Bảo tồn nguyên vẹn các giá trị gốc của con đường cổ ở Mỹ Sơn

Bảo tồn nguyên vẹn các giá trị gốc của con đường cổ ở Mỹ Sơn

Ban Quản lý Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn và Viện Khảo cổ (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) đã có phương án bảo tồn, để vừa bảo vệ nguyên vẹn các giá trị gốc của con đường cổ, vừa đáp ứng nhu cầu tham quan, nghiên cứu của du khách, không để xảy ra tình trạng di tích bị xâm hại, tác động bởi các yếu tố thời tiết, cổ vật bị thất lạc.

Khách du lịch đến Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn chủ yếu là Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, châu Âu, Malaysia, Indonesia, Ấn Độ và Trung Quốc. Ảnh: Đoàn Hữu Trung -TTXVN

Bảo tồn và phát huy giá trị Di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn

Bảo tồn, phát huy giá trị Di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn gắn với phát triển du lịch bền vững; đảm bảo mối quan hệ hài hòa giữa phát triển văn hóa và kinh tế, ứng dụng khoa học và công nghệ hiện đại trong công tác bảo tồn và phát huy di sản; tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về quản lý nhà nước, các Công ước Bảo tồn Di sản thế giới và Luật Di sản Văn hóa. Đây là quan điểm xuyên suốt trong việc bảo tồn và phát huy giá trị Di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn đang được huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam thực hiện trong giai đoạn 2023 - 2030.
Hội An - An toàn và thân thiện trong lòng bạn bè quốc tế

Hội An - An toàn và thân thiện trong lòng bạn bè quốc tế

Cùng với Mỹ Sơn, phố cổ Hội An là một trong hai Di sản Văn hóa thế giới, điểm đến không thể thiếu của bạn bè quốc tế mỗi khi đến Quảng Nam nói riêng và Việt Nam nói chung. Hội nghị thượng đỉnh Hoa Kỳ - Triều Tiên lần hai tuy được tổ chức tại Hà Nội, song thành phố Hội An xác định đây là một trong những cơ hội lớn để quảng bá hình ảnh của mình đến bạn bè quốc tế, là một thành phố thanh bình, thân thiện và mến khách.
Các nhà khoa học Nga hỗ trợ bảo tồn, phục hồi Di sản Văn hoá thế giới Mỹ Sơn

Các nhà khoa học Nga hỗ trợ bảo tồn, phục hồi Di sản Văn hoá thế giới Mỹ Sơn

Mỹ Sơn là trung tâm văn hoá, sinh hoạt tôn giáo của đất nước Champa từ thế kỷ IV đến thế kỷ XIII. Quần thể kiến trúc này đươc UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá thế giới vào năm 1999. Tuy nhiên, trải qua sự mài mòn của thời gian cũng như sự tàn phá của chiến tranh, công trình này hiện đã bị xuống cấp khá nhiều. Nhằm bảo tồn, phục dựng quần thể Di sản Văn hoá thế giới này, hiện các nhà khoa học của Liên bang Nga đang tổ chức nghiên cứu, đưa ra những giải pháp nhằm góp phần trả lại chân giá trị cho Di sản Mỹ Sơn.