Diện mạo mới trên vùng Đất Đỏ

Toàn cảnh ấp Tân Thuận, xã Long Tân, huyện Đất Đỏ (Bà Rịa - Vũng Tàu), nơi có đông đồng bào dân tộc Chơro cư trú. Ảnh: An Hiếu
Toàn cảnh ấp Tân Thuận, xã Long Tân, huyện Đất Đỏ (Bà Rịa - Vũng Tàu), nơi có đông đồng bào dân tộc Chơro cư trú. Ảnh: An Hiếu

Với nhiều mô hình kinh tế trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản…, đời sống của đồng bào các dân tộc trên quê hương người con gái đất đỏ Võ Thị Sáu hôm nay được nâng lên rõ rệt, là nền tảng quan trọng để huyện Đất Đỏ (Bà Rịa - Vũng Tàu) hoàn thành mục tiêu giảm nghèo bền vững, đạt chuẩn huyện nông thôn mới...

Diện mạo mới trên vùng Đất Đỏ ảnh 1Toàn cảnh ấp Tân Thuận, xã Long Tân, huyện Đất Đỏ (Bà Rịa - Vũng Tàu), nơi có đông đồng bào dân tộc Chơro cư trú. Ảnh: An Hiếu

Đến với Đất Đỏ trong những ngày tháng 8 này, không khó để thấy được những đổi thay ở vùng căn cứ địa cách mạng năm xưa. Đó là tuyến đường Võ Thị Sáu khang trang, thoáng đãng 4 làn xe ngang qua thị trấn Đất Đỏ; là đường vào ấp Tân Thuận, xã Long Tân có tổng chiều dài gần 2,2 km mới được đầu tư nâng cấp với tổng kinh phí trên 4,5 tỷ đồng; là các tuyến đường giao thông đều được rải nhựa, bê tông hóa...

Diện mạo mới trên vùng Đất Đỏ ảnh 2Trong 6 tháng đầu năm 2020, huyện Đất Đỏ đã phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh thẩm định và thống nhất hỗ trợ con giống (dê, bò) cho 24 hộ dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn. Ảnh: An Hiếu

Là huyện ven biển thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Đất Đỏ hiện có trên 20.000 hộ dân với nhiều thành phần dân tộc như: Kinh, Chơro, Hoa, Khmer, Nùng, Mường, Tày, Chăm, Ê-đê… Theo lãnh đạo Ủy ban Nhân dân huyện Đất Đỏ cho biết: Những năm qua, để nâng cao đời sống đồng bào, huyện đã triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo về y tế, giáo dục, nhà ở, tín dụng ưu đãi, xây dựng mô hình giảm nghèo bền vững… Nhờ vậy, đến cuối năm 2019, toàn huyện chỉ còn 170 hộ nghèo, chiếm hơn 1% dân số. Trong đó, hộ nghèo là người dân tộc thiểu số còn rất ít.

Diện mạo mới trên vùng Đất Đỏ ảnh 3

Mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng của gia đình anh Lương Văn Dũng ở ấp Tân Hòa, xã Long Tân, huyện Đất Đỏ (Bà Rịa - Vũng Tàu) với quy mô 8 khu trại, tổng diện tích 8.000 m2. Ảnh: An Hiếu

Bên cạnh những thành công trong công tác giảm nghèo, chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) ở huyện Đất Đỏ cũng đạt kết quả ấn tượng với 100% số xã được công nhận đạt chuẩn NTM, trong đó có 2 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 4 xã còn lại đang phấn đấu đạt chuẩn NTM nâng cao.

Diện mạo mới trên vùng Đất Đỏ ảnh 4Làng chài Phước Hải ở thị trấn Phước Hải, huyện Đất Đỏ là làng cá lâu đời của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, người dân chủ yếu sống bằng nghề chài lưới, đánh bắt cá, chế biến thủy hải sản. Ảnh: An Hiếu
Diện mạo mới trên vùng Đất Đỏ ảnh 5Mô hình trồng hồ tiêu trên vùng đất đỏ bazan, đem lại hiệu quả kinh tế cao tại huyện Đất Đỏ (Bà Rịa - Vũng Tàu). Ảnh: An Hiếu
Diện mạo mới trên vùng Đất Đỏ ảnh 6Những tháng đầu năm 2020, huyện Đất Đỏ đã hỗ trợ xây mới 7 căn nhà ở cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khan. Ảnh: An Hiếu

Để có thành công này, giai đoạn 2011 - 2019, huyện đã huy động tổng nguồn vốn hơn 3.000 tỷ đồng đầu tư xây dựng, hoàn thiện kết cấu hạ tầng nông thôn; hình thành các khu vực sản xuất nông nghiệp chuyên canh, thâm canh, mô hình ứng dụng công nghệ cao... Nhờ vậy, Đất Đỏ luôn là huyện đi đầu của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong công cuộc xây dựng NTM. Diện mạo nông thôn trên địa bàn huyện nói chung và các xã nói riêng đã có nhiều khởi sắc, kinh tế phát triển theo hướng bền vững, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao. Với những kết quả đạt được, đảng bộ, chính quyền và đồng bào các dân tộc huyện Đất Đỏ tin tưởng sẽ trở thành huyện đạt chuẩn NTM vào cuối năm 2020.

Nhu Giang - An Hiếu

(DTMN)

Có thể bạn quan tâm