung

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm