Người Ê-đê trên Cao nguyên Đắk Lắk không chỉ có truyền thống văn hóa lâu đời mà còn có nền ẩm thực đặc sắc với những món ăn độc đáo, là sự hòa quyện của hương vị núi rừng. Ẩm thực của người Ê-đê là sự hòa trộn tinh tế của các loại thực phẩm sẵn có của địa phương, các loại thảo mộc, gia vị cùng phong cách nấu nướng và chế biến đặc biệt.
Với nhiều mô hình kinh tế trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản…, đời sống của đồng bào các dân tộc trên quê hương người con gái đất đỏ Võ Thị Sáu hôm nay được nâng lên rõ rệt, là nền tảng quan trọng để huyện Đất Đỏ (Bà Rịa - Vũng Tàu) hoàn thành mục tiêu giảm nghèo bền vững, đạt chuẩn huyện nông thôn mới...
Từ bao đời nay, nghề dệt thổ cẩm đã trở thành biểu tượng, nét đẹp văn hóa cổ truyền không thể thiếu trong đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc Êđê. Trong khi nghề này đang dần mai một ở một số buôn làng thì ở buôn Alê A (phường Ea Tam, TP. Buôn Ma Thuột) vẫn còn nhiều người, nhiều gia đình cần mẫn gìn giữ sắc màu thổ cẩm.
Đến nay, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã có 118 trường học đưa bộ môn tiếng Ê - đê vào giảng dạy, trong đó bậc tiểu học là 105 trường với 597 lớp, 11.963 học sinh, bậc THCS có 13 trường với 38 lớp và 1.378 học sinh. Việc dạy tiếng Êđê cho học sinh nhằm gìn giữ và phát huy vốn ngôn ngữ, chữ viết của đồng bào dân tộc thiểu số người Ê đê.
Theo quan niệm của người Ê-đê, cây nêu là cầu nối giữa đất với trời, cầu nối tâm linh đem những gửi gắm, ước vọng của con người tới Yàng, tổ tiên ông bà.
Lễ kết nghĩa anh em của đồng bào M’Nông và Ê-đê là một nét văn hóa đặc sắc. thể hiện tinh thần đoàn kết trong cuộc sống, sinh hoạt giữa các cộng đồng dân tộc.
Năm 2003, trước thực tế nghề dệt thổ cẩm của người Ê-đê bị mai một, chị H’Yam Bkrông ở buôn Tơ Jú, xã Eakao, thành phố Buôn Mê Thuột (Đắk Lắk) đã phối hợp cùng hội viên phụ nữ trong buôn thành lập Hợp tác xã thổ cẩm Tơng Bông nhằm khôi phục nghề dệt thổ cẩm và đưa sản phẩm ra thị trường.
Dạy tiếng Êđê trong các trường phổ thông có đông học sinh dân tộc Êđê trên địa bàn tỉnh đang dần ổn định với quy mô trường, lớp, sĩ số học sinh (HS) tăng đều; đội ngũ giáo viên dạy tiếng Êđê được tăng cường; sách giáo khoa, tài liệu bổ trợ được biên soạn, phát hành…
Theo phong tục của người Ê-đê, khi chủ nhà bước qua 60 mùa rẫy (nghĩa là từ 60 tuổi trở lên) thì con cháu trong gia đình tổ chức lễ Băh Ênang (cầu an - cầu sức khỏe) cho ông bà, cha mẹ nhằm thể hiện lòng hiếu nghĩa đối với người sinh thành, nuôi dưỡng mình.