Già làng gương mẫu của bản Trung Lương

Đời sống đồng bào dân tộc ở huyện Tân Kỳ (Nghệ An) đã và đang được cải thiện rõ rệt nhờ vai trò quan trọng của nhiều già làng, trưởng bản, trong đó có già làng Trương Viết Văn, người dân tộc Thổ ở bản Trung Lương, xã Tân Xuân.

Gia lang guong mau cua ban Trung Luong hinh anh 1Gia đình già làng Trương Viết Văn thường xuyên gương mẫu, đi đầu trong các phong trào phát triển kinh tế ở địa phương. Ảnh: An Văn Đạt

Khi xã có chủ trương dồn điền đổi thửa, gia đình già Văn đã xung phong nhận những vùng đất cằn cỗi để trồng mía nguyên liệu. Không chỉ nâng cao thu nhập cho gia đình, già Văn còn tình nguyện hiến 300 m2 đất để xây dựng nông thôn mới, đồng thời sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm trồng cây ăn quả, chăn nuôi gia súc, gia cầm…, giúp nhiều hộ đồng bào có thêm nguồn thu, đời sống từng bước cải thiện.

Gia lang guong mau cua ban Trung Luong hinh anh 2Với những đóng góp của mình với bản làng, già làng Trương Viết Văn nhận được nhiều bằng khen, giấy khen của các cấp, các ngành. Ảnh: An Văn Đạt

 

Gia lang guong mau cua ban Trung Luong hinh anh 3Với những đóng góp của mình với bản làng, già làng Trương Viết Văn nhận được nhiều bằng khen, giấy khen của các cấp, các ngành. Ảnh: An Văn Đạt

Không chỉ tiên phong trong phát triển kinh tế, già Văn còn thường xuyên phối hợp cùng các cán bộ xã động viên đồng bào thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Với những đóng góp của mình, già Văn đã vinh dự được tặng bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2017 - 2019.

Hoàng Tâm – An Văn Đạt

Tin liên quan

A Blong - "Già làng" trong lòng cộng đồng dân tộc Rơ Măm

Rơ Măm là một cộng đồng dân tộc ít người, sinh sống tập trung tại làng Le, xã Mô Rai, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum. Với người dân nơi đây, ông A Blong (65 tuổi) được xem như một "già làng trong lòng dân" vì đã giúp cho cộng đồng dân tộc Rơ Măm nhận thức rõ hơn về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Ông A Blong cũng góp công lớn trong việc xóa bỏ những hủ tục, tệ nạn trong cộng đồng và góp phần giữ gìn văn hóa dân tộc, nâng cao phong trào thi đua, phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.


Già làng Trương Viết Văn tiên phong vận động đồng bào Thổ xây dựng nông thôn mới

Từ một bản nghèo khó với đa phần dân số là đồng bào Thổ sinh sống, bản Trung Lương, xã Tân Xuân, huyện Tân Kỳ (Nghệ An) hiện nay đã đổi thay rõ rệt, trở thành bản đi đầu về phong trào xây dựng nông thôn mới của xã. Kết quả đó có sự đóng góp rất lớn của già làng Trương Viết Văn.


Vai trò của già làng ở Tây Nguyên

Đối với đồng bào các dân tộc trên đại ngàn Tây Nguyên, buôn làng là cái nôi hình thành, nuôi dưỡng kho tàng văn hóa của cộng đồng, trong đó già làng là thủ lĩnh tinh thần, là cây cao, bóng cả chở che cho toàn thể người dân trong làng. Già làng là người am hiểu phong tục, tập quán, là người nắm giữ và thực hành tri thức bản địa được tích lũy từ lâu đời.


Già làng A Nguyh – Gương sáng thôn Kép Ram

Với người Bahnar ở thôn Kép Ram, xã Hòa Bình, thành phố Kon Tum (Kon Tum), già làng A Nguyh luôn là tấm gương sáng để mọi người trong làng học tập và làm theo.


Già làng Nay Bim hiến đất xây dựng trường học vùng khó

Già làng Nay Bim là tấm gương sáng đi đầu trong công tác tuyên truyền, vận động bà con hưởng ứng phong trào xây dựng nông thôn mới, đặc biệt là việc hiến đất xây dựng các công trình công cộng, mở đường giao thông trong xã.



Đề xuất