Sáng 21/2, tại Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn, xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, UBND tỉnh Quảng Nam và Cơ quan Nghiên cứu Khảo sát, khảo cổ học Ấn Độ (ASI) đã triển khai Dự án bảo tồn, tôn tạo, trùng tu khu tháp E, F trong quần thể Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn, giai đoạn 2025-2029.
Thừa Thiên - Huế hiện là địa phương duy nhất ở Việt Nam cũng như khu vực Đông Nam Á có 6 di sản văn hóa thế giới được UNESCO ghi danh là: Quần thể di tích Cố đô Huế, Nhã nhạc cung đình Huế, Mộc bản triều Nguyễn, Châu bản triều Nguyễn, Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế và Những bản đúc trên chín đỉnh đồng ở hoàng cung Huế. Việc sở hữu nhiều danh hiệu quốc tế đã khẳng định những giá trị văn hóa đặc sắc của vùng đất Cố đô, mang lại nhiều lợi ích khác nhau. Tuy nhiên, điều này cũng đặt ra những yêu cầu cao về việc khai thác hiệu quả những danh hiệu của UNESCO để trở thành nguồn lực cho phát triển, thương hiệu phục vụ cho ngành công nghiệp văn hóa.
Tháng 6/2014, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) đã chính thức ghi danh Quần thể danh thắng Tràng An, Ninh Bình vào danh mục Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới - Di sản hỗn hợp đầu tiên của Việt Nam và Đông Nam Á. Đến nay, sau 9 năm được ghi danh, công tác quản lý, bảo tồn, khai thác và phát huy các giá trị của Di sản theo Công ước Di sản thế giới và các quy định của pháp luật Việt Nam đã đạt được những kết quả tích cực.
Tối 17/6, tại Ngọ Môn Huế, Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên - Huế đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm ngày Quần thể Di tích Cố đô Huế và 20 năm Nhã nhạc - Âm nhạc Cung đình Việt Nam được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) vinh danh là Di sản Văn hóa thế giới...
Chiều 16/6, tại di tích Trường lang Tử Cấm Thành, Đại Nội Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức khai mạc triển lãm “Diễn xướng cung đình Huế qua tác phẩm mỹ thuật”, nhân kỷ niệm 30 năm Quần thể Di tích Cố đô Huế và 20 năm Nhã nhạc cung đình Huế được UNESCO vinh danh là Di sản Văn hóa thế giới.
Cách đây 30 năm, Quần thể di tích Cố đô Huế - Di sản văn hóa vật thể đầu tiên của Việt Nam được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Từ đó đến nay, công tác quản lý, bảo tồn và phát huy hệ thống di sản Huế được chú trọng, hồi sinh nhiều công trình kiến trúc nghệ thuật, góp phần đưa Huế hội nhập với thế giới và tạo nền tảng cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Bảo tồn, phát huy giá trị Di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn gắn với phát triển du lịch bền vững; đảm bảo mối quan hệ hài hòa giữa phát triển văn hóa và kinh tế, ứng dụng khoa học và công nghệ hiện đại trong công tác bảo tồn và phát huy di sản; tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về quản lý nhà nước, các Công ước Bảo tồn Di sản thế giới và Luật Di sản Văn hóa. Đây là quan điểm xuyên suốt trong việc bảo tồn và phát huy giá trị Di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn đang được huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam thực hiện trong giai đoạn 2023 - 2030.
Ngày 9/3, Ban Tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 khai mạc Triển lãm chuyên đề “Lịch sử cà phê thế giới”; trao giải và Triển lãm ảnh nghệ thuật “Cà phê Việt Nam - hành trình kiến tạo di sản văn hóa thế giới”.
Triển lãm “Di sản văn hóa xứ Thanh - Di sản chung của chúng ta” diễn ra chiều 22/11 tại Thành nhà Hồ. Đây là hoạt động ý nghĩa nhân kỷ niệm 50 năm thực hiện Công ước bảo vệ Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới của UNESCO.
Ngày 10/6, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức lễ kỷ niệm 40 năm ngày thành lập (10/6/1982-10/6/2022), đánh dấu một chặng đường quan trọng trên hành trình phục hồi và phát triển các giá trị di sản vật thể và phi vật thể của triều Nguyễn được Tổ chức UNESCO vinh danh.
Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2022 được tỉnh Phú Thọ chuẩn bị kỹ lưỡng đảm bảo phần lễ trang nghiêm, trọng thể, thành kính mang tính cộng đồng sâu sắc và các hoạt động phần hội vui tươi, lành mạnh gắn với hai Di sản văn hóa thế giới là "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương" và "Hát Xoan Phú Thọ".
Sáng 23/11, tại Điện Kính Thiên thuộc Di sản Hoàng thành Thăng Long, Thành ủy - UBND thành phố Hà Nội tổ chức Lễ kỷ niệm 10 năm Hoàng thành Thăng Long được UNESCO vinh danh Di sản văn hóa thế giới (2010-2020). Tới dự có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ; Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Tân Cương; Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh. Cùng dự, còn có Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Pháp tại Việt Nam; Trưởng đại diện Tổ chức UNESCO tại Việt Nam; lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương và thành phố Hà Nội.
Sáng 18/9, tại huyện Thạch Thành, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích khảo cổ hang Con Moong và các di tích phụ cận.
Nằm cách thành phố Đà Nẵng gần 70 km, thuộc địa phận xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên (Quảng Nam), Khu di tích Mỹ Sơn là một quần thể kiến trúc gồm nhiều đền đài Chăm Pa. Năm 1999, nơi này đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) lựa chọn là di sản văn hóa thế giới.
Tối 25/12, tại Di sản Văn hóa thế giới Hội An, UBND tỉnh Quảng Nam và thành phố Hội An tổ chức lễ đón vị khách du lịch quốc tế thứ 4,6 triệu năm 2019. Vị khách vinh dự trở thành người thứ 4,6 triệu đến Hội An năm 2019 là ông Paul Oldham, du khách Anh. Sự kiện này là một trong những hoạt động để tổng kết du lịch năm 2019, mở đầu cho chuỗi sự kiện văn hóa, du lịch của tỉnh trong năm 2020, nhằm quảng bá, giới thiệu về hình ảnh, con người và đất nước Việt Nam nói chung, tỉnh Quảng Nam nói riêng đến với du khách.
Cách đây 20 năm, ngày 4-12-1999, đô thị cổ Hội An được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới. Trong 20 năm được vinh danh, điều dễ nhận thấy nhất là chính quyền và người dân nơi đây đã bảo vệ được một thực thể sống của di sản văn hóa tiêu biểu này, để Hội An hôm nay trở thành một biểu tượng của quá khứ song hành cùng hiện tại.
Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ lâu đời và nổi tiếng ở Nam Bộ Việt Nam, gắn liền với lịch sử của vương quốc Phù Nam - một bộ phận cấu thành lịch sử dân tộc Việt Nam. Giá trị của văn hóa Óc Eo đã được các chuyên gia trong nước, quốc tế ghi nhận. Các cơ quan chức năng đang khẩn trương xây dựng hồ sơ trình Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản Văn hóa thế giới.
Đầu tháng 9 vừa qua, Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam đã tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm Đô thị cổ Hội An, Khu đền tháp Mỹ Sơn được UNESCO công nhận Di sản văn hóa thế giới và 10 năm Cù Lao Chàm - Hội An được công nhận khu dự trữ sinh quyển thế giới.
Tối 8/9, tại khu đền tháp Mỹ Sơn, UBND tỉnh Quảng Nam đã tổ chức lễ kỷ niệm 20 năm Đô thị cổ Hội An, Khu đền tháp Mỹ Sơn được UNESCO công nhận di sản văn hóa thế giới và 10 năm Cù Lao Chàm – Hội An được công nhận khu dự trữ sinh quyển thế giới. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh đến dự buổi lễ, cùng lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, địa phương, đại diện các tổ chức quốc tế cùng đông đảo nhân dân địa phương.
Phố cổ Hội An được Bộ Văn hóa cấp Bằng Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp quốc gia vào tháng 3/1985; Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản Văn hóa thế giới vào tháng 12/1999; Thủ tướng Chính phủ cấp Bằng công nhận Di tích cấp quốc gia đặc biệt vào đợt 1 (tháng 8/2009). Hội An được xem như một “bảo tàng sống - bảo tàng về lịch sử kiến trúc, dân cư đô thị”, đã trở thành nguồn tài nguyên, nguồn động lực quan trọng, có tính quyết định, đưa kinh tế, văn hóa, xã hội thành phố phát triển vượt bậc.
Ngày 16/7, Google đã vinh danh Hội An (với hình ảnh chùa Cầu trong lễ hội Đèn lồng) trên trang chủ - đây là lần đầu tiên đô thị cổ này xuất hiện trên Google Doodle, đồng thời cũng là lần đầu tiên trong lịch sử Doodle, một địa danh cụ thể của Việt Nam được chọn để vinh danh.
Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ vừa phối hợp với Viện Khảo cổ học Việt Nam tổ chức báo cáo kết quả khai quật một tường thành phía Đông Bắc di sản Thành Nhà Hồ và Di chỉ khảo cổ học núi Xuân Đài (xã Vĩnh Ninh, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa) trong năm 2018.
Kaesong là một thành phố ở phía Bắc tỉnh Hwanghae, thuộc khu vực phía Nam của Bắc Triều Tiên. Năm 2013, Kaesong là địa danh thứ hai của Triều Tiên được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới. Trong suốt những năm qua, Triều Tiên mới chỉ hai lần làm hồ sơ nộp trình UNESCO công nhận Di sản Văn hóa Thế giới và cả hai lần đề xuất đều được thông qua.
Những năm gần đây, Hội An đã và đang trở thành một trong những trung tâm sự kiện và giao lưu văn hóa quốc tế của cả nước. Nhằm tăng cường quảng bá đến du khách trong và ngoài nước, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam tổ chức chương trình Chào năm mới 2018 kể từ ngày 24/12/017 đến ngày 2/1/2018.
Nhà thờ chính tòa Phát Diệm (thường gọi là Nhà thờ đá Phát Diệm) là một quần thể nhà thờ Công giáo rộng khoảng 22 ha, nằm tại thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, cách Hà Nội khoảng 120 km về hướng Nam.
Ngày 14/11, tại thành phố Huế, UBND thành phố Huế phối hợp với thành phố Gyeongju (Hàn Quốc) tổ chức hội thảo chuyên đề Huế - Gyeongju: “Bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa thế giới” nhân kỷ niệm 10 năm kết nghĩa giữa hai thành phố.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế Nguyễn Dung cho biết, giai đoạn từ 1996 - 2017, tổng nguồn vốn đầu tư trùng tu hệ thống di tích Cố đô Huế đạt hơn 1.460 tỷ đồng; trong đó giai đoạn 2010 - 2017 đạt hơn 933 tỷ đồng.
Thành Nhà Hồ - một công trình kiến trúc quân sự thuộc hàng kỳ vĩ nhất, đặc sắc nhất bởi kỹ thuật và nghệ thuật xây dựng đá lớn và sự kết hợp các truyền thống xây dựng độc đáo có một không hai ở Việt Nam và Khu vực trong thời kỳ cuối thế kỷ XIV đầu thế kỷ XV.
Ngày 25/4, tại Hà Nôi, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học "Nghiên cứu khu di tích khảo cổ học Óc Eo-Ba Thê, Nền Chùa" nhằm đánh giá những thành tựu nghiên cứu khoa học cơ bản nhất, về văn hóa Óc Eo trên nhiều phương diện kể từ khi phát hiện cho tới nay.
Ngày 21/4/2017, nhóm chuyên gia Ấn Độ và cộng sự người Việt Nam thực hiện đợt cao điểm khai quật và trùng tu khu vực tháp K, tháp H trong vùng lõi quần thể Di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn tại tỉnh Quảng Nam.