Điểm tựa của trẻ em mồ côi, phụ nữ yếu thế

Nhiều hoạt động thiết thực của các cấp chi hội Hội LHPN tỉnh Gia Lai là điểm tựa của trẻ em mồ côi, phụ nữ yếu thế trên địa bàn. Ảnh: TTXVN phát
Nhiều hoạt động thiết thực của các cấp chi hội Hội LHPN tỉnh Gia Lai là điểm tựa của trẻ em mồ côi, phụ nữ yếu thế trên địa bàn. Ảnh: TTXVN phát

Hội phụ nữ các cấp tại tỉnh Gia Lai đang góp phần giúp cho trẻ em mồ côi và phụ nữ người dân tộc thiểu số khắc phục khó khăn, có điều kiện tự tin vươn lên trong cuộc sống thông qua những mô hình thiết thực, nhân văn.

Hội phụ nữ các cấp tại tỉnh Gia Lai đang góp phần giúp cho trẻ em mồ côi và phụ nữ người dân tộc thiểu số khắc phục khó khăn, có điều kiện tự tin vươn lên trong cuộc sống thông qua những mô hình thiết thực, nhân văn.

vna_potal_gia_lai_diem_tua_cua_tre_em_mo_coi_phu_nu_yeu_the_7473096.jpg
Các cấp Chi hôi Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Gia Lai có nhiều hoạt động thiết thực, là điểm tựa của trẻ em mồ côi, phụ nữ yếu thế trên địa bàn. Ảnh: TTXVN phát

Pờ Tó là xã đặc biệt khó khăn của huyện Ia Pa, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm trên 60% dân số. Đây là khu vực báo động về vấn nạn tự tử trên địa bàn khiến nhiều trẻ em bị đẩy vào cảnh mồ côi cha mẹ.

Chị Trần Thị Huyền Trang, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ xã Pờ Tó cho biết, sau 2 năm triển khai chương trình "Mẹ đỡ đầu", Hội đã nhận giúp đỡ 2 em nhỏ mồ côi cả cha lẫn mẹ.

Em Đinh Cương, dân tộc Bahnar, sống tại thôn 5 là trường hợp đặc biệt được Hội Liên hiệp phụ nữ xã Pờ Tó nhận đỡ đầu vì cả bố và mẹ đều đã mất. Cả 4 chị em của Cương ở với ông, bà ngoại tuổi đã cao, đều phải đi làm thuê kiếm sống.

Thấy gia cảnh của các em, chị Trần Thị Huyền Trang đã nhận đỡ đầu em Cương và hỗ trợ về mọi mặt để em được đến trường. Chị cùng các chị em trong Ban Chấp hành Hội Liên hiệp phụ nữ xã thường xuyên đến thăm gia đình, hỗ trợ gạo, mì tôm, mắm muối, nhu yếu phẩm hàng ngày và cả sách vở, quần áo, học phí để em tự tin đi học, có niềm tin thay đổi cuộc đời.

vna_potal_diem_tua_cua_tre_em_mo_coi_phu_nu_yeu_the_gia_lai_7473095.jpg
Các cấp Chi hôi Hội LHPN tỉnh Gia Lai có nhiều hoạt động thiết thực, là điểm tựa của trẻ em mồ côi, phụ nữ yếu thế trên địa bàn. Ảnh: TTXVN phát

Một ngày đầu tháng 7, chúng tôi đến thăm ngôi nhà nhỏ của 3 chị em Rah Lan H'Kưm (sinh năm 2005) ở làng Chuét Ngol, xã Chư Á, thành phố Pleiku. Căn nhà đông vui hẳn lên vì có các các chị của Hội Phụ nữ Công an tỉnh Gia Lai đến chơi. H'Kưm cho biết, các em mồ côi cả cha và mẹ cách đây 6 năm. Từ đó tới nay, các em được Hội Phụ nữ Công an tỉnh nhận đỡ đầu, lo chi phí học hành và giúp đỡ trang trải cuộc sống. Hằng tháng, các chị em đều tới thăm hỏi, tặng quần áo, sách vở để các em học hành.

Em H'Kưm cho biết, hằng ngày có vấn đề gì thì mấy chị em đều gọi hỏi ý kiến các mẹ đỡ đầu; đoàn kết yêu thương nhau, cố gắng chăm chỉ học hành để thành người có ích cho xã hội.

Toàn tỉnh Gia Lai hiện có 31 trẻ em mồ côi, chủ yếu là người dân tộc thiểu số, được các cấp Hội Phụ nữ Công an tỉnh Gia Lai nhận đỡ đầu. Với nguồn kinh phí huy động được từ cán bộ, chiến sĩ, đoàn viên, thanh niên trong các đơn vị và vận động xã hội hóa, Hội Phụ nữ đảm bảo từ 4-5 triệu đồng/năm/cháu giúp các cháu trang trải chi phí học hành và các nhu cầu cần thiết.

vna_potal_diem_tua_cua_tre_em_mo_coi_phu_nu_yeu_the_gia_lai_7473098.jpg
Nhiều hoạt động thiết thực của các cấp chi hội Hội LHPN tỉnh Gia Lai là điểm tựa của trẻ em mồ côi, phụ nữ yếu thế trên địa bàn. Ảnh: TTXVN phát

Bên cạnh trẻ mồ côi, phụ nữ người dân tộc thiểu số cũng được các cấp Hội tại Gia Lai quan tâm hỗ trợ. Tại huyện Đăk Pơ, lớp dạy chữ cho phụ nữ người dân tộc Bahnar được Hội Liên hiệp phụ nữ xã Phú An mở từ năm 2022. Chị Bùi Thị Minh Dương, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ xã cho biết, từ lớp học này, hàng chục chị em người Bahnar từ chỗ không biết chữ phổ thông đã đọc thông, viết thạo. Khi biết chữ, nhiều chị em còn học thêm việc tính toán để tự tin hơn trong sản xuất, phát triển kinh tế gia đình. Năm nay, các xã Yang Bắc, Yang Hội (huyện Đăk Pơ) cũng khai giảng thêm nhiều lớp dạy chữ, với 160 chị em người Bahnar tham gia.

vna_potal_diem_tua_cua_tre_em_mo_coi_phu_nu_yeu_the_gia_lai_7473097.jpg
Các cấp Chi hội Hội LHPN tỉnh Gia Lai có nhiều hoạt động thiết thực, là điểm tựa của trẻ em mồ côi, phụ nữ yếu thế trên địa bàn. Ảnh: TTXVN phát

Bà Rơ Chăm H’Hồng, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Gia Lai cho biết, với tinh thần không để trẻ em, phụ nữ dân tộc thiểu số bị bỏ lại phía sau, những năm qua, các cấp Hội trong tỉnh đã triển khai nhiều mô hình hỗ trợ như Quỹ học bổng cho học trò nghèo học giỏi vượt khó, xây dựng mái ấm tình thương, hỗ trợ vốn chính sách cho phụ nữ, tặng cây giống vật nuôi, với tổng kinh phí hàng chục tỷ đồng mỗi năm. Các mô hình không chỉ đóng góp vào phong trào thi đua chung của Hội Phụ nữ, mà còn giúp đỡ hàng nghìn người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn như trẻ em mồ côi, phụ nữ đơn thân trong vùng dân tộc thiểu số có điều kiện học tập, thay đổi nếp nghĩ, cách làm, phát triển kinh tế gia đình, đóng góp vào sự phát triển chung của cộng đồng.

Hồng Điệp

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm