Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang Trần Hoàng Nhật Nam đánh giá, Dự án “Vùng sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2018 - 2020 và định hướng năm 2025” được triển khai trên địa bàn đã mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội lớn, góp phần ứng dụng rộng rãi khoa học công nghệ nhằm tăng năng suất, sản lượng lúa, tăng thêm giá trị gia tăng và thu nhập cho nông dân so với sản xuất truyền thống, đồng thời nâng cao sức cạnh tranh của ngành hàng lúa gạo, thích ứng biến đổi khí hậu vừa bảo vệ môi sinh, môi trường.
Tại Sóc Trăng, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh đang đẩy mạnh mô hình sản xuất lúa theo hướng hữu cơ. Đây là mô hình sản xuất giúp tăng độ màu mỡ của đất, hạn chế ô nhiễm môi trường, từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất cho nông dân.
Vùng sản xuất kết hợp lúa-tôm của tỉnh Kiên Giang có tổng diện tích khoảng 107.000 ha. Theo kế hoạch, lúa vụ Mùa 2024 - 2025 sản xuất luân canh trên nền đất một vụ lúa, một vụ tôm của tỉnh Kiên Giang xuống giống từ ngày 25/8 đến 25/10/ 2024 với 2 hình thức cấy mạ và gieo sạ lúa giống xuống ruộng. Đến thời điểm hiện tại, nông dân các vùng lúa-tôm trong xuống giống dứt điểm vụ lúa và hầu hết nông dân sản xuất theo hướng hữu cơ, an toàn sinh học. Đây là biện pháp canh tác được ngành nông nghiệp tỉnh khuyến cáo nhân rộng nhằm giúp nông dân giảm chi phí, tăng năng suất, giá bán, tăng lợi nhuận cho nông dân.
Nhiều địa phương tại tỉnh Hà Tĩnh đã và đang triển khai mô hình sản xuất lúa theo hướng hữu cơ. Qua quá trình canh tác, sản xuất cho thấy, đây là mô hình cho lợi nhuận cao, góp phần cải tạo đất và bảo vệ môi trường.
Kon Tum là tỉnh miền núi, được biết đến với các loại cây công nghiệp chủ lực như cà phê, cao su. Tuy nhiên, tận dụng một số khu vực bằng phẳng, trũng thấp hoặc vận dụng kiến thức làm ruộng bậc thang, bà con nông dân tại Kon Tum đã gieo trồng được hơn 7.200 ha lúa nước vụ Đông – Xuân và khoảng 12.500 ha lúa vụ mùa. Đặc biệt, từ vụ mùa 2020 đến nay, ngành nông nghiệp tỉnh đã ứng dụng và đưa vào sản xuất thí điểm một số giống lúa chất lượng cao như ST24, ST25,… bước đầu mở ra triển vọng mới cho bà con nông dân trên địa bàn tỉnh.
Nông dân tỉnh Quảng Bình đang tập trung thu hoạch lúa vụ Đông Xuân. Trong niềm vui được mùa chung của người dân toàn tỉnh, mô hình trồng lúa theo hướng hữu cơ đầu tiên tại Quảng Bình của anh Trần Duy Khánh (huyện Lệ hủy, Quảng Bình) với việc đưa công nghệ thiết bị bay vào gieo sạ, bón phân cũng đã mang lại hiệu quả cao và tạo ra một bước đi đột phá mới.
Hiện nay, diện tích lúa Đông Xuân 2023-2024 thu hoạch 110.475/189.000 ha. Sau khi thu hoạch xong, nhiều thương lái đến mua rơm tươi, giúp người trồng lúa tăng thêm nguồn thu nhập, bình quân mỗi ha lúa vừa thu hoạch xong còn thu thêm từ 600 nghìn đồng đến 1 triệu đồng/ha từ bán rơm tươi và sử dụng rơm tươi bằng nấm Trichoderma bổ sung phân hữu cơ, tăng độ phì nhiêu cho đất, giảm chi phí thuốc bảo vệ thực vật, từ vụ lúa Hè Thu 2024.
UBND thành phố Cần Thơ vừa ban hành Kế hoạch số 176/KH-UBND về xây dựng và nhân rộng mô hình quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) trong sản xuất lúa, cây ăn trái và rau màu trên địa bàn thành phố giai đoạn 2023-2030, góp phần thực hiện Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Bình vừa tổ chức ứng dụng công nghệ số thúc đẩy cơ giới hóa trong sản xuất lúa nhằm mục tiêu đẩy mạnh ứng dụng cơ giới hóa, đáp ứng các nhu cầu sử dụng thiết bị công nghệ số gắn với máy nông nghiệp phục vụ sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp tại địa phương.
Những năm gần đây, ngành Nông nghiệp Hà Nội đã đẩy mạnh cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa và hình thành nhiều vùng sản xuất lúa hàng hóa chất lượng, quy mô tập trung. Theo báo cáo của Trung tâm Khuyến nông Hà Nội, thành phố hiện có diện tích gieo trồng lúa hằng năm khoảng 160.000 ha, là một trong những tỉnh, thành phố có diện tích đất trồng lúa lớn của miền Bắc...
Ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh đang khuyến khích nông dân nhân rộng mô hình trồng lúa sử dụng bón cân đối nguồn phân hữu cơ để giảm chi phí, vừa góp phần bảo vệ môi trường, nâng cao thu nhập. Đây là mô hình sản xuất được nhiều hộ nông dân thực hiện thành công trong vụ lúa Đông Xuân 2021-2022, giảm được chi phí trên 4,5 triệu đồng/ha.
Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Mỹ Đông II, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp là điển hình trong việc ứng dụng hiệu quả "Mô hình cánh đồng sản xuất lúa tiên tiến, tiết kiệm nước ứng dụng các giải pháp công nghệ 4.0".
Liên kết theo chuỗi giá trị trong sản xuất lúa đã trở thành phương thức sản xuất phổ biến trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu. Việc liên kết đã phần nào giải quyết được nỗi lo của nông dân về điệp khúc “được mùa, mất giá”. Đồng thời, thông qua áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị của cây lúa.
Tại Ninh Thuận, sản xuất nông nghiệp theo mô hình cánh đồng lớn đang được nhiều địa phương tích cực triển khai bởi những ưu thế như ứng dụng đồng bộ tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao hiệu quả sản xuất và liên kết với doanh nghiệp, hợp tác xã để bảo đảm đầu ra cho nông sản.
Ba vụ lúa trong năm 2020, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp dự kiến sẽ nhân rộng mô hình sản xuất lúa sử dụng phân bón thông minh trên tổng diện tích 175 ha tại Hợp tác xã Mỹ Đông 2 và Hợp tác xã Thắng Lợi do Tập đoàn Mỹ Lan, tỉnh Trà Vinh hỗ trợ.
Chiều 17/7 tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Cơ quan Hợp tác và Phát triển Thụy Sỹ ký kết thỏa thuận dự án "Hệ thống thông tin viễn thám và bảo hiểm cây trồng tại các nền kinh tế mới nổi - giai đoạn 3" (RIICE).
Ngày 11/7, tại Hậu Giang, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị sơ kết sản xuất trồng trọt vụ Hè Thu, triển khai sản xuất vụ Thu Đông, vụ mùa 2019 tại Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.
Trong vụ Đông Xuân 2018 – 2019, nông dân Tiền Giang đã xuống giống được gần 65.000 ha. Đến đầu tháng 4/2019, bà con đã thu hoạch được gần 63.000 ha với năng suất bình quân 67,4 tạ/ ha và sản lượng gần 423.000 tấn, đạt 96,7% kế hoạch. Tỉnh đang khẩn trương thu hoạch dứt điểm diện tích còn lại trong những ngày tới.