Diện mạo mới ở những vùng nông nghiệp công nghệ cao Lâm Đồng

Trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã hình thành 19 vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trải đều trên 12 huyện, thành phố.Ảnh: Ngọc Hà
Trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã hình thành 19 vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trải đều trên 12 huyện, thành phố.Ảnh: Ngọc Hà

Nhờ tập trung phát triển những vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, ngành nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng đã có những bước phát triển vượt bậc, vừa nâng cao đời sống vừa góp phần thay đổi tư duy, trình độ sản xuất của đồng bào dân tộc…

Diện mạo mới ở những vùng nông nghiệp công nghệ cao Lâm Đồng ảnh 1Trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã hình thành 19 vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trải đều trên 12 huyện, thành phố.Ảnh: Ngọc Hà

Tại thành phố Đà Lạt và các huyện Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng đang hình thành và phát triển những vùng chuyên canh rau, hoa, cà phê, cây dược liệu, đặc sản... ứng dụng công nghệ cao. Qua đó, đã tạo ra diện mạo mới, nâng cao hiệu quả kinh tế về sản xuất và thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm. Tính đến hết năm 2020, toàn tỉnh đã có 60.228 ha diện tích rau, hoa, chè, cây đặc sản, cây dược liệu… ứng dụng công nghệ cao. Tổng diện tích áp dụng VietGAP, GlobalGAP... đạt trên 83.000 ha, trong đó rau 2.000 ha, chè 304 ha, dược liệu 45 ha, cà phê 80.000 ha… Giá trị sản xuất bình quân đạt 185 triệu đồng/ ha/năm (tăng 27,5% so với năm 2016); năng suất lao động bằng 1,26 lần và giá trị sản phẩm trên 1 ha bằng 1,84 lần so với cả nước.

Diện mạo mới ở những vùng nông nghiệp công nghệ cao Lâm Đồng ảnh 2Đồng bào dân tộc trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp. Ảnh: Đặng Tuấn
Diện mạo mới ở những vùng nông nghiệp công nghệ cao Lâm Đồng ảnh 3Vườn dâu tây áp dụng công nghệ tưới nước nhỏ giọt ở thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng). Ảnh: Đặng Tuấn

Việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp cũng góp phần thay đổi tư duy, nâng cao trình độ sản xuất của nông dân cũng như đồng bào dân tộc. Trên địa bàn tỉnh đã hình thành nhiều mô hình “nông dân thế hệ mới”; khoảng 165 chuỗi liên kết sản xuất với sự tham gia của 197 doanh nghiệp, hợp tác xã và gần 17.000 hộ nông dân, hộ đồng bào dân tộc, giá trị sản xuất chiếm khoảng 20% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp; 19 vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trải đều trên 12 huyện, thành phố.

Diện mạo mới ở những vùng nông nghiệp công nghệ cao Lâm Đồng ảnh 4Đà Lạt (Lâm Đồng) là thành phố dẫn đầu cả nước về sản xuất giống cây bằng công nghệ nuôi cấy mô. Ảnh: Đặng Tuấn
Diện mạo mới ở những vùng nông nghiệp công nghệ cao Lâm Đồng ảnh 5Đà Lạt (Lâm Đồng) là thành phố dẫn đầu cả nước về sản xuất giống cây bằng công nghệ nuôi cấy mô. Ảnh: Đặng Tuấn

Cũng nhờ xây dựng thành công các chỉ dẫn địa lý cũng như thương hiệu nông sản nên đến nay, nông sản của Lâm Đồng đã được xuất khẩu tới trên 40 nước. Giá trị xuất khẩu chiếm khoảng 53% tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa của tỉnh với tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016 - 2020 đạt 13%/năm.

Diện mạo mới ở những vùng nông nghiệp công nghệ cao Lâm Đồng ảnh 6Nhiều năm qua, Công ty hoa Dalat Hasfarm luôn thành công trong việc xuất khẩu hoa trồng tại Việt Nam đến các thị trường như Nhật Bản, Úc, Singapore, Đài Loan, Indonesia.... Ảnh: Đặng Tuấn
Diện mạo mới ở những vùng nông nghiệp công nghệ cao Lâm Đồng ảnh 7Sau nhiều năm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, ngành nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng đã phát triển mạnh cả về quy mô, năng suất, giá trị kinh tế và nguồn nhân lực. Ảnh: Đặng Tuấn

Để tiếp tục phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, Lâm Đồng hướng tới mục tiêu xây dựng tỉnh thành trung tâm nghiên cứu, sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh tầm quốc gia và quốc tế, đồng thời tăng cường kết nối nông nghiệp với công nghiệp chế biến, thị trường xuất khẩu và chuỗi giá trị toàn cầu.

Đặng Tuấn – Ngọc Hà

(DTMN)

Có thể bạn quan tâm