Tạo sinh kế cho người dân vùng đệm rừng đặc dụng

Tạo sinh kế cho người dân vùng đệm rừng đặc dụng

Tại Tọa đàm bảo tồn thiên nhiên và phát triển vùng đệm các khu rừng đặc dụng Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp cùng UBND tỉnh Nghệ An tổ chức ngày 29/7 tại Nghệ An, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cho rằng, lâu nay chúng ta tiếp cận rừng dưới góc độ kỹ thuật lâm sinh, lâm nghiệp mà chưa tiếp cận theo giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng. Đã đến lúc nhìn rừng ở tính đa dụng, đa chức năng, đa văn hóa để phát triển sinh kế cho người dân ở vùng đệm các khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn.
Nguy cơ cháy rừng ở Bắc Kạn ở mức cao

Nguy cơ cháy rừng ở Bắc Kạn ở mức cao

Theo dự báo cấp cháy rừng của Chi cục Kiểm lâm vùng 1, trong tuần từ 25 - 31/3, nguy cơ cháy rừng tại tỉnh Bắc Kạn được đánh giá ở cấp III - mức cao. Như vậy, hàng nghìn ha rừng ở Bắc Kạn đối diện nguy cơ bị cháy.

Mang Hoẵng vó vàng xuất hiện tại Pù Hu. Ảnh: Nguyễn Nam - TTXVN

Thanh Hóa phát hiện các loài Mang quý hiếm tại Pù Hu

Nhằm bảo tồn nguồn gen động, thực vật đặc trưng cho vùng núi, Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu, tỉnh Thanh Hóa đang triển khai nhiệm vụ khoa học "Điều tra, đánh giá hiện trạng phân bố và bảo tồn các loài mang tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu (2022-2024)" trên diện tích rừng rừng đặc dụng và 54 thôn bản thuộc vùng đệm.
Người dân xã Tây Sơn, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) chăm sóc bảo vệ rừng Pơ mu, Sa mu quý hiếm rộng gần 100 ha. Ảnh: Văn Tý-TTXVN

Giá trị kinh tế mới từ rừng

Thay vì chỉ tìm cách khai thác tận diệt tài nguyên từ rừng, nay nhiều người dân ven rừng, nhất là các khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn, đã tìm đến những nguồn sinh kế bền vững đi cùng phát triển, bảo vệ đa dạng sinh học của rừng.
Khách hàng xem sản phẩm sâm Ngọc Linh trưng bày tại phiên chợ sâm Ngọc Linh và hàng nông sản, dược liệu lần thứ 56 do UBND huyện miền núi Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam tổ chức (từ 1 đến 3/8/2023). Ảnh: Trần Tĩnh - TTXVN

Gỡ những rào cản khi trồng sâm Ngọc Linh

Cây Sâm Ngọc Linh phải được trồng ở độ cao từ 1.200 m trở lên và dưới tán rừng đặc dụng, rừng phòng hộ thì mới bảo đảm được dược tính cũng như sự sinh trưởng và phát triển. Tuy nhiên, theo Luật Lâm nghiệp thì rừng phòng hộ, rừng đặc dụng không được tác động. Điều này gây ra rào cản cho người dân và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam khi tổ chức trồng cây Quốc bảo của Việt Nam.
Rừng keo lai hàng chục hecta trên lâm phần của Công ty Cổ phần Nông lâm nghiệp Khải Vy tại xã Đắk R’Măng, huyện Đắk G’Long, tỉnh Đắk Nông sẽ được khai thác trắng vào các năm 2022 – 2023. Ảnh: Hưng Thịnh – TTXVN

Đắk Nông: Trồng cây ngắn ngày thay thế rừng phòng hộ, đặc dụng

Năm 2016, có 4 doanh nghiệp được Quỹ Đầu tư và Phát triển tỉnh Đắk Nông cho vay gần 17 tỷ đồng để trồng rừng thay thế diện tích rừng đã chuyển đổi mục đích sang các dự án thủy điện. Tiếc thay sau 4 năm, số tiền được giải ngân đã không thành rừng, còn diện tích thành rừng thì sắp tới chu kỳ khai thác trắng, cơ bản không đạt mục tiêu đề ra là thay thế diện tích rừng phòng hộ, đặc dụng đã chuyển đổi sang các công trình thủy điện.
Điện Biên: Khó khăn trong công tác quản lý, bảo vệ rừng đặc dụng Mường Phăng

Điện Biên: Khó khăn trong công tác quản lý, bảo vệ rừng đặc dụng Mường Phăng

Rừng đặc dụng Mường Phăng có diện tích hơn 4.400ha (theo quyết định 1976/QĐ-TTg ngày 30/10/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng cả nước đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030), trải rộng trên địa bàn 2 xã Pá Khoang và Mường Phăng (huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên). Rừng đặc dụng Mường Phăng gắn liền đời sống, sinh kế của người dân 47 bản (chủ yếu là dân tộc Thái) sống xen kẽ trong rừng của 47 bản. Đây cũng chính là ký do khiến nhiều năm qua công tác quản lý, bảo vệ rừng đặc dụng Mường Phăng gặp nhiều khó khăn.
Sơn La: Hàng nghìn ha rừng đặc dụng Copia có nguy cơ bị cháy

Sơn La: Hàng nghìn ha rừng đặc dụng Copia có nguy cơ bị cháy

Do ảnh hưởng của đợt băng giá, mưa tuyết xảy ra vào cuối tháng 1/2016, gần 4.000 ha rừng đặc dụng Copia nằm ở huyện Thuận Châu (tỉnh Sơn La) đã bị tuyết phủ dẫn đến hàng loạt cây bị gẫy đổ, bật gốc, rụng lá, nguy cơ xảy ra cháy rừng rất cao.
Ổn định cuộc sống đồng bào ở vùng lõi các khu rừng đặc dụng

Ổn định cuộc sống đồng bào ở vùng lõi các khu rừng đặc dụng

Thực hiện Quyết định 24/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, năm 2015, tỉnh Bắc Kạn đã phê duyệt kinh phí đầu tư cho cộng đồng dân cư thôn, bản sống ở vùng đệm, vùng lõi các khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn để đồng bào quản lý, bảo vệ rừng, mức hỗ trợ mỗi năm là 40 triệu đồng/thôn, bản.