Tỉnh Kiên Giang có đường bờ biển trên đất liền dài hơn 200 km với diện tích rừng phòng hộ ven biển hàng chục nghìn km là lợi thế phát triển kinh tế ven biển với đa dạng các mô hình như: nuôi sò huyết, nuôi ba khía, nuôi cá, tôm, cua biển… với thu nhập từ vài chục triệu đến hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Phát huy hiệu quả kinh tế các mô hình mang lại, tỉnh Kiên Giang quan tâm nhiều giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả và phát triển bền vững.
Ngày 6/2, tại Khu di tích lịch sử Quốc gia Địa điểm thành lập Cứu quốc quân II - rừng Khuôn Mánh, xã Tràng Xá (huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên), Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Thái Nguyên tổ chức phát động Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” năm 2025.
Những năm qua, tỉnh Kiên Giang cho phép người dân nhận giao khoán đất rừng phòng hộ để trồng 70% diện tích cây rừng, khai thác 30% diện tích mặt nước để nuôi trồng thủy sản. Không chỉ góp phần bảo vệ rừng, nhiều hộ dân còn thoát nghèo, vươn lên làm giàu từ các mô hình sản xuất dưới tán rừng.
Cây Sâm Ngọc Linh phải được trồng ở độ cao từ 1.200 m trở lên và dưới tán rừng đặc dụng, rừng phòng hộ thì mới bảo đảm được dược tính cũng như sự sinh trưởng và phát triển. Tuy nhiên, theo Luật Lâm nghiệp thì rừng phòng hộ, rừng đặc dụng không được tác động. Điều này gây ra rào cản cho người dân và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam khi tổ chức trồng cây Quốc bảo của Việt Nam.
Nhằm phủ xanh đất trống đồi núi trọc, phát huy có hiệu quả chức năng rừng phòng hộ và bảo vệ môi trường sinh thái, bảo đảm an ninh nguồn nước, giảm nhẹ thiên tai, tỉnh Ninh Thuận có kế hoạch trồng mới 1.221 ha rừng thay thế trong giai đoạn 2023 - 2025.
Theo ông Nguyễn Văn Út, Chủ tịch UBND tỉnh Long An, phát huy tiềm năng, vai trò và tác dụng của rừng và cây phân tán để lâm nghiệp góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, giảm nhẹ thiên tai, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu, tỉnh sẽ trồng mới 650 ha rừng tập trung trong năm 2023.
Nhiều vạt rừng trên lâm phần được giao cho Ban Quản lý rừng phòng hộ Gia Nghĩa (Đắk Nông) đã bị cháy sau khi đoàn liên ngành quản lý, bảo vệ rừng tiến hành truy quét, xử lý “mạnh tay” một số đối tượng lấn, chiếm đất rừng phòng hộ. Đáng chú ý hơn, nhiều tuyến đường nội bộ cũng bị rải đinh, nhằm ngăn cản xe của lực lượng tuần tra, bảo vệ rừng.
Ngày 10/3, Công an huyện Đam Rông (Lâm Đồng) cho biết, đã tạm giữ hình sự 5 đối tượng để điều tra về hành vi hủy hoại 4,4 ha rừng phòng hộ. Các đối tượng này gồm: Nguyễn Thị Chiến (sinh năm 1977, trú tại thôn Đồng Tâm, xã Phi Liêng, huyện Đam Rông), Phi Năng Hiến (sinh năm 1993), Phi Năng Đoan (sinh năm 1998), Phi Năng Vũ (sinh năm 2005) và Ka Tơr Soái (sinh năm 1991), cùng trú tại Phước Tân, huyện Bắc Ái, tỉnh Ninh Thuận.
Phó Bí thư Tỉnh đoàn Bến Tre Phan Thanh Trẻ cho biết, đơn vị đang thực hiện công trình “Rừng phòng hộ do thanh niên quản lý” giai đoạn 2022-2027 và tầm nhìn đến 2035.
Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái vừa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhiều cá nhân ở huyện Văn Yên do đã thực hiện hành vi phá rừng phòng hộ trái pháp luật.
Sau một thời gian dài diễn ra hoạt động khai thác vàng trái phép tại huyện biên giới Mường Tè khiến tài nguyên quốc gia bị thất thoát và môi trường bị tàn phá nặng nề. Núi bị khoét, đào bới nham nhở, các cây gỗ bị chặt phá tràn lan để chống hầm và làm lán trại, nguồn nước bị ô nhiễm gây ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống sinh hoạt của người dân địa phương.
Thực trạng khai thác vàng trái phép ở địa bàn huyện biên giới Mường Tè (Lai Châu) diễn ra hàng chục năm nay đã tàn phá những cánh rừng phòng hộ, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống của người dân cũng như ô nhiễm nguồn nước, hủy hoại đất sản xuất. Mặc dù, chính quyền và lực lượng chức năng đã nhiều lần lập đoàn kiểm tra, xử lý các lán trại, máy móc… nhưng hoạt động khai thác vàng trái phép vẫn diễn ra một cách rầm rộ.
Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu vừa phê duyệt Đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng phòng hộ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu giai đoạn từ nay đến năm 2030 và Đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí tại Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu-Phước Bửu (huyện Xuyên Mộc).
Với mục tiêu bảo vệ rừng, bảo vệ các loài động thực vật sống dưới tán rừng, chống biến đổi khí hậu, nước biển dâng; chống lại sự khai thác bừa bãi, chặt phá cây rừng của những người chuyên sống trong rừng phòng hộ, cách đây 8 năm, UBND tỉnh Bạc Liêu phê duyệt "Dự án đầu tư xây dựng khu dân cư, tái định cư rừng phòng hộ tỉnh Bạc Liêu".
Rừng phòng hộ ven biển Đông của tỉnh Bạc Liêu có chiều dài 56km, rộng 7.778 ha, gồm hai loại cây chủ yếu là mắm và đước. Diện tích không lớn nhưng rừng phòng hộ ven biển có ý nghĩa quan trọng trong bảo vệ môi trường, hạn chế tác động bất lợi của nước biển dâng cao làm sạt lở, đe dọa hệ sinh thái và đa dạng sinh học.
Liên quan đến vụ phá rừng phòng hộ trên đèo Pha Đin (địa phận xã Tỏa Tình, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên) TTXVN và các cơ quan báo chí đã phản ánh, UBND huyện Tuần Giáo đã ban hành Quyết định tạm đình chỉ công tác đối với Chủ tịch UBND xã Tỏa Tình để làm rõ trách nhiệm trong việc để xảy ra tình trạng phá rừng thông trái quy định trên địa bàn.
Rừng thông trên đèo Pha Đin (địa phận thuộc xã Tỏa Tình, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên) được trồng từ năm 1997 do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu. Theo Kế hoạch số 388/KH-UBND ngày 20/2/2013 của UBND tỉnh Điện Biên về rà soát, hoàn chỉnh thủ tục giao đất, giao rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp giai đoạn 2013 - 2015, diện tích rừng thông trồng theo dự án 327 và dự án 661 trên địa bàn xã Tỏa Tình có mục đích sử dụng là rừng sản xuất.
Hàng trăm diện tích cao su vô chủ mọc trên đất rừng đã nhiều năm, qua 3 "đời" Trưởng ban Ban Quản lý rừng phòng hộ… nhưng vẫn chưa được xử lý dứt điểm.
Một vụ phá rừng đặc biệt nghiêm trọng vừa xảy ra tại khu vực rừng phòng hộ tự nhiên ở tiểu khu 132, xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương (Lâm Đồng). Hiện trường vẫn còn hàng trăm cây cổ thụ, chủ yếu là thông 3 lá nằm la liệt, có cây lá vẫn còn xanh. Trước đó chưa đầy 1 tháng, liên tiếp trên địa bàn huyện Lạc Dương đã xảy ra nhiều vụ khai thác rừng trái pháp luật nhưng không phát hiện được thủ phạm.
Gần 3.800 ha rừng phòng hộ ít xung yếu ở tỉnh Trà Vinh sẽ được chuyển sang rừng sản xuất; trong đó huyện Châu Thành chuyển hơn 58 ha, huyện Duyên Hải hơn 2.666 ha và thị xã Duyên Hải hơn 1.066 ha. Đây là chủ trương vừa được Hội đồng nhân dân tỉnh Trà Vinh khóa IX quyết nghị tại Kỳ họp thứ 16, nhằm cải thiện thu nhập, phát triển kinh tế gia đình cho những hộ được giao khoán bảo vệ, chăm sóc rừng, từ đó nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ rừng.
Liên quan tới việc Quỹ Đầu tư và Phát triển tỉnh Đắk Nông cho vay gần 17 tỷ đồng để trồng rừng thay thế diện tích rừng đã chuyển đổi mục đích sang các dự án thủy điện, phóng viên TTXVN đã làm việc với các doanh nghiệp được vay vốn và các ngành chức năng liên quan để tìm hiểu về hiệu quả kinh tế, môi trường của chương trình này.
Năm 2016, có 4 doanh nghiệp được Quỹ Đầu tư và Phát triển tỉnh Đắk Nông cho vay gần 17 tỷ đồng để trồng rừng thay thế diện tích rừng đã chuyển đổi mục đích sang các dự án thủy điện. Tiếc thay sau 4 năm, số tiền được giải ngân đã không thành rừng, còn diện tích thành rừng thì sắp tới chu kỳ khai thác trắng, cơ bản không đạt mục tiêu đề ra là thay thế diện tích rừng phòng hộ, đặc dụng đã chuyển đổi sang các công trình thủy điện.
Dưới ảnh hưởng ngày càng khốc liệt của biến đổi khí hậu, qua từng năm, nhiều diện tích rừng phòng hộ ven biển trên địa bàn thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng) đã bị xói lở nghiêm trọng. Đặc biệt, những năm gần đây, tình trạng khai thác nghêu giống, sò huyết giống tại các bãi bồi, khu vực có diện tích rừng phòng hộ mới trồng đã khiến diện tích rừng bị thiệt hại nặng nề.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có Chỉ thị về nhiệm vụ, giải pháp trong công tác quản lý, bảo vệ rừng và cho thuê môi trường rừng đặc dụng, phòng hộ.
Rừng phòng hộ ven biển An Biên - An Minh (Kiên Giang) chạy vắt qua 10 xã ven biển, từ Mũi Rảnh xã Tây Yên, huyện An Biên đến rạch Tiểu Dừa xã Vân Khánh Tây, huyện An Minh (giáp tỉnh Cà Mau) có chiều dài khoảng 60 km với diện tích 4.006 ha; trong đó huyện An Biên có 4 xã, huyện An Minh 6 xã.
Sau nhiều giờ nỗ lực dập lửa, lực lượng chức năng tỉnh Quảng Bình đã cơ bản khống chế, dập tắt được nhiều đám cháy lớn tại khu vực rừng phòng hộ ven biển thuộc hai xã Võ Ninh và Hải Ninh (huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình). Tuy nhiên, đến 8 giờ ngày 20/5, nhiều đám cháy nhỏ trong khu vực vẫn còn âm ỉ. Theo ông Phạm Hồng Thái, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Bình, trong sáng 20/5, các lực lượng chức năng vẫn đang túc trực để dập dập tắt hoàn toàn đám cháy.
Ngày 29/3, Cơ quan Cảnh sát Điều tra, Công an huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông, cho biết cơ quan này đã công bố quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Trương Công Anh (sinh năm 1974), trú tại huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa; Bùi Bá Luân (sinh năm 1989), Điểu Lý (sinh năm 1982), cùng trú tại huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước, để điều tra về hành vi vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản.