UBND huyện Cù Lao Dung đầu tư xây dựng khu tái định cư cho người dân giải phóng mặt bằng cầu Đại Ngãi. Ảnh: Tuấn Phi-TTXVN

Đổi thay trên xã đảo từ chương trình xây dựng nông thôn mới

Huyện Cù Lao Dung (tỉnh Sóc Trăng) được xem là “hòn ngọc” ở cuối dòng Mê Công. Đây là địa phương biệt lập hoàn toàn với đất liền, có vị trí nằm giữa hai nhánh sông Hậu đổ ra Biển Đông, với 8 đơn vị hành chính (7 xã và 1 thị trấn). Các xã trên địa bàn được Thủ tướng Chính phủ công nhận xã đảo.

Đắk Lắk triển khai trọng tâm, trọng điểm, đúng mục tiêu, đối tượng các chương trình mục tiêu quốc gia

Đắk Lắk triển khai trọng tâm, trọng điểm, đúng mục tiêu, đối tượng các chương trình mục tiêu quốc gia

Ngày 11/7, UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2023; đánh giá tình hình thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2023; giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm giai đoạn 2023 - 2025 và định hướng triển khai trong giai đoạn 2026 - 2030.
Thái Nguyên nâng cao chất lượng các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới

Thái Nguyên nâng cao chất lượng các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới

Tại tỉnh Thái Nguyên, Chương trình xây dựng nông thôn mới đã đạt được nhiều thành tựu, ngày càng đi vào chiều sâu, chú trọng nâng cao chất lượng tiêu chí, các phong trào xây dựng hộ gia đình nông thôn mới, xóm nông thôn mới kiểu mẫu, xã nông thôn mới nâng cao đang được các địa phương quan tâm nhân rộng và đạt nhiều kết quả.
Hà Nội khai mạc phiên chợ đêm trên mây số thứ 5

Hà Nội khai mạc phiên chợ đêm trên mây số thứ 5

Tối 1/10, Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng Nông thôn mới Hà Nội phối hợp với các đơn vị như Viện Nghiên cứu Chuyển đổi số ASEAN, Trung tâm Hỗ trợ Nghiên cứu và Phát triển Cộng đồng, Đài Truyền hình kỹ thuật số VTC (VTC NOW) và Chuyên trang Tạp chí điện tử Hội nhập Văn hóa và Phát triển đồng tổ chức phiên chợ đêm trên mây số thứ 5.
Mô hình trồng dâu nuôi tằm của một hộ dân huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng. Ảnh: Chu Hiệu - TTXVN

Cao Bằng: Khởi sắc trên quê hương nông thôn mới

Hơn 10 năm với nhiều cách làm sáng tạo và chủ động, Chương trình xây dựng nông thôn mới đã thổi luồng sinh khí mới đến những vùng nông thôn của tỉnh Cao Bằng. Đến nay, tỉnh đã có 17 xã về đích nông thôn mới. Diện mạo nhiều vùng nông thôn mới đang từng ngày “thay da đổi thịt”, đời sống của người dân được cải thiện cả về vật chất và tinh thần.
Toàn cảnh ấp Tân Thuận, xã Long Tân, huyện Đất Đỏ (Bà Rịa - Vũng Tàu), nơi có đông đồng bào dân tộc Chơro cư trú. Ảnh: An Hiếu

Diện mạo mới trên vùng Đất Đỏ

Với nhiều mô hình kinh tế trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản…, đời sống của đồng bào các dân tộc trên quê hương người con gái đất đỏ Võ Thị Sáu hôm nay được nâng lên rõ rệt, là nền tảng quan trọng để huyện Đất Đỏ (Bà Rịa - Vũng Tàu) hoàn thành mục tiêu giảm nghèo bền vững, đạt chuẩn huyện nông thôn mới...
Xã Ngọc Đào, huyện Hà Quảng (Cao Bằng) nhìn từ trên cao. Ảnh: Chu Hiệu

Đổi thay trên quê hương cách mạng Hà Quảng

Hà Quảng là huyện giàu truyền thống cách mạng của tỉnh Cao Bằng nói riêng và cả nước nói chung. Phát huy truyền thống đó, với tinh thần "đoàn kết, đổi mới, phát triển", Hà Quảng đã triển khai hiệu quả các nguồn lực cho công tác giảm nghèo và không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào...
Người dân xã Thanh Vân (huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang) thu hoạch lúa mùa, bảo đảm lương thực, phục vụ đời sống ấm no.Ảnh: Minh Tâm - TTXVN

Đòn bẩy giúp đồng bào vùng biên thoát nghèo (Bài 3)

Với chủ trương thu hẹp khoảng cách giữa miền núi và miền xuôi, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đầu tư, xây dựng hệ thống điện - đường - trường - trạm, cũng như triển khai, thực hiện các chương trình và đề án hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số ổn định đời sống, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo bền vững. Để ghi nhận những kết quả trong công tác giảm nghèo, phóng viên TTXVN thực hiện loạt 4 bài viết với chủ đề "Đòn bẩy giúp đồng bào vùng biên thoát nghèo".
Tuyên Quang: Những đảng viên gương mẫu đi đầu ở cơ sở

Tuyên Quang: Những đảng viên gương mẫu đi đầu ở cơ sở

Phong trào hiến đất làm đường thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới tại Tuyên Quang đã lan tỏa ở hầu hết các địa phương trong tỉnh, góp phần không nhỏ giúp các xã hoàn thành tiêu chí về đường giao thông nông thôn trong xây dựng nông thôn mới. Đạt được những kết quả trên, ngoài sự đồng thuận, chung tay của nhân dân còn có sự đóng góp công sức của những đảng viên gương mẫu đi đầu trong thực hiện các phong trào tại cơ sở.
Các tỉnh phía Nam huy động hơn 932.000 tỷ đồng cho xây dựng nông thôn mới

Các tỉnh phía Nam huy động hơn 932.000 tỷ đồng cho xây dựng nông thôn mới

Theo Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương, trong giai đoạn 2010 - 2019, tổng nguồn vốn huy động thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới của vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long đạt 932.498 tỷ đồng, cao nhất cả nước (khoảng 40%). Trong đó, ngân sách đối ứng của địa phương là 81.481 tỷ đồng; vốn huy động từ người dân và cộng đồng là 79.553 tỷ đồng.
Xử lý gần 96% nợ đọng xây dựng cơ bản nông thôn mới

Xử lý gần 96% nợ đọng xây dựng cơ bản nông thôn mới

Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương cho biết, theo số liệu tổng hợp của các địa phương tính đến hết năm 2018, nợ đọng xây dựng cơ bản trong Chương trình xây dựng nông thôn mới đã giảm được khoảng 95,7% so với tổng số nợ 15.218 tỷ đồng vào thời điểm tháng 1/2016. Hiện, tổng số nợ đọng xây dựng cơ bản trong xây dựng nông thôn mới là 651,8 tỷ đồng, giảm hơn 4.298 tỷ đồng so với tháng 1/2018.