Theo thống kê, hiện nay LPG nội địa được nhập từ hai đơn vị là PV Gas (Dinh Cố, Cà Mau) và BSR (Dung Quất) với sản lượng đạt 828 ngàn tấn, đáp ứng khoảng 45% nhu cầu thị trường LPG nội địa, phần còn lại khoảng 55% là từ nguồn nhập khẩu.
Hiệp hội Gas Việt Nam đánh giá, hành lang pháp lý trong lĩnh vực kinh doanh gas liên tục thay đổi, cụ thể trong giai đoạn 2014 – 2018 đã áp dụng ba Nghị định mới khiến môi trường kinh doanh hiện rất phức tạp. Đặc biệt, vấn nạn san chiết, nạp gas lậu là hoạt động siểu lợi nhuận nên việc ngăn chặn tình trạng này đòi hỏi thời gian và nguồn nhân lực.
Theo ông Nguyễn Hải Long, Chủ tịch Chi hội Gas miền Nam, các vi phạm quy định pháp luật về sang chiết trái phép; chiếm đoạt, hoán đổi vỏ bình, giả nhãn hiệu hàng hóa đối với vỏ bình chứa… vẫn diễn ra khá phổ biến, gây ảnh hưởng đến chất lượng và uy tín của các thương nhân làm ăn chân chính.
Trong năm 2018, việc chống gian lận thương mại tập trung vào các trạm nạp, sang chiết trái phép, trọng điểm vẫn là khu vực các tỉnh, thành Bình Dương, Đồng Nai, Long An…
Thời gian qua Chi hội Gas miền Nam, Hiệp hội Gas Việt Nam đã phối hợp với nhiều cơ quan chức năng tổ chức tuyên truyền, nhằm nâng cao ý thức của người tiêu dùng trong việc sử dụng gas an toàn. Song song đó, việc chống gian lận thương mại luôn được Chi hội Gas miền Nam xác định là một trong những nhiệm vụ hàng đầu.
Cụ thể, trong giai đoạn 2019 – 2024, Chi hội Gas miền Nam sẽ đẩy mạnh hoạt động của Đội đặc nhiệm – Chống gian lận thương mại, đồng thời triển khai chống hàng gian, hàng giả. Điển hình, là rà soát, hỗ trợ doanh nghiệp xử lý triệt để các cửa hàng có dấu hiệu gian lận thương mại trong kinh doanh LGP trên địa bàn./.
Đưa gas vào một cửa hàng cung ứng cho người dân. Nguồn: sggp.org.vn |
Hiệp hội Gas Việt Nam đánh giá, hành lang pháp lý trong lĩnh vực kinh doanh gas liên tục thay đổi, cụ thể trong giai đoạn 2014 – 2018 đã áp dụng ba Nghị định mới khiến môi trường kinh doanh hiện rất phức tạp. Đặc biệt, vấn nạn san chiết, nạp gas lậu là hoạt động siểu lợi nhuận nên việc ngăn chặn tình trạng này đòi hỏi thời gian và nguồn nhân lực.
Theo ông Nguyễn Hải Long, Chủ tịch Chi hội Gas miền Nam, các vi phạm quy định pháp luật về sang chiết trái phép; chiếm đoạt, hoán đổi vỏ bình, giả nhãn hiệu hàng hóa đối với vỏ bình chứa… vẫn diễn ra khá phổ biến, gây ảnh hưởng đến chất lượng và uy tín của các thương nhân làm ăn chân chính.
Trong năm 2018, việc chống gian lận thương mại tập trung vào các trạm nạp, sang chiết trái phép, trọng điểm vẫn là khu vực các tỉnh, thành Bình Dương, Đồng Nai, Long An…
Thời gian qua Chi hội Gas miền Nam, Hiệp hội Gas Việt Nam đã phối hợp với nhiều cơ quan chức năng tổ chức tuyên truyền, nhằm nâng cao ý thức của người tiêu dùng trong việc sử dụng gas an toàn. Song song đó, việc chống gian lận thương mại luôn được Chi hội Gas miền Nam xác định là một trong những nhiệm vụ hàng đầu.
Cụ thể, trong giai đoạn 2019 – 2024, Chi hội Gas miền Nam sẽ đẩy mạnh hoạt động của Đội đặc nhiệm – Chống gian lận thương mại, đồng thời triển khai chống hàng gian, hàng giả. Điển hình, là rà soát, hỗ trợ doanh nghiệp xử lý triệt để các cửa hàng có dấu hiệu gian lận thương mại trong kinh doanh LGP trên địa bàn./.
Mỹ Phương
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN