Tinh hoa làng nghề
Mới đến đầu làng nghề chạm bạc Ðồng Xâm, những tiếng lách cách đục đẽo râm ran vui tai đã thu hút du khách. Tương truyền, ngôi làng nằm bên hữu ngạn sông Đồng Giang đã có tuổi đời trên 600 năm. Nhưng phải tới thế kỷ XVII, làng mới có nghề làm đồ kim hoàn. Công ơn của vị tổ nghề Nguyễn Kim Lâu, người có công truyền về và lập những phường nghề đầu tiên ở đây vẫn được dân làng tưởng nhớ và tôn thờ tại đền Đồng Xâm (xã Hồng Thái).
Hàng chạm bạc Ðồng Xâm có sự chau chuốt, thể hiện sự chuyên nghiệp rõ từ hình khối cân đối, dáng vẻ thanh thoát, điệu nghệ trong từng sản phẩm. Để có được những sản phẩm tinh xảo, vừa lấp lánh ánh kim, vừa mềm mại, tinh tế trong từng đường nét, hoa văn đòi hỏi phải đạt tới trình độ điêu luyện. Chính những đôi bàn tay vàng tỉ mỉ đã thổi hồn vào sản phẩm, khiến chúng trở nên có hồn. Thương hiệu của làng nghề cũng nhờ vậy mà có chỗ đứng vững chắc trên thị trường.
Dù đã có máy móc hiện đại đỡ được phần nào sự vất vả cho người thợ nhưng ở làng Đồng Xâm, vẫn có những công đoạn nhất định phải do con người thực hiện. Các công đoạn tỉ mỉ, chau chuốt, đòi hỏi kỹ thuật và đôi mắt thẩm định nghệ thuật, thể hiện đẳng cấp của nghệ nhân cũng chính là những “ngón” nghề riêng mà người làng Đồng Xâm giữ làm “vốn” cho mình. Thậm chí ngày xưa còn trở thành luật lệ, không ai được mang bí quyết nghề truyền dạy cho nơi khác, cho người làng khác, hay làm đồ giả để lừa người khác, gây sự bất tín thì phải chịu sự trừng phạt thật nặng.
Ở làng chạm bạc Đồng Xâm, mỗi nhà lại là một xưởng nghề thu nhỏ. Ở đâu cũng thấy những bàn tay thoăn thoắt làm việc, tiếng đục, chạm lách cách âm vang suốt bốn mùa. Hiện nay, làng nghề chạm bạc Ðồng Xâm có khoảng 150 tổ, hộ sản xuất. Những nghệ nhân của làng còn được vinh danh, trong đó có những vị lão làng như ông Nguyễn Văn Ngoan, Phạm Văn Nhiêu đã được tôn vinh là Nghệ nhân Nhân dân (năm 2015), ngày đêm lo truyền dạy các bí quyết cho thế hệ sau để giữ nghề truyền thống của cha ông.
Làm giàu cho quê hương
Khác với tưởng tượng về một vùng nông thôn truyền thống, diện mạo của làng nghề chạm bạc Đồng Xâm với những ngôi nhà tầng, nhà ngói mới san sát mọc lên là minh chứng cho một cuộc sống ấm no, giàu có trên mảnh đất quê lúa Thái Bình. Mỗi năm làng nghề tiêu thụ khoảng 300 tấn đồng nguyên liệu, thu về hơn 90 tỷ đồng, chiếm hơn 50% tổng giá trị sản xuất của địa phương.
Xu hướng sản xuất của làng nghề chạm bạc Đồng Xâm cho thấy sự thích nghi và nhạy bén trong việc tiếp cận thị trường, từ việc mở rộng sản phẩm đồ chạm bạc sang đồ đồng, từ sản xuất tự phát sang làm theo đơn đặt hàng… Nhu cầu của thị trường có sự thay đổi, trong những năm trở lại đây, những mặt hàng chế tác đồ đồng còn được ưa chuộng, trở thành dòng sản phẩm chính của làng.
Sản phẩm của Đồng Xâm hiện nay vẫn duy trì ba dòng sản phẩm chính: Đồ trang sức, mỹ nghệ và đồ thờ cúng. Đồ trang sức gồm rất nhiều loại như: dây chuyền, xà tích, nhẫn, hoa tai, lắc, vòng, trâm, khánh, thánh giá… bằng bạc. Mặt hàng được ưa chuộng nhất và đông hộ gia đình làm nhất là đồ thờ cúng, từ các loại đỉnh, vạc, lư hương, đĩa quả, chân đèn, ngai, mũ thờ, long lân quy phụng, hộp bánh thánh… Nghệ nhân Nhân dân Nguyễn Văn Ngoan chia sẻ, ông không thể nhớ nổi có bao nhiêu công trình kiến trúc tâm linh lớn nhỏ trong cả nước đã đặt hàng những người thợ làng Đồng Xâm. Những người thợ trong làng cũng đi khắp nơi để chế tác và hoàn thiện công trình.
Đồ mỹ nghệ gồm có các mặt hàng như đồng hồ, tranh mặt trống đồng, bộ tranh tứ quý, tranh danh lam thắng cảnh, làng quê Việt nam, đồ lưu niệm… lại gắn với thế mạnh riêng của từng hộ sản xuất. Tuy không phải mặt hàng phổ biến nhưng lại độc đáo, thường trở thành quà tặng sang quý hoặc món đồ lưu niệm mà khách du lịch quốc tế ưa chuộng. Đặc biệt, những mặt hàng mang thương hiệu chạm bạc Đồng Xâm này cũng có mặt tại điểm du lịch lớn trong vùng hoặc được bán trên mạng internet cho khách hàng khắp nơi.
Nhờ tài năng và sự sáng tạo, làng nghề chạm bạc truyền thống Đồng Xâm được Trung ương hội Làng nghề Việt Nam công nhận là 1 trong 12 làng nghề tiêu biểu toàn quốc. Nhiều gia đình thu nhập tới hàng trăm triệu mỗi năm. Kinh tế được đảm bảo, những thế hệ người dân trong làng mới có thể yên tâm sản xuất, sáng tạo và giữ gìn nghề truyền thống của cha ông.
Mới đến đầu làng nghề chạm bạc Ðồng Xâm, những tiếng lách cách đục đẽo râm ran vui tai đã thu hút du khách. Tương truyền, ngôi làng nằm bên hữu ngạn sông Đồng Giang đã có tuổi đời trên 600 năm. Nhưng phải tới thế kỷ XVII, làng mới có nghề làm đồ kim hoàn. Công ơn của vị tổ nghề Nguyễn Kim Lâu, người có công truyền về và lập những phường nghề đầu tiên ở đây vẫn được dân làng tưởng nhớ và tôn thờ tại đền Đồng Xâm (xã Hồng Thái).
Sản phẩm chạm bạc Ðồng Xâm có sự chau chuốt, thể hiện sự chuyên nghiệp rõ từ hình khối cân đối, dáng vẻ thanh thoát, điệu nghệ |
Dù đã có máy móc hiện đại đỡ được phần nào sự vất vả cho người thợ nhưng ở làng Đồng Xâm, vẫn có những công đoạn nhất định phải do con người thực hiện. Các công đoạn tỉ mỉ, chau chuốt, đòi hỏi kỹ thuật và đôi mắt thẩm định nghệ thuật, thể hiện đẳng cấp của nghệ nhân cũng chính là những “ngón” nghề riêng mà người làng Đồng Xâm giữ làm “vốn” cho mình. Thậm chí ngày xưa còn trở thành luật lệ, không ai được mang bí quyết nghề truyền dạy cho nơi khác, cho người làng khác, hay làm đồ giả để lừa người khác, gây sự bất tín thì phải chịu sự trừng phạt thật nặng.
Ở làng chạm bạc Đồng Xâm, mỗi nhà lại là một xưởng nghề thu nhỏ. Ở đâu cũng thấy những bàn tay thoăn thoắt làm việc, tiếng đục, chạm lách cách âm vang suốt bốn mùa. Hiện nay, làng nghề chạm bạc Ðồng Xâm có khoảng 150 tổ, hộ sản xuất. Những nghệ nhân của làng còn được vinh danh, trong đó có những vị lão làng như ông Nguyễn Văn Ngoan, Phạm Văn Nhiêu đã được tôn vinh là Nghệ nhân Nhân dân (năm 2015), ngày đêm lo truyền dạy các bí quyết cho thế hệ sau để giữ nghề truyền thống của cha ông.
Làm giàu cho quê hương
Khác với tưởng tượng về một vùng nông thôn truyền thống, diện mạo của làng nghề chạm bạc Đồng Xâm với những ngôi nhà tầng, nhà ngói mới san sát mọc lên là minh chứng cho một cuộc sống ấm no, giàu có trên mảnh đất quê lúa Thái Bình. Mỗi năm làng nghề tiêu thụ khoảng 300 tấn đồng nguyên liệu, thu về hơn 90 tỷ đồng, chiếm hơn 50% tổng giá trị sản xuất của địa phương.
Dù đã có máy móc hiện đại nhưng sản phẩm chạm bạc Đồng Xâm vẫn có những công đoạn nhất định phải do chính bàn tay con người thực hiện |
Sản phẩm của Đồng Xâm hiện nay vẫn duy trì ba dòng sản phẩm chính: Đồ trang sức, mỹ nghệ và đồ thờ cúng. Đồ trang sức gồm rất nhiều loại như: dây chuyền, xà tích, nhẫn, hoa tai, lắc, vòng, trâm, khánh, thánh giá… bằng bạc. Mặt hàng được ưa chuộng nhất và đông hộ gia đình làm nhất là đồ thờ cúng, từ các loại đỉnh, vạc, lư hương, đĩa quả, chân đèn, ngai, mũ thờ, long lân quy phụng, hộp bánh thánh… Nghệ nhân Nhân dân Nguyễn Văn Ngoan chia sẻ, ông không thể nhớ nổi có bao nhiêu công trình kiến trúc tâm linh lớn nhỏ trong cả nước đã đặt hàng những người thợ làng Đồng Xâm. Những người thợ trong làng cũng đi khắp nơi để chế tác và hoàn thiện công trình.
Đôi bàn tay khéo léo của nghệ nhân làng Đồng Xâm |
Đồ mỹ nghệ gồm có các mặt hàng như đồng hồ, tranh mặt trống đồng, bộ tranh tứ quý, tranh danh lam thắng cảnh, làng quê Việt nam, đồ lưu niệm… lại gắn với thế mạnh riêng của từng hộ sản xuất. Tuy không phải mặt hàng phổ biến nhưng lại độc đáo, thường trở thành quà tặng sang quý hoặc món đồ lưu niệm mà khách du lịch quốc tế ưa chuộng. Đặc biệt, những mặt hàng mang thương hiệu chạm bạc Đồng Xâm này cũng có mặt tại điểm du lịch lớn trong vùng hoặc được bán trên mạng internet cho khách hàng khắp nơi.
Nhờ tài năng và sự sáng tạo, làng nghề chạm bạc truyền thống Đồng Xâm được Trung ương hội Làng nghề Việt Nam công nhận là 1 trong 12 làng nghề tiêu biểu toàn quốc. Nhiều gia đình thu nhập tới hàng trăm triệu mỗi năm. Kinh tế được đảm bảo, những thế hệ người dân trong làng mới có thể yên tâm sản xuất, sáng tạo và giữ gìn nghề truyền thống của cha ông.
Theo langvietonline.vn