Đồng Tháp: Ứng dụng hiệu quả công nghệ 4.0 trong sản xuất lúa

Vùng sản xuất lúa chất lượng cao, đủ điều kiện xuất khẩu vào thị trường EU . Ảnh: Vũ Sinh - TTXVN
Vùng sản xuất lúa chất lượng cao, đủ điều kiện xuất khẩu vào thị trường EU . Ảnh: Vũ Sinh - TTXVN

Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Mỹ Đông II, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp là điển hình trong việc ứng dụng hiệu quả "Mô hình cánh đồng sản xuất lúa tiên tiến, tiết kiệm nước ứng dụng các giải pháp công nghệ 4.0".

Đồng Tháp: Ứng dụng hiệu quả công nghệ 4.0 trong sản xuất lúa ảnh 1Vùng sản xuất lúa chất lượng cao, đủ điều kiện xuất khẩu vào thị trường EU . Ảnh: Vũ Sinh - TTXVN

Mô hình thực hiện đồng bộ cả một gói giải pháp kỹ thuật, áp dụng cơ giới hóa từ làm khâu đất, gieo sạ, bón phân thông minh (phân chậm tan), quản lý dịch hại, đến chăm sóc, thu hoạch và gắn liên kế tiêu thụ lúa của các công ty, doanh nghiệp.

Ông Ngô Phước Dũng, Giám đốc Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Mỹ Đông II cho biết, hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Mỹ Đông 2 được thành lập vào năm 2013 với 108 thành viên, số vốn hơn 1,3 tỷ đồng, diện tích sản xuất 570 ha. Hợp tác xã hoạt động 3 dịch vụ chính là dịch vụ tưới tiêu, nạo vét kênh mương và liên kết tiêu thụ lúa, hàng năm hợp tác xã có lợi nhuận trên 300 triệu đồng.

Hiện hợp tác xã thực hiện liên kết sản xuất từ đầu vào như giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và bao tiêu sản phẩm đầu ra với Tập đoàn Lộc Trời và Công ty Cửu Long Seed với diện tích hằng năm trên 1.000ha.

Liên kết sản xuất lúa giống với Công ty TNHH lúa gạo Việt Nam với diện tích trên 900ha/năm. Nông dân tham gia sản xuất liên kết tiêu thụ sản phẩm được công ty thu mua cao hơn từ 900 – 1.000 đồng/kg so với giá thị trường tại thời điểm thu hoạch.

Thời gian qua, hợp tác xã triển khai thực hiện nhiều mô hình trong sản xuất. Trong số đó, có "Mô hình cánh đồng sản xuất lúa tiên tiến, tiết kiệm nước ứng dụng các giải pháp công nghệ 4.0". Mô hình thực hiện đồng bộ cả một gói giải pháp kỹ thuật, áp dụng cơ giới hóa từ làm khâu đất, mật độ gieo sạ, bón phân thông minh (phân chậm tan), quản lý dịch hại, đến chăm sóc, thu hoạch và gắn liên kết – tiêu thụ cho các công ty, doanh nghiệp.

Ông Ngô Phước Dũng, Giám đốc hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Mỹ Đông II cho biết, hợp tác xã áp dụng giảm lượng giống bằng hình thức gieo mạ cấy còn 60 kg/ha, giảm được 80kg/ha so với sản xuất truyền thống. Cấy lúa bằng máy đã giúp nông dân giảm được lượng giống, dễ quản lý đồng ruộng, hạn chế sâu bệnh.

Trong quá trình sản xuất lúa hợp tác xã sử dụng phân bón thông minh bón vùi 1 lần cho cả vụ với số lượng phân 250 kg/ha, giúp giảm công lao động bón phân từ 2-3 lần/vụ so với nông dân canh tác lúa theo truyền thống, kỹ thuật bón vùi giúp tăng hiệu suất sử dụng phân bón, giảm số lượng phân hóa học sử dụng trên đồng ruộng.

Để hạn chế côn trùng gây hại, nhất là rầy, hợp tác xã thực hiện quản lý sâu rầy bằng mạng lưới giám sát sâu rầy thông minh, người dân có thể theo dõi tình hình sau hại trên đồng ruộng qua điện thoại, thực hiện quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) ngay từ đầu vụ giúp bảo tồn nguồn thiên địch,…

Đồng thời, hợp tác xã sử dụng thiết bị bay không người lái khi phun thuốc bảo vệ thực vật, giúp tiết kiệm được lượng thuốc cần sử dụng, hạn chế ảnh hưởng đến sức khỏe so với phun xịt thông thường.

Trong quản lý nước, hợp tác xã áp dụng điều tiết nước theo nhu cầu cây lúa, áp dụng tốt quy trình ngập khô xen kẻ bằng công nghệ 4.0 thông qua hệ thống cảm biến mực nước hoạt động bằng pin năng lượng mặt trời và thiết bị bơm tưới nước tự động giúp giảm được chi phí bơm tưới.

Ở hợp tác xã khi thu hoạch lúa đều sử dụng 100% máy gặt đập liên hợp giảm thất thoát sau thu hoạch, giúp tiến độ thu hoạch thực hiện nhanh trên quy mô lớn.

Sau khi thu hoạch lúa, lượng rơm rạ được thu lại bằng máy cuộn rơm, hạn chế việc đốt rơm rạ, gây ô nhiễm không khí, góp phần vào việc bảo vệ môi trường, cùng chung tay làm giảm tác động biến đổi khí hậu.

Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Mỹ Đông II, huyện Tháp Mười thực hiện mô hình giúp nông dân nắm bắt được những tiến bộ khoa học kỹ thuật ở các khâu quan trọng như giảm giống gieo sạ, giảm số lượng phân bón, giảm thuốc bảo vệ thực vật, giảm nước, quản lý nước ngập khô xen kẻ bằng hệ thống bơm tưới tự động, sử dụng phân thông minh duy nhất chỉ bón 1 lần cho cả quá trình sinh trưởng cây lúa, góp phần giảm phát khí thải nhà kính.

Bên cạnh đó, giúp giảm chi phí sản xuất từ 150-250 đồng/kg, nâng cao năng suất, chất lượng, sản phẩm có đầu ra ổn định, tăng thu nhập cho người dân từ 5 - 8 triệu đồng/ha so canh tác bình thường, Ngoài ra, tạo được vùng nguyên liệu lớn cho các doanh nghiệp thực hiện liên kết tiêu thụ sản phẩm, tiến tới thực hiện cánh đồng lớn, góp phần xây dựng thương hiệu lúa gạo Việt Nam.

Đối với cánh đồng lớn, liên kết, ứng dụng cộng nghệ thông minh vào sản xuất lúa được ngành nông nghiệp tỉnh chú trọng cho thực hiện ứng dụng cơ giới hóa vào khâu làm đất và thu hoạch đạt 100%; sử dụng hệ thông tin địa lý (GIS) để dự báo tình hình sâu bệnh; ứng dụng WebGis trong quản lý và giám sát hệ thống đê điều; ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất (1 chạm – 5 biết, sử dụng phân bón thông minh, bẫy rầy và côn trùng bằng đèn thông minh, phun thuốc bằng phương tiện bay không người lái…) góp phần tạo diện mạo mới từng bước hiện đại cho nông nghiệp đất sen hồng…

Ông Nguyễn Phước Thiện, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp cho rằng cần nhân rộng trong tỉnh mô hình "Cánh đồng thông minh, ứng dụng các giải pháp công nghệ 4.0".


Nguyễn Văn Trí

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm