Ông Lê Bộ Lĩnh, Phó Tổng Thư ký, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho biết, diễn đàn nhằm cung cấp thông tin để các đại biểu Quốc hội có căn cứ đánh giá, chuẩn bị kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV xem xét, đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết Quốc hội về phát triển kinh tế - xã hội năm 2018. Tuy nhiên, bối cảnh quốc tế và trong nước có những yếu tố ngắn hạn, dài hạn chưa lường trước được đã tác động đến việc triển khai các giải pháp trong thực tế. Vì vậy, cần đánh giá toàn diện tình hình triển khai thực hiện, nhận diện thách thức, triển vọng trong thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ kinh tế - xã hội, đưa ra những giải pháp trọng tâm cho những tháng cuối năm 2018.
Ông Trần Toàn Thắng, Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế xã hội quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, tình hình kinh tế thế giới đã tác động tới kinh tế Việt Nam. Cụ thể, về thương mại, giá cả có xu hướng tăng do giá hàng hóa thế giới tăng; xuất nhập khẩu có nguy cơ giảm do tác động của chiến tranh thương mại và chính sách bảo hộ của Mỹ; biến động tỷ giá.
Về đầu tư, Luật Thuế cải cách của Mỹ có thể tác động đến đầu tư của Mỹ tại Việt nam trên một số góc độ, các nhà đầu tư sẽ trở lại Mỹ nếu luồng đầu tư chủ yếu là tận dụng giá rẻ; tăng cường đầu tư vào lĩnh vực công nghệ.
Từ những tác động đó, chính sách phát triển kinh tế Việt Nam cần lưu ý việc tăng cường năng lực công nghệ để thu hút FDI công nghệ cao; ứng phó với các biện pháp tăng cường bảo hộ thương mại từ Mỹ; kiểm soát lạm phát và chủ động ứng phó với các biến động về tỷ giá.
Phân tích về kinh tế Việt Nam năm 2018, ông Nguyễn Đức Anh, Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế xã hội quốc gia nhận định, tăng trưởng kinh tế Việt Nam 8 tháng đầu năm ở mức cao trong nhiều năm trở lại đây, song có dấu hiệu "mất đà" do thiếu động lực hỗ trợ. Cải thiện chất lượng tăng trưởng chưa đạt được mục tiêu đề ra, nền kinh tế vẫn tăng trưởng chủ yếu dựa vào vốn; công nghiệp chế biến, chế tạo phụ thuộc vào khu vực đầu tư nước ngoài và hoạt động của phân khúc thấp trong chuỗi giá trị. Tác dụng của cải thiện môi trường kinh doanh chưa thực sự rõ nét. Nợ nước ngoài và nghĩa vụ trả nợ đang có xu hướng tiệm cận với giới hạn an toàn. Lạm phát và tỷ giá vẫn trong tầm kiểm soát song đang chịu áp lực lớn, đòi hỏi chính sách tiền tệ thận trọng nhằm kiềm chế gia tăng lạm phát từ phía cầu.
Tiến sĩ Trần Du Lịch, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ nhận định, về cơ bản trong năm 2018 các chỉ số kinh tế vĩ mô tích cực vẫn là chủ đạo, bốn mục tiêu kinh tế vĩ mô gồm tăng GDP; ổn định giá cả; tăng việc làm, giảm thất nghiệp và xuất khẩu ròng trong năm 2018 vẫn đảm bảo. Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam đang đứng trước yêu cầu cần có động lực mới để thúc đẩy tăng trưởng trong các năm tiếp theo.
Phân tích những thách thức của nền kinh tế Việt Nam, Tiến sĩ Trần Du Lịch cho rằng, trong trước mắt, điều đáng lo ngại là nguy cơ nền kinh tế "mất đà" tăng trưởng từ quý IV/2018 và tốc độ tăng trưởng giảm dần từ quý I/2019; nền kinh tế luôn tiềm ẩn sự bất ổn vĩ mô; chủ trương tái cơ cấu gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng được xác định trong Chiến lược 10 năm 2011-2020, nhưng đến nay về cơ bản chưa có sự chuyển biến đáng kể...
Gợi ý một số chính sách, giải pháp để nền kinh tế Việt Nam đổi chiều tăng trưởng trong giai đoạn phát triển mới, theo Tiến sĩ Trần Du Lịch, bài toán kinh tế Việt Nam hiện nay phải giải được mục tiêu "kép" chất lượng và số lượng cùng với ưu tiên thực hiện các chính sách nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực, chất lượng tăng trưởng, cũng cần đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối cao trong trung và dài hạn.
Việc chuyển nền công nghiệp từ gia công sang sản xuất gắn với việc hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia vào chuỗi giá trị sản phẩm cần được xem là quan điểm chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam. Đồng thời, chuyển dần từ tư duy “kinh tế tỉnh” sang phát triển các Vùng kinh tế, trước mắt cần nâng cao vai trò các Vùng kinh tế trọng điểm; tiếp tục cải cách đồng bộ nền hành chính công bao gồm thể chế hành chính, bộ máy tổ chức và con người. Đây cần được xem là khâu đột phá của đột phá để xử lý những điểm nghẽn, huy động nguồn lực cho phát triển, khâu đột phá trong quá trình xây dựng chính phủ kiến tạo phát triển.
Về tình hình thực hiện các nhiệm vụ xã hội trong năm 2018, theo ông Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội, phát triển kinh tế, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội đạt được những kết quả tích cực; chính sách xã hội, an sinh xã hội cơ bản được đảm bảo, phúc lợi xã hội và đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện.
Tuy nhiên, việc thực hiện nhiệm vụ xã hội vẫn còn tồn tại hạn chế, cụ thể chất lượng nguồn nhân lực còn thấp, khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế so với nhiều nước trong khu vực chậm được thu hẹp, khoảng cách giàu nghèo còn lớn.
Thực trạng này đặt ra yêu cầu phải tăng trưởng kinh tế tạo việc làm mới, việc làm bền vững cho người lao động; đồng thời cần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu thực tế.
Song song đó, có giải pháp giảm bất bình đẳng trong phân phối thu nhập thông qua các chính sách giảm nghèo bền vững, bảo đảm phúc lợi xã hội; đảm bảo các dịch vụ xã hội cơ bản tối thiểu…/.
Ông Lê Bộ Lĩnh, Phó Tổng Thư ký, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội phát biểu tại diễn đàn. Ảnh: Thu Hoài – TTXVN |
Ông Trần Toàn Thắng, Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế xã hội quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, tình hình kinh tế thế giới đã tác động tới kinh tế Việt Nam. Cụ thể, về thương mại, giá cả có xu hướng tăng do giá hàng hóa thế giới tăng; xuất nhập khẩu có nguy cơ giảm do tác động của chiến tranh thương mại và chính sách bảo hộ của Mỹ; biến động tỷ giá.
Về đầu tư, Luật Thuế cải cách của Mỹ có thể tác động đến đầu tư của Mỹ tại Việt nam trên một số góc độ, các nhà đầu tư sẽ trở lại Mỹ nếu luồng đầu tư chủ yếu là tận dụng giá rẻ; tăng cường đầu tư vào lĩnh vực công nghệ.
Từ những tác động đó, chính sách phát triển kinh tế Việt Nam cần lưu ý việc tăng cường năng lực công nghệ để thu hút FDI công nghệ cao; ứng phó với các biện pháp tăng cường bảo hộ thương mại từ Mỹ; kiểm soát lạm phát và chủ động ứng phó với các biến động về tỷ giá.
Phân tích về kinh tế Việt Nam năm 2018, ông Nguyễn Đức Anh, Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế xã hội quốc gia nhận định, tăng trưởng kinh tế Việt Nam 8 tháng đầu năm ở mức cao trong nhiều năm trở lại đây, song có dấu hiệu "mất đà" do thiếu động lực hỗ trợ. Cải thiện chất lượng tăng trưởng chưa đạt được mục tiêu đề ra, nền kinh tế vẫn tăng trưởng chủ yếu dựa vào vốn; công nghiệp chế biến, chế tạo phụ thuộc vào khu vực đầu tư nước ngoài và hoạt động của phân khúc thấp trong chuỗi giá trị. Tác dụng của cải thiện môi trường kinh doanh chưa thực sự rõ nét. Nợ nước ngoài và nghĩa vụ trả nợ đang có xu hướng tiệm cận với giới hạn an toàn. Lạm phát và tỷ giá vẫn trong tầm kiểm soát song đang chịu áp lực lớn, đòi hỏi chính sách tiền tệ thận trọng nhằm kiềm chế gia tăng lạm phát từ phía cầu.
Tiến sĩ Trần Du Lịch, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ nhận định, về cơ bản trong năm 2018 các chỉ số kinh tế vĩ mô tích cực vẫn là chủ đạo, bốn mục tiêu kinh tế vĩ mô gồm tăng GDP; ổn định giá cả; tăng việc làm, giảm thất nghiệp và xuất khẩu ròng trong năm 2018 vẫn đảm bảo. Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam đang đứng trước yêu cầu cần có động lực mới để thúc đẩy tăng trưởng trong các năm tiếp theo.
Phân tích những thách thức của nền kinh tế Việt Nam, Tiến sĩ Trần Du Lịch cho rằng, trong trước mắt, điều đáng lo ngại là nguy cơ nền kinh tế "mất đà" tăng trưởng từ quý IV/2018 và tốc độ tăng trưởng giảm dần từ quý I/2019; nền kinh tế luôn tiềm ẩn sự bất ổn vĩ mô; chủ trương tái cơ cấu gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng được xác định trong Chiến lược 10 năm 2011-2020, nhưng đến nay về cơ bản chưa có sự chuyển biến đáng kể...
Quang cảnh diễn đàn. Ảnh: Thu Hoài - TTXVN |
Gợi ý một số chính sách, giải pháp để nền kinh tế Việt Nam đổi chiều tăng trưởng trong giai đoạn phát triển mới, theo Tiến sĩ Trần Du Lịch, bài toán kinh tế Việt Nam hiện nay phải giải được mục tiêu "kép" chất lượng và số lượng cùng với ưu tiên thực hiện các chính sách nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực, chất lượng tăng trưởng, cũng cần đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối cao trong trung và dài hạn.
Việc chuyển nền công nghiệp từ gia công sang sản xuất gắn với việc hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia vào chuỗi giá trị sản phẩm cần được xem là quan điểm chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam. Đồng thời, chuyển dần từ tư duy “kinh tế tỉnh” sang phát triển các Vùng kinh tế, trước mắt cần nâng cao vai trò các Vùng kinh tế trọng điểm; tiếp tục cải cách đồng bộ nền hành chính công bao gồm thể chế hành chính, bộ máy tổ chức và con người. Đây cần được xem là khâu đột phá của đột phá để xử lý những điểm nghẽn, huy động nguồn lực cho phát triển, khâu đột phá trong quá trình xây dựng chính phủ kiến tạo phát triển.
Về tình hình thực hiện các nhiệm vụ xã hội trong năm 2018, theo ông Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội, phát triển kinh tế, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội đạt được những kết quả tích cực; chính sách xã hội, an sinh xã hội cơ bản được đảm bảo, phúc lợi xã hội và đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện.
Tuy nhiên, việc thực hiện nhiệm vụ xã hội vẫn còn tồn tại hạn chế, cụ thể chất lượng nguồn nhân lực còn thấp, khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế so với nhiều nước trong khu vực chậm được thu hẹp, khoảng cách giàu nghèo còn lớn.
Thực trạng này đặt ra yêu cầu phải tăng trưởng kinh tế tạo việc làm mới, việc làm bền vững cho người lao động; đồng thời cần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu thực tế.
Song song đó, có giải pháp giảm bất bình đẳng trong phân phối thu nhập thông qua các chính sách giảm nghèo bền vững, bảo đảm phúc lợi xã hội; đảm bảo các dịch vụ xã hội cơ bản tối thiểu…/.
Thu Hoài
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN