Hát đối đáp theo điệu Hà Lều “Mà dương tỉ Cọn Khang” (Về thăm làng rèn) của các nghệ nhân Cao Bằng trong chương trình "Làng Việt" tại xã Phúc Sen, huyện Quảng Uyên (Cao Bằng). Ảnh: Công Hải |
Hát ru ứ noọng nòn, vén noọng nèn; “nòn” hay “nèn” đều đồng nghĩa là ngủ, nhưng “nèn” biểu hiện sự trìu mến thân thương, ngôn ngữ phù hợp với tính cách ngộ nghĩnh, trong trẻo của trẻ thơ. Đây là thể loại dân ca phổ biến khắp nơi có dân tộc Tày cư trú. Nội dung các bài hát ru cơ bản giống nhau, nhưng giai điệu, cách hát của mỗi miền quê có sự khác nhau làm cho hát ru thêm phong phú sinh động.
Những lời ru cổ xưa thường rất tinh tế, dí dỏm vừa hợp với tư duy trẻ thơ, vừa phản ánh khá rõ nét, cụ thể về nền văn minh lúa nước. Các bài hát ru đều theo thể thơ 5 chữ, cấu trúc âm ngữ như đồng dao. Chẳng hạn như: Ứ noọng nèn/Nèn đắc nèn đí/Nèn tha ý mẻ mà/Mẻ pây thổng au pja/Mẻ pây nà au luổm/Đáy mẻ luổm pác đeng/Đáy mẻ mèng pác cắm/Đáy mẻ lắm cò lài/Đảy mẻ vài coóc ả/Đảy mẻ bẻ coóc com/Đảy bjoóc hom rắp sli/Ứ đắc đí noọng nèn. Tạm dịch: Ứ em ngủ/Ngủ kỹ ngủ say/Ngủ chờ mẹ đi về/Mẹ ra đồng lấy cá/Mẹ ra ruộng bắt muỗm/Được mẹ muỗm miệng hồng/Được mẹ ve miệng thắm/Được chim cắt cổ vằn/Được mẹ trâu sừng mở/Được mẹ dê sừng quắp/Được hoa thơm.
Điệu ru mượt mà, êm ái, ngân nga, man mác trưa hè, dịu dàng ấm áp lúc giá đông, khiến bé như cảm nhận có mẹ ở bên mà yên lòng, nhẹ nhàng trôi vào giấc ngủ thần tiên. Khi xưa, nhà nào cũng có nôi, bé nào cũng được nằm nôi từ khi đầy tháng đến hai, ba tuổi. Cùng với tiếng kẽo kẹt đưa nôi đều đều như nhịp nhạc hòa vào tiếng hát êm ái ngọt ngào của các bà, các mẹ, các chị, ngày qua ngày chúng còn thuộc lòng và hát được bi bô. Đến khi trưởng thành, lời ru ấy đã trở thành hành trang từ tuổi thơ vào đời với tình cảm ơn sâu nghĩa nặng mẹ cha. Thời ấy, ai đã có dịp đến với các làng người Tày rất dễ bắt gặp hàng chục tiếng ru cất lên cùng lúc, nghe như bản hòa tấu yên ả thanh bình đậm đà bản sắc quê hương.
Phong slư (còn gọi là phảng lài) là một thể loại dân ca phổ biến phân bố hầu khắp các tỉnh vùng Đông Bắc nước ta, những nơi có bà con dân tộc Tày cư trú, nhất là các tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn. Phong slư cần được hiểu theo nghĩa là một bức thư tình viết theo thể thơ thất ngôn trường thiên bằng tiếng Tày và đôi câu Hán tự, Hán Nôm có lẫn với cả Nôm Tày. Những bức thư tình ấy là nỗi niềm suy tư thầm kín, sâu lắng từ đáy lòng của các chàng trai, cô gái mới quen hay đã và đang bén duyên nhau hoặc là tơ duyên trắc trở. Tình yêu của họ dạt dào như nước suối nguồn, ngày đêm thương nhớ nhưng lại ít có điều kiện được ở gần nhau để lượn hát tâm tình, vì thế, phong slư là phương tiện chuyển tải nội dung tình yêu lứa đôi, là người bạn áp má, kề gối của họ. Để giải tỏa được nỗi nhớ mong da diết, qua thư nói lên tâm tư của mình với bạn, nhận được phong slư như đã được gặp bạn rồi, nhớ bạn, chờ thư nao lòng là vậy.
Với tâm trạng đó, nên nội dung thư và kể cả khi ngâm nga thành điệu hát phong slư, người ta cảm nhận được nỗi niềm day dứt, khao khát hướng về nhau để trải lòng, giãi bày, tâm tình với bạn, giai điệu ngọt ngào man mác lúc trầm khi bổng vút lên ý nhị, hàm chứa đầy tương tư. Càng cách xa nhau, tình cảm càng lắng dày theo năm tháng, những cánh thư tình qua lại càng nhiều, nội dung hình thức thêm phong phú, đậm đà. Có những thư tình rất sâu sắc, từ ngữ giàu hình ảnh ví von, ngọt ngào, chan chứa đầy sức thuyết phục, quyến rũ bạn tình.
Thông thường thì phần mở đầu dường như theo một khuôn mẫu có sẵn. Một năm có bốn mùa, thư viết thời điểm nào thì câu mở đầu liên quan nhắc tới mùa đó. Chẳng hạn: Thu thiên vằn dú quẹng buồn lai/Căm bút chép phảng lài phác bạn... (tạm dịch: Ngày thu vắng vẻ buồn thay/Cầm bút viết thư tình gửi bạn) hay: Xuân thiên vằn dú puồn chứ bạn/Thêm tiểng mèng chang ngạn roọng slương… (tạm dịch: Tiết xuân ngày tương tư nhớ bạn/Thêm tiếng ve rừng khắc khoải thương).
Tác giả của những bức thư tình này không chỉ một mình tự sáng tác mà thường là tác phẩm tập thể vài ba người, thậm chí còn phải nhờ đến các nghệ nhân bậc thầy viết giúp. Bởi vậy, phong slư nào cũng hàm chứa tình cảm mặn nồng, nhiệt tâm cháy bỏng, nghệ thuật chữ nghĩa khá sắc sảo:… Cừn vằn noọng lo slướng phển lầng/Khảm bươn slí thẻo thâng bươn hả/Vằn pây thâng lốc chả đăm nà/Tâự nhiên ón pác tha pác nả/Chứ thâng cằm pỉ cạ tương tư/Vằn lốc chả sloong mừ cót kháu/Tiểng cạ pây rèo pậu hết công/Cố slưởng càm pây thâng theo sản/Tâự nhiên bâu xâử cháng đuổi cần/Mặc cạ đét cạ pjân noọng chứ… (tạm dịch nghĩa: Đêm ngày em lo lắng không nguôi/Qua tháng tư lại đến tháng năm/Ngày đi làm nhổ mạ cấy lúa/Tự nhiên mặt rầu rĩ âu sầu/Nhớ đến lời chàng dặn tương tư/Ngày nhổ mạ hai tay bó gối/Tiếng là đi theo họ làm công/Cố bước đi đến nơi lại biếng/Tự nhiên không muốn nói cùng ai/Dù mưa hay nắng em đều nhớ...).
Hầu hết các bức thư tình hay mô tả về hoàn cảnh, nỗi niềm, giãi bày tâm trạng của mình với bạn tình, có khi dài tới hàng trăm câu. Thư được trình bày tỉ mỉ, công phu trên giấy bản hoặc viết hay thêu trên vải, lụa, có trang trí họa tiết rất đẹp, đó là hình con rồng, phượng, én, nhạn. Trang thư đầu hay cuối đều có câu “vàn én” nghĩa là nhờ én chuyển thư đến người thương. Một phong slư đúng kiểu mẫu thường có một bài thơ ở cuối trang thư.
Mặt khác, người ta còn vận dụng hình thức và giai điệu phong slư để ghi chép chuyện rất hiệu quả, làm cho ai cũng dễ thuộc, nhớ lâu, như: Nam Kim - Thị Đan, Phạm Tải - Ngọc Hoa, Cẩu chủa cheng vùa, Pú Lương Quân, Bjoóc lạ, Tần Chu lục pjạ… Có thể nói, mỗi bức thư là một tác phẩm sáng tác dày công, những ý tứ khuôn mẫu chiếm tỷ lệ rất nhỏ, mỗi người ở hoàn cảnh, địa phương nào đều có nội dung, hình thức riêng cho mình. Đến khi họ có được nhau thì phong slư trở thành kỷ vật lưu niệm quý báu được trân trọng gìn giữ của hai người. Đương nhiên, các cặp không đến được với nhau, phong slư và quãng thời gian say đắm ấy là kỷ niệm đẹp, mãi mãi không bao giờ quên.
Ngày nay, những lời ru và phong slư vẫn được các thế hệ bảo tồn, lưu giữ. Những lời thơ mới được đặt trên nền thơ cổ để cho mọi người ngâm nga cho cuộc sống thêm đậm đà, yêu mến. Qua đó, những nét đẹp của loại hình văn hóa dân gian truyền thống hát ru và Phong slư này sẽ còn sức sống lâu bền trong văn hóa người Tày.
Những lời ru cổ xưa thường rất tinh tế, dí dỏm vừa hợp với tư duy trẻ thơ, vừa phản ánh khá rõ nét, cụ thể về nền văn minh lúa nước. Các bài hát ru đều theo thể thơ 5 chữ, cấu trúc âm ngữ như đồng dao. Chẳng hạn như: Ứ noọng nèn/Nèn đắc nèn đí/Nèn tha ý mẻ mà/Mẻ pây thổng au pja/Mẻ pây nà au luổm/Đáy mẻ luổm pác đeng/Đáy mẻ mèng pác cắm/Đáy mẻ lắm cò lài/Đảy mẻ vài coóc ả/Đảy mẻ bẻ coóc com/Đảy bjoóc hom rắp sli/Ứ đắc đí noọng nèn. Tạm dịch: Ứ em ngủ/Ngủ kỹ ngủ say/Ngủ chờ mẹ đi về/Mẹ ra đồng lấy cá/Mẹ ra ruộng bắt muỗm/Được mẹ muỗm miệng hồng/Được mẹ ve miệng thắm/Được chim cắt cổ vằn/Được mẹ trâu sừng mở/Được mẹ dê sừng quắp/Được hoa thơm.
Điệu ru mượt mà, êm ái, ngân nga, man mác trưa hè, dịu dàng ấm áp lúc giá đông, khiến bé như cảm nhận có mẹ ở bên mà yên lòng, nhẹ nhàng trôi vào giấc ngủ thần tiên. Khi xưa, nhà nào cũng có nôi, bé nào cũng được nằm nôi từ khi đầy tháng đến hai, ba tuổi. Cùng với tiếng kẽo kẹt đưa nôi đều đều như nhịp nhạc hòa vào tiếng hát êm ái ngọt ngào của các bà, các mẹ, các chị, ngày qua ngày chúng còn thuộc lòng và hát được bi bô. Đến khi trưởng thành, lời ru ấy đã trở thành hành trang từ tuổi thơ vào đời với tình cảm ơn sâu nghĩa nặng mẹ cha. Thời ấy, ai đã có dịp đến với các làng người Tày rất dễ bắt gặp hàng chục tiếng ru cất lên cùng lúc, nghe như bản hòa tấu yên ả thanh bình đậm đà bản sắc quê hương.
Phong slư (còn gọi là phảng lài) là một thể loại dân ca phổ biến phân bố hầu khắp các tỉnh vùng Đông Bắc nước ta, những nơi có bà con dân tộc Tày cư trú, nhất là các tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn. Phong slư cần được hiểu theo nghĩa là một bức thư tình viết theo thể thơ thất ngôn trường thiên bằng tiếng Tày và đôi câu Hán tự, Hán Nôm có lẫn với cả Nôm Tày. Những bức thư tình ấy là nỗi niềm suy tư thầm kín, sâu lắng từ đáy lòng của các chàng trai, cô gái mới quen hay đã và đang bén duyên nhau hoặc là tơ duyên trắc trở. Tình yêu của họ dạt dào như nước suối nguồn, ngày đêm thương nhớ nhưng lại ít có điều kiện được ở gần nhau để lượn hát tâm tình, vì thế, phong slư là phương tiện chuyển tải nội dung tình yêu lứa đôi, là người bạn áp má, kề gối của họ. Để giải tỏa được nỗi nhớ mong da diết, qua thư nói lên tâm tư của mình với bạn, nhận được phong slư như đã được gặp bạn rồi, nhớ bạn, chờ thư nao lòng là vậy.
Với tâm trạng đó, nên nội dung thư và kể cả khi ngâm nga thành điệu hát phong slư, người ta cảm nhận được nỗi niềm day dứt, khao khát hướng về nhau để trải lòng, giãi bày, tâm tình với bạn, giai điệu ngọt ngào man mác lúc trầm khi bổng vút lên ý nhị, hàm chứa đầy tương tư. Càng cách xa nhau, tình cảm càng lắng dày theo năm tháng, những cánh thư tình qua lại càng nhiều, nội dung hình thức thêm phong phú, đậm đà. Có những thư tình rất sâu sắc, từ ngữ giàu hình ảnh ví von, ngọt ngào, chan chứa đầy sức thuyết phục, quyến rũ bạn tình.
Thông thường thì phần mở đầu dường như theo một khuôn mẫu có sẵn. Một năm có bốn mùa, thư viết thời điểm nào thì câu mở đầu liên quan nhắc tới mùa đó. Chẳng hạn: Thu thiên vằn dú quẹng buồn lai/Căm bút chép phảng lài phác bạn... (tạm dịch: Ngày thu vắng vẻ buồn thay/Cầm bút viết thư tình gửi bạn) hay: Xuân thiên vằn dú puồn chứ bạn/Thêm tiểng mèng chang ngạn roọng slương… (tạm dịch: Tiết xuân ngày tương tư nhớ bạn/Thêm tiếng ve rừng khắc khoải thương).
Tác giả của những bức thư tình này không chỉ một mình tự sáng tác mà thường là tác phẩm tập thể vài ba người, thậm chí còn phải nhờ đến các nghệ nhân bậc thầy viết giúp. Bởi vậy, phong slư nào cũng hàm chứa tình cảm mặn nồng, nhiệt tâm cháy bỏng, nghệ thuật chữ nghĩa khá sắc sảo:… Cừn vằn noọng lo slướng phển lầng/Khảm bươn slí thẻo thâng bươn hả/Vằn pây thâng lốc chả đăm nà/Tâự nhiên ón pác tha pác nả/Chứ thâng cằm pỉ cạ tương tư/Vằn lốc chả sloong mừ cót kháu/Tiểng cạ pây rèo pậu hết công/Cố slưởng càm pây thâng theo sản/Tâự nhiên bâu xâử cháng đuổi cần/Mặc cạ đét cạ pjân noọng chứ… (tạm dịch nghĩa: Đêm ngày em lo lắng không nguôi/Qua tháng tư lại đến tháng năm/Ngày đi làm nhổ mạ cấy lúa/Tự nhiên mặt rầu rĩ âu sầu/Nhớ đến lời chàng dặn tương tư/Ngày nhổ mạ hai tay bó gối/Tiếng là đi theo họ làm công/Cố bước đi đến nơi lại biếng/Tự nhiên không muốn nói cùng ai/Dù mưa hay nắng em đều nhớ...).
Hầu hết các bức thư tình hay mô tả về hoàn cảnh, nỗi niềm, giãi bày tâm trạng của mình với bạn tình, có khi dài tới hàng trăm câu. Thư được trình bày tỉ mỉ, công phu trên giấy bản hoặc viết hay thêu trên vải, lụa, có trang trí họa tiết rất đẹp, đó là hình con rồng, phượng, én, nhạn. Trang thư đầu hay cuối đều có câu “vàn én” nghĩa là nhờ én chuyển thư đến người thương. Một phong slư đúng kiểu mẫu thường có một bài thơ ở cuối trang thư.
Mặt khác, người ta còn vận dụng hình thức và giai điệu phong slư để ghi chép chuyện rất hiệu quả, làm cho ai cũng dễ thuộc, nhớ lâu, như: Nam Kim - Thị Đan, Phạm Tải - Ngọc Hoa, Cẩu chủa cheng vùa, Pú Lương Quân, Bjoóc lạ, Tần Chu lục pjạ… Có thể nói, mỗi bức thư là một tác phẩm sáng tác dày công, những ý tứ khuôn mẫu chiếm tỷ lệ rất nhỏ, mỗi người ở hoàn cảnh, địa phương nào đều có nội dung, hình thức riêng cho mình. Đến khi họ có được nhau thì phong slư trở thành kỷ vật lưu niệm quý báu được trân trọng gìn giữ của hai người. Đương nhiên, các cặp không đến được với nhau, phong slư và quãng thời gian say đắm ấy là kỷ niệm đẹp, mãi mãi không bao giờ quên.
Ngày nay, những lời ru và phong slư vẫn được các thế hệ bảo tồn, lưu giữ. Những lời thơ mới được đặt trên nền thơ cổ để cho mọi người ngâm nga cho cuộc sống thêm đậm đà, yêu mến. Qua đó, những nét đẹp của loại hình văn hóa dân gian truyền thống hát ru và Phong slư này sẽ còn sức sống lâu bền trong văn hóa người Tày.
Theo baocaobang.vn