Dìn Chin là xã vùng cao biên giới, đồng thời là một trong 10 xã nghèo và đặc biệt khó khăn của tỉnh Lào Cai với đường biên giới giáp Trung Quốc, dân cư chủ yếu là đồng bào dân tộc Nùng, Mông. Được sự quan tâm chính quyền và lực lượng Công an xã cùng sự đồng lòng ủng hộ nhân dân trên địa bàn, phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ đã có những bước phát triển mới.
Nhằm hỗ trợ học sinh nghèo bớt khó khăn, vất vả trong việc đi lại; giúp các em có điều kiện học tập tốt hơn và tạo môi trường rèn luyện kỹ năng sống, phát triển toàn diện cho các em, một số đơn vị thuộc Bộ đội Biên phòng tỉnh Nghệ An đã phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương xây dựng, sửa chữa, ra mắt mô hình “Ký túc xá vùng biên” để các em ổn định chỗ ở, học hành thuận lợi. Đây thực sự là điểm tựa vững chắc chắp cánh ước mơ chinh phục con chữ của các học trò vùng sâu, vùng xa.
Thời gian qua, nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Ninh Bình đã trở thành “điểm tựa” tài chính vững chắc cho người dân trong tỉnh. Tín dụng chính sách cũng là “đòn bẩy” để các đối tượng thụ hưởng vươn lên, góp phần thực hiện tốt mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững, tạo việc làm, xây dựng nông thôn mới, bảo đảm an sinh xã hội, ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Hội phụ nữ các cấp tại tỉnh Gia Lai đang góp phần giúp cho trẻ em mồ côi và phụ nữ người dân tộc thiểu số khắc phục khó khăn, có điều kiện tự tin vươn lên trong cuộc sống thông qua những mô hình thiết thực, nhân văn.
Tối 16/6, tại Hà Nội, Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng phối hợp tổ chức Lễ tôn vinh người có uy tín tiêu biểu khu vực biên giới, biển đảo lần thứ II, năm 2024 với chủ đề “Điểm tựa của bản làng”.
Nhờ tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi từ Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện để phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, hàng nghìn hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) đã từng bước thoát nghèo.
Đã ngoài 83 tuổi, già A Bang (làng Pêng Sal Pêng, xã Đăk Pék, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum) vẫn luôn nỗ lực tìm tòi, học hỏi về các mô hình phát triển sinh kế và hỗ trợ cộng đồng người Gié-Triêng tại địa phương vươn lên thoát nghèo. Già A Bang là “cầu nối” giữa người dân với chính quyền địa phương, tấm gương sáng giúp bà con có thêm ý chí vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.
Thực hiện chủ trương tăng cường cán bộ bám cơ sở, từ năm 2019, Công an huyện Ea Súp (Đắk Lắk) đã tiến hành rà soát, đánh giá cán bộ, chiến sĩ đủ các tiêu chí, điều kiện theo Đề án bố trí công an chính quy đảm nhận các chức danh công an xã. Chủ trương này đã phát huy hiệu quả rõ rệt trong công tác bảo đảm an ninh trật tự tại địa phương.
Nhằm giúp học sinh có hoàn cảnh khó khăn ở các xã biên giới có điều kiện đến trường, Bộ đội Biên phòng tỉnh Tiền Giang triển khai Chương trình “Nâng bước em đến trường” và mô hình “Con nuôi đồn Biên phòng” do Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng phát động. Đây là việc làm có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, giúp nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn được đến trường, vươn tới tương lai tốt đẹp hơn.
Nhằm giúp đồng bào dân tộc miền núi thoát nghèo bền vững, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hòa Bình luôn chú trọng thực hiện nhiều chương trình, chính sách hỗ trợ giảm nghèo, nhất là tạo điều kiện cho bà con tiếp cận nguồn vốn tín dụng với mức lãi suất ưu đãi. Đây thật sự là điểm tựa đáng tin cậy của người dân vùng cao Hòa Bình.
Nhiều người dân trên địa bàn tỉnh Lai Châu nhờ tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện đã được Quỹ chi trả chi phí khám, chữa bệnh, giúp giảm gánh nặng về kinh tế cho gia đình. Chính sách bảo hiểm y tế đã và đang thực sự trở thành “điểm tựa” tinh thần giúp nhiều người có động lực, niềm tin để chiến thắng bệnh tật.
Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Sơn La đã làm tốt việc ủy thác vay vốn, trở thành điểm tựa tin cậy của hội viên phụ nữ. Từ nguồn vốn này, các chị em đã có điều kiện đầu tư trồng trọt, chăn nuôi, kinh doanh..., vươn lên phát triển kinh tế. Qua đó, góp phần quan trọng vào xóa đói, giảm nghèo trong toàn tỉnh.
Đồn Biên phòng Đảo Trần, đóng quân trên địa bàn xã Thanh Lân, huyện đảo Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh. Nơi đảo tiền tiêu của Tổ quốc, cuộc sống còn khó khăn nhưng với sứ mệnh của những người lính mang quân hàm xanh, cán bộ, chiến sỹ của đồn không quản ngại gian nan, đồng hành cùng ngư dân bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng.
Ước mơ về một ngôi nhà kiên cố, vững chãi của hàng trăm hộ ngư dân ven biển tỉnh Thừa Thiên - Huế đang trở thành hiện thực. Đó là nhờ sự hỗ trợ từ các cấp Hội Chữ thập đỏ địa phương thông qua chương trình “An toàn cho ngư dân nghèo, khó khăn”. Từ đây, bà con có thể an cư lạc nghiệp, mạnh dạn vươn khơi, bám biển, góp phần giữ vững chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
Trong 20 năm qua, nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Chính phủ theo Nghị định số 78/NĐ-CP đã giúp cho tỉnh Bình Phước thực hiện có hiệu quả công cuộc xóa đói, giảm nghèo. Đây là chỗ dựa vững chắc để các đối tượng chính sách, hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Là một trong những đơn vị dẫn đầu trong phong trào thi đua yêu nước của Bộ đội Biên phòng Tiền Giang, Chi ủy, Ban Chỉ huy Đồn Biên phòng Phú Tân đã triển khai đồng bộ nhiều chủ trương, biện pháp động viên cán bộ, chiến sĩ khắc phục khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trong đó, đơn vị đã tiến hành nhiều hoạt động gần gũi, thiết thực nhưng mang lại hiệu quả lớn, hỗ trợ, giúp đỡ người dân vùng biên giới biển có điều kiện ổn định cuộc sống. Có thể kể đến mô hình “Nâng bước em đến trường”; “Phòng khám quân dân y”…
Bộ đội Biên phòng luôn là lực lượng nòng cốt trong việc đảm bảo an ninh chính trị, trật tự địa bàn khu vực biên giới. Từ khi thực hiện giãn cách xã hội đến nay, ngoài huy động lực lượng tham gia thực hiện nhiệm vụ tại các chốt kiểm soát COVID-19, nhất là trên tuyến biên giới ven biển, Bộ đội Biên phòng tỉnh chỉ đạo đơn vị trực thuộc đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhà hảo tâm hỗ trợ lương thực, nhu yếu phẩm thiết yếu cho người nghèo nhằm giúp họ vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống.
Mô hình Trường phổ thông dân tộc bán trú, Trung học cơ sở được triển khai tại các huyện của tỉnh Cao Bằng từ năm 2012. Với mô hình này, học sinh ở các trường bán trú được chăm lo một cách toàn diện nhất. Tỷ lệ học sinh chuyên cần đến lớp và chất lượng giáo dục vùng cao được nâng lên rõ rệt. Những ngôi trường bán trú đã trở thành điểm tựa vững chắc cho học sinh vùng khó khăn của tỉnh.
Quỹ trợ vốn cho người nghèo tự tạo việc làm - CEP (thuộc Liên đoàn lao động Thành phố Hồ Chí Minh), tổ chức tài chính vi mô không chỉ giúp hàng vạn mảnh đời nghèo khó vượt lên số phận mà còn góp phần đẩy lùi nạn vay tín dụng đen trong cộng đồng. Sự hỗ trợ của Quỹ CEP chỉ là một phương tiện, trên hết vẫn là khát vọng vươn lên thoát nghèo của hàng trăm ngàn công nhân, lao động nghèo đã và đang sử dụng đồng vốn cùng các dịch vụ mà Quỹ CEP cung cấp.
Sau nhiều tháng xen lẫn giữa niền vui và lo âu, cuối cùng ước mơ về con tàu có công suất lớn, được trang bị đầy đủ phương tiện, ngư cụ và thiết bị đi biển hiện đại để ra khơi được an toàn hơn, hiệu quả hơn của anh Phan Bá Tầm ở xã Tam Giang, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam đã trở thành hiện thực.