Ký túc xá vùng biên - Điểm tựa vững chắc cho học sinh vùng khó tỉnh Nghệ An

Nhằm hỗ trợ học sinh nghèo bớt khó khăn, vất vả trong việc đi lại; giúp các em có điều kiện học tập tốt hơn và tạo môi trường rèn luyện kỹ năng sống, phát triển toàn diện cho các em, một số đơn vị thuộc Bộ đội Biên phòng tỉnh Nghệ An đã phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương xây dựng, sửa chữa, ra mắt mô hình “Ký túc xá vùng biên” để các em ổn định chỗ ở, học hành thuận lợi. Đây thực sự là điểm tựa vững chắc chắp cánh ước mơ chinh phục con chữ của các học trò vùng sâu, vùng xa.

potal-ky-tuc-xa-vung-bien-diem-tua-vung-chac-cho-hoc-sinh-ngheo-nghe-an-7865353.jpg
Ký túc xá vùng biên tại xã Tam Quang, huyện Tương Dương (Nghệ An). Ảnh: TTXVN phát

Chắp cánh những ước mơ

Tại Nghệ An hiện có 2 mô hình “Ký túc xá vùng biên” do các Đồn Biên phòng triển khai, đỡ đầu đặt tại xã Tam Quang (Tương Dương) và Trường Trung học cơ sở Môn Sơn (Con Cuông, huyện Con Cuông).

Tại khu ký túc xá của Trường Trung học cơ sở Môn Sơn, sau giờ tan học buổi chiều, như thành nếp, không ai bảo ai, các em tự giác mỗi người một việc, em cầm chổi quét phòng, quét sân, em ra vườn nhổ cỏ, tưới rau,... Tại phòng ở của các em, chăn gối, quần áo, sách vở đều được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp như một doanh trại quân đội.

Em Lương Thị Mai, học sinh lớp 6 ở bản Cò Phạt đã vào khu ký túc xá được 3 năm. Mai tâm sự: Trước kia ở trong bản em không có điều kiện học tập, bố mẹ đi rừng nên ở nhà không ai quan tâm việc học hành của em. Từ khi ra đây ở với các chú Bộ đội Biên phòng, em có điều kiện học tập tốt hơn, được các chú giúp đỡ, trang bị nhiều kiến thức hơn. Thực hiện ước mơ trở thành họa sỹ, em sẽ cố gắng học tập thật tốt để không phụ lòng các chú và thầy cô giáo. Năm học 2023-2024, Mai xuất sắc đạt danh hiệu học sinh Giỏi cấp huyện môn Ngữ văn.

Em La Thị Huỳnh năm nay học lớp 6, mới vào ở ký túc xá được hơn 5 tháng chia sẻ, đây là khoảng thời gian dài nhất từ trước tới nay em rời xa vòng tay bố mẹ. Lúc mới đầu xa bố, mẹ em rất nhớ, nhưng ở đây có nhiều bạn, được ăn ngon, ngủ ấm, các chú Bộ đội Biên phòng quan tâm, hướng dẫn học tập nên em rất thích.

potal-ky-tuc-xa-vung-bien-diem-tua-vung-chac-cho-hoc-sinh-ngheo-nghe-an-7865343.jpg
Thiếu tá Nguyễn Văn Thắm, Đồn Biên phòng Môn Sơn hướng dẫn học sinh học tập. Ảnh: TTXVN phát

Mai và Huỳnh là hai trong số 66 học sinh đang học tập và ở tại ký túc xá Trường Trung học cơ sở Môn Sơn, xã Môn Sơn. Các em ở đây đều là con em đồng bào người Đan Lai (nhóm địa phương thuộc dân tộc Thổ) ở hai bản Khe Búng và Cò Phạt nằm biệt lập giữa đại ngàn Pù Mát, cách trường chừng hơn 20 km, đường sá đi lại hết sức khó khăn, nhất là mùa mưa bị chia cắt không đi lại được.

Trung tá Nguyễn Tiến Hạnh, Chính trị viên Phó Đồn Biên phòng Môn Sơn cho biết: Để giúp đỡ các em học sinh người Đan Lai, từ năm 2018, các cơ quan, ban ngành, địa phương đã quan tâm xây dựng khu nội trú riêng để các em ổn định chỗ ở. Tuy nhiên, giúp hoạt động hỗ trợ quy chuẩn hơn, tháng 11/2022, Đồn Biên phòng đã phối hợp Ủy ban nhân dân xã và Trường Trung học cơ sở Môn Sơn ra mắt mô hình “Ký túc xá vùng biên”. Đây là mô hình đầu tiên được triển khai trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Xã Tam Quang, huyện Tương Dương là địa điểm thứ hai Bộ đội Biên phòng Nghệ An thực hiện mô hình “Ký túc xá vùng biên”. Mô hình được đưa vào sử dụng đúng dịp khai giảng năm học mới 2024 - 2025, đã giúp 46 em học sinh đồng bào Thái, Khơ Mú, Tày Pọng có một điểm tựa để chuyên tâm học tập.

Trung tá Nguyễn Tất Khánh, Chính trị viên Phó Đồn Biên phòng Tam Quang cho biết: Việc xây dựng ký túc xá vùng biên cho học sinh xã Tam Quang xuất phát từ thực tế ở xã có hai bản Tùng Hương và Tân Hương nằm cách xa trung tâm xã từ 12-15km đường rừng. Các em đều phải tự lo mọi chuyện ăn, nghỉ ở độ tuổi còn quá nhỏ; đi học về khi nào, ăn uống ra sao, học hành thế nào sau giờ tan học không ai quản lý, gây ảnh hưởng rất lớn đến việc học của các em.

Thầy giáo Hoàng Liên Sơn, Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Tam Quang phấn khởi chia sẻ: Trước đây không có ký túc xá, học sinh trong các bản xa đi học xa nhà phải ở nhờ hoặc thuê trọ rất vất vả, việc học của các cháu cũng bị ảnh hưởng rất nhiều. Bây giờ có sự quan tâm của Đồn Biên phòng và các nhà hảo tâm hỗ trợ xây dựng, hoàn thành đưa vào sử dụng khu ký túc xá đảm bảo khang trang, sạch, đẹp, giúp các cháu ở bản xa được ở lại học tập, gia đình yên tâm hơn.

potal-ky-tuc-xa-vung-bien-diem-tua-vung-chac-cho-hoc-sinh-ngheo-nghe-an-7865352.jpg
Buổi ăn tối của học sinh tại ký túc xá xã Môn Sơn, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An. Ảnh: TTXVN phát

Mô hình thiết thực và nhân văn

Để thực hiện hiệu quả mô hình “Ký túc xá vùng biên”, các Đồn Biên phòng đã cử tổ công tác gồm ba sĩ quan phối hợp với nhà trường trong việc thực hiện quản lý, bảo vệ ký túc xá theo quy chế đã được thống nhất; đồng thời, kết nối, vận động các nhà hảo tâm, ủng hộ, hỗ trợ nâng cao chất lượng bữa ăn, điều kiện sinh hoạt cho học sinh ngoài chế độ của Nhà nước.

Các em được các chú Bộ đội Biên phòng hướng dẫn nề nếp, sinh hoạt giống như bộ đội. Buổi sáng, các em được gọi dậy tập thể dục bằng hiệu lệnh còi; hướng dẫn gấp chăn màn; vệ sinh nhà cửa, cá nhân; chuẩn bị sách vở, sau đó tập trung đến trường học tập. Buổi trưa đi học về, duy trì thời gian ăn, ngủ và buổi chiều lên lớp học tập. Cuối buổi chiều, các em vui chơi thể dục, thể thao; được hướng dẫn cách trồng và chăm sóc rau màu. Buổi tối, các em học tập và đi ngủ đúng giờ giấc.

Theo thiếu tá Nguyễn Văn Thắm, thành viên tổ công tác “Đồng hành cùng ký túc xá vùng biên” ở xã Môn Sơn, người được các em ở đây gọi với cái tên trìu mến “bố Thắm” chia sẻ: Các em khi ra đây học đều ở độ tuổi từ 11 đến 15, lần đầu tiên xa nhà nên việc sinh hoạt, học tập còn nhiều bỡ ngỡ. Để giúp các em sớm hòa nhập cuộc sống, tôi vừa “làm cha, làm mẹ” chăm sóc, dạy các em từ những việc nhỏ nhất như đánh răng, rửa mặt, dạy con chữ. Tôi xem các em như con ruột để dồn hết tình yêu thương".

potal-ky-tuc-xa-vung-bien-diem-tua-vung-chac-cho-hoc-sinh-ngheo-nghe-an-7865341-1.jpg
Thiếu tá Nguyễn Văn Thắm, Đồn Biên phòng Môn Sơn, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An, hướng dẫn học sinh học tập. Ảnh: TTXVN phát

Đánh giá hiệu quả của “Ký túc xá vùng biên”, thầy Nguyễn Văn Vỹ, Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Môn Sơn khẳng định: Mô hình ra đời góp phần thiết thực cho việc phát triển giáo dục ở xã, huyện, khu vực miền núi. Từ khi được về đây ăn ở, học tập, các em không còn bỏ học giữa chừng, kết quả học tập được nâng cao. Đặc biệt, các chú Bộ đội Biên phòng đã chỉ cho các em kỹ năng sống và chăm sóc các em rất tốt.

Có thể thấy, mô hình “Ký túc xá vùng biên” đã góp phần tạo điều kiện cho học sinh nghèo vùng biên giới được đến trường, nâng cao chất lượng học tập, tạo môi trường rèn luyện kỹ năng sống và phát triển toàn diện cho các em. Đây cũng là giải pháp hiệu quả để hạn chế tình trạng bỏ học ở vùng sâu, vùng xa, địa bàn khó khăn. Đặc biệt, mô hình còn mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện sự quan tâm của xã hội đối với thế hệ trẻ ở vùng khó khăn.

Đại tá Nguyễn Văn Hậu, Chủ nhiệm Chính trị Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Nghệ An khẳng định, “Ký túc xá vùng biên” là mô hình thiết thực. Việc các cán bộ, chiến sỹ Bộ đội Biên phòng tự nguyện tham gia Chương trình đều xuất phát từ sự thông cảm, thấu hiểu và chia sẻ khó khăn với đồng bào nơi biên giới cũng như với các em học sinh. Qua đó góp phần nâng cao đời sống dân sinh, dân trí nơi biên cương Tổ quốc và tăng cường tình đoàn kết, gắn bó giữa Bộ đội Biên phòng với đồng bào các dân tộc.

Từ hiệu quả ban đầu kể trên, trong thời gian tới Bộ đội Biên phòng tỉnh Nghệ An sẽ tiếp tục xây dựng kế hoạch, nắm chắc tình hình thực tiễn để tiếp tục mở rộng mô hình, tạo điều kiện giúp đỡ học sinh nghèo vùng sâu, vùng xa, khu vực biên giới yên tâm đến trường học tập.

Trịnh Duy Hưng

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Chuyện tự nguyện dạy thêm miễn phí cho học sinh ở miền núi Nghệ An

Chuyện tự nguyện dạy thêm miễn phí cho học sinh ở miền núi Nghệ An

Từ ngày 14/2, khi Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về dạy thêm, học thêm có hiệu lực, để không gián đoạn việc ôn tập của học sinh, tập thể giáo viên Trường Trung học cơ sở Yên Khê, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An đã tự nguyện dạy thêm miễn phí cho học trò.

Hai loài thằn lằn mới được đặt theo tên nhà khoa học Việt Nam

Hai loài thằn lằn mới được đặt theo tên nhà khoa học Việt Nam

Các nhà khoa học của Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật và Viện Nghiên cứu hệ gen thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam vừa phát hiện hai loài thằn lằn mới, với mẫu chuẩn thu được ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Sốp Cộp, tỉnh Sơn La và các tỉnh Khánh Hòa và Phú Yên, khu vực Nam Trung Bộ của Việt Nam.

Thời tiết ngày 21/2/2025: Bắc Bộ và Trung Bộ mưa phùn, trời rét

Thời tiết ngày 21/2/2025: Bắc Bộ và Trung Bộ mưa phùn, trời rét

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 21/2, khu vực giữa và Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển khu vực Trường Sa) có mưa rào và dông rải rác, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh. Cảnh báo, ngày và đêm 22/2, vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông gió Đông Bắc mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8-9, biển động mạnh, sóng biển cao 2-4,5m; vùng biển từ Khánh Hòa đến Bình Thuận gió Đông Bắc mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7-8, biển động, sóng biển cao 2-3m. Độ rủi ro thiên tai do gió mạnh trên biển cấp 2.

Giá xăng RON95 tăng 2 lần liên tiếp

Giá xăng RON95 tăng 2 lần liên tiếp

Xăng E5RON92 không cao hơn 20.855 đồng/lít (tăng 257 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành), thấp hơn xăng RON95-III 476 đồng/lít; xăng RON95-III không cao hơn 21.331 đồng/lít (tăng 257 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành).

Quản lý dạy thêm, học thêm: Xây dựng môi trường để học sinh phát triển toàn diện

Quản lý dạy thêm, học thêm: Xây dựng môi trường để học sinh phát triển toàn diện

Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT ngày 30/12/2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về dạy thêm, học thêm được ban hành, có hiệu lực từ ngày 14/2, đã thu hút được sự quan tâm của dư luận xã hội. Nhiều ý kiến bày tỏ kỳ vọng sẽ giải quyết được hiện tượng “ép” học sinh học thêm để thu tiền từng gây bức xúc dư luận thời gian qua. Những quy định mới về dạy thêm, học thêm trong Thông tư cũng được kỳ vọng sẽ góp phần xây dựng môi trường giáo dục giúp học sinh phát triển toàn diện.

Nghệ An gỡ “khó” để dạy tăng cường cho các trường phổ thông dân tộc bán trú

Nghệ An gỡ “khó” để dạy tăng cường cho các trường phổ thông dân tộc bán trú

Trong khi các trường học ở tỉnh Nghệ An đã dừng tổ chức dạy thêm, học thêm thì việc dạy và học các chương trình tăng cường ở các trường phổ thông dân tộc bán trú theo Nghị quyết số 17/2024/NQ-HĐND (quy định một số chính sách hỗ trợ các trường phổ thông dân tộc bán trú, trường trung học phổ thông thực hiện thí điểm mô hình phổ thông dân tộc bán trú vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Nghệ An) lại bắt đầu thực hiện. Với các môn học Tiếng Anh, Tin học, Kỹ năng sống và giáo dục Stem... chương trình được triển khai với mong muốn giúp học sinh ở các huyện vùng núi được phát triển toàn diện.

Khuyến cáo người dân cảnh giác dịch bệnh khi hạn mặn đến sớm

Khuyến cáo người dân cảnh giác dịch bệnh khi hạn mặn đến sớm

Theo dự báo của các cơ quan chuyên môn tỉnh Bến Tre, tình hình xâm nhập mặn trong mùa khô 2024 - 2025 đến sớm, đạt đỉnh điểm vào khoảng tháng 2 - 3/2025. Nước mặn hiện nay xâm nhập sâu vào các nhánh sông và nội đồng, độ mặn hơn 2‰ tiến sâu khoảng 40 km vào đất liền, ngành chức năng Bến Tre khuyến cáo người dân cần chủ động bảo vệ sức khỏe và phòng, chống dịch, bệnh trong mùa nắng nóng, thiếu nước, xâm nhập mặn.

Chiến dịch gây quỹ "Hành trình nhân đạo – Lan tỏa yêu thương", chung tay vì đồng bào khó khăn

Chiến dịch gây quỹ "Hành trình nhân đạo – Lan tỏa yêu thương", chung tay vì đồng bào khó khăn

Ngày 19/2, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam phát động Chiến dịch gây quỹ “Hành trình nhân đạo – Lan tỏa yêu thương” nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) và 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025). Đây là một trong những hoạt động nổi bật trong Tháng Nhân đạo năm 2025 – Tháng cao điểm toàn dân làm nhân đạo, nhằm hỗ trợ các đối tượng khó khăn khắp trên mọi miền đất nước.

Thời tiết ngày 19/2/2025: Tiết trời mưa phùn, ẩm ướt ở Bắc Bộ kéo dài trong vài ngày tới

Thời tiết ngày 19/2/2025: Tiết trời mưa phùn, ẩm ướt ở Bắc Bộ kéo dài trong vài ngày tới

Các chuyên gia Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia nhận định, hình thái thời tiết mưa nhỏ, mưa phùn sẽ duy trì tại Bắc Bộ và Thủ đô Hà Nội trong vài ngày tới. Tại các tỉnh miền Trung, tình trạng rét, rét đậm, mưa nhỏ vẫn xuất hiện ở một số nơi. Trong khi đó, Tây Nguyên và Nam Bộ duy trì thời tiết ổn định với ngày nắng, đêm có mưa rào và dông vài nơi.

Tổ chức tư vấn sức khỏe, khám phát thuốc miễn phí cho 150 người cao tuổi tại trạm y tế xã Yên Hân. Ảnh: Vũ Hoàng Giang - TTXVN

Tuổi trẻ Bắc Kạn tự hào, vững tin theo Đảng

Ngày 18/2, tại xã Yên Hân (huyện Chợ Mới), Tỉnh đoàn Bắc Kạn tổ chức Chương trình ra quân Tháng Thanh niên chủ đề “Tuổi trẻ Bắc Kạn tự hào, vững tin theo Đảng”. Đây là hoạt động nhằm phát động thi đua chào mừng Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội lần thứ XIV của Đảng và hưởng ứng “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” năm 2025.

Hiệu quả từ nghị quyết hỗ trợ giảng dạy chữ viết, tiếng nói của dân tộc thiểu số ở Sóc Trăng

Hiệu quả từ nghị quyết hỗ trợ giảng dạy chữ viết, tiếng nói của dân tộc thiểu số ở Sóc Trăng

Sóc Trăng có trên 35% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó dân tộc Khmer là 361.929 người, chiếm 30,19%; dân tộc Hoa là 62.541 người, chiếm 5,22%, còn lại là dân tộc khác. Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng đã triển khai kịp thời các chính sách hỗ trợ về cơ sở vật chất, kinh phí nhằm giữ gìn và phát huy chữ viết, tiếng nói đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn.

Xóa nhà tạm - Động lực để đồng bào vùng khó Lai Châu vươn lên thoát nghèo

Xóa nhà tạm - Động lực để đồng bào vùng khó Lai Châu vươn lên thoát nghèo

Lai Châu là tỉnh miền núi biên giới, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn. Nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại các địa phương trong tỉnh đang phải sống trong những căn nhà tạm, dột nát, không đảm bảo an toàn, nhất là trong mùa mưa lũ. Trước thực trạng đó, chính quyền và nhân dân Lai Châu đã và đang chung sức, đồng lòng nhằm xóa bỏ những căn nhà tạm, dột nát, không đảm bảo an toàn, giúp người dân có cuộc sống ổn định hơn.

Những mái ấm vững bền nhờ sức mạnh cộng đồng ở Tây Ninh

Những mái ấm vững bền nhờ sức mạnh cộng đồng ở Tây Ninh

Ở Tây Ninh, những hộ nghèo từng sống trong những căn nhà mưa dột gió lùa giờ đây đã có một tổ ấm đúng nghĩa nhờ sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, Ủy ban MTTQ Việt Nam và các mạnh thường quân. Mỗi căn nhà được xây lên không chỉ là những mái ấm vững chắc mà còn là biểu tượng của tình người.

Thời tiết ngày 18/2/2025: Bắc Bộ và Thủ đô Hà Nội trời rét, mưa nhỏ

Thời tiết ngày 18/2/2025: Bắc Bộ và Thủ đô Hà Nội trời rét, mưa nhỏ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia, trong ngày 18/2, Bắc Bộ và Thủ đô Hà Nội trời tiếp tục rét, có nơi rét đậm, mưa nhỏ; riêng phía Tây Bắc Bộ trưa chiều hửng nắng. Các tỉnh miền Trung duy trì mưa sáng sớm, trưa chiều nắng nhẹ. Trong khi đó, khu vực Nam Bộ và Tây Nguyên có thời tiết đẹp, nền nhiệt không quá gay gắt.

Đắk Lắk chủ động phòng, chống cháy rừng trong mùa khô

Đắk Lắk chủ động phòng, chống cháy rừng trong mùa khô

Tỉnh Đắk Lắk đã vào giai đoạn mùa khô, nhiều khu vực được xác định có nguy cơ xảy ra cháy rừng. Do đó, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành, chính quyền địa phương chủ động phòng, chống cháy rừng để hạn chế thấp nhất nguy cơ cháy; sẵn sàng lực lượng nhằm chữa cháy kịp thời, không để cháy lớn, kéo dài gây thiệt hại đến tài nguyên rừng.

Vươn lên mạnh mẽ, tạo diện mạo mới cho miền biên viễn Hà Giang

Vươn lên mạnh mẽ, tạo diện mạo mới cho miền biên viễn Hà Giang

Thanh Thủy - xã biên giới của huyện Vị Xuyên, Hà Giang, từng là vùng đất hứng chịu nhiều mất mát, đau thương trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc. Từ 46 năm trước, nơi đây là chiến trường khốc liệt, những người lính kiên cường đã chiến đấu, hy sinh để giữ vững từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc. Hôm nay, Thanh Thủy đã vươn mình mạnh mẽ, chuyển mình thành một vùng đất giàu tiềm năng phát triển, tràn đầy sức sống.

Thời tiết ngày 17/2/2025: Đông Bắc Bộ và Thủ đô Hà Nội mưa nhỏ vào sáng sớm

Thời tiết ngày 17/2/2025: Đông Bắc Bộ và Thủ đô Hà Nội mưa nhỏ vào sáng sớm

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia, do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường yếu lệch Đông kết hợp với dòng xiết trong đới gió Tây trên cao, sáng 17/2, khu vực phía Đông Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa, mưa nhỏ; gió Đông Bắc cấp 2-3. Trời rét, vùng núi rét đậm. Trong khi đó, Tây Nguyên và Nam Bộ duy trì ngày nắng đêm không mưa, gió nhẹ.

Bộ đội Biên phòng Cà Mau tuyên truyền, vận động ngư dân thực hiện tốt các quy định chống khai thác IUU, nói không với việc sử dụng xung điện trong khai thác hải sản, bởi đây là hành vi vi phạm pháp luật. Ảnh: Kim Há - TTXVN

Bộ đội Biên phòng Cà Mau kiểm soát chặt chẽ tàu cá "3 không"

Năm 2025, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Cà Mau tăng cường triển khai đồng bộ các giải pháp quản lý bảo vệ biên giới, đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm và tệ nạn xã hội nhằm giữ vững tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên khu vực biên giới biển.

Học sinh trường trung học phổ thông chuyên Lý Tự Trọng sử dụng ly giấy để hạn chế rác thải nhựa. Ảnh: Trung Kiên - TTXVN

Khơi nguồn lối sống xanh từ môi trường học đường

Nhắc đến Trường Trung học phổ thông chuyên Lý Tự Trọng (Cần Thơ), người ta không chỉ nghĩ đến một ngôi trường có thành tích học tập đáng nể mà còn ấn tượng bởi một "làn sóng xanh” đang lan tỏa mạnh mẽ từ ngôi trường này. Câu chuyện về hành trình “xanh hóa” đầy cảm hứng của học sinh của trường là minh chứng cho sức ảnh hưởng mạnh mẽ về ý thức bảo vệ môi trường đến từ thế hệ trẻ.

Hà Giang dồn lực thi công, quyết tâm đưa hai công trình trọng điểm về đích đúng hẹn

Hà Giang dồn lực thi công, quyết tâm đưa hai công trình trọng điểm về đích đúng hẹn

Hà Giang đang chuyển mình mạnh mẽ với những công trình trọng điểm, vừa nâng tầm diện mạo đô thị, vừa tạo động lực phát triển bền vững. Trên công trường những ngày này, không khí thi công khẩn trương, công nhân và máy móc hoạt động hết công suất, quyết tâm đưa dự án đập dâng nước tạo cảnh quan thành phố và Khu liên hợp thể thao - văn hóa tỉnh Hà Giang về đích đúng tiến độ. Hai công trình không chỉ hoàn thiện hạ tầng đô thị mà còn là điểm nhấn về cảnh quan, văn hóa, thể thao của tỉnh, hướng tới chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Giang lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2025-2030.

Đền Mẫu Đồng Đăng, thị trấn Đồng Đăng, huyện Cao Lộc nằm trong vùng Công viên địa chất Lạng Sơn chứa nhiều giá trị về tín ngưỡng thờ Mẫu - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Ảnh: Văn Đạt - TTXVN

Vùng đất biên cương “hồi sinh”

46 năm sau cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, thị trấn Đồng Đăng, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn - vùng đất biên cương của Tổ quốc đã “hồi sinh”, sầm uất, nhộn nhịp hơn xưa. Sau khi bình thường hóa quan hệ vào năm 1991, mối quan hệ hợp tác, hữu nghị Việt - Trung phát triển sâu rộng trên nhiều lĩnh vực, góp phần thúc đẩy hoạt động giao thương giữa Đồng Đăng của Lạng Sơn (Việt Nam) và Bằng Tường, Quảng Tây (Trung Quốc) diễn ra sôi động, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân hai bên...