Đề án "Mỗi xã một sản phẩm" tạo động lực khởi nghiệp ở Lào Cai

Đề án "Mỗi xã một sản phẩm" tạo động lực khởi nghiệp ở Lào Cai
Thực hiện chủ trương "Quốc gia khởi nghiệp", để thu hút sự tham gia khởi nghiệp của nông dân và cơ sở sản xuất, Lào Cai đã xây dựng đề án “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) giai đoạn 2018-2020 định hướng đến 2030 nhằm phát triển kinh tế khu vực nông thôn, cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp, đồng thời thực hiện hiệu quả mục tiêu xây dựng nông thôn mới. Hơn một năm thực hiện, đề án đã thực sự trở thành "cú hích" tạo động lực không chỉ giúp nông dân Lào Cai hăng hái tham gia khởi nghiệp mà còn gia tăng giá trị cho các sản phẩm nông nghiệp truyền thống địa phương. 
Rau, quả su su là một sản phẩm đặc trưng ở Lào Cai. Ảnh: tuhaoviet.vn
 Rau, quả su su là một sản phẩm đặc trưng ở Lào Cai. Ảnh: tuhaoviet.vn
Phát huy tiềm năng, lợi thế địa phương

Thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”, tỉnh Lào Cai phấn đấu xây dựng ở mỗi huyện có từ 1 đến 2 sản phẩm chủ lực, mỗi xã 1 sản phẩm chủ lực có thương hiệu, góp phần phát triển kinh tế nông thôn theo hướng nội sinh và gia tăng giá trị. Đây được xem là giải pháp để khai thác tiềm năng, lợi thế của mỗi địa phương.

Su su là một loại rau quả được trồng nhiều ở Sa Pa và ngon có tiếng trên nước. Khí hậu xứ lạnh vùng cao là điều kiện lý tưởng cho người trồng rau ở Sa Pa phát triển cây su su với các sản phẩm mang tính đặc trưng là quả su su và ngọn su su.

Năm 2013, 150 gia đình ở các tổ 12,13,14 của thị trấn Sa Pa, tự nguyện liên kết với nhau, thành lập Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp Hoa Ðào sản xuất quả su su chất lượng cao, mang thương hiệu Sa Pa. Các hộ tuân thủ nghiêm ngặt quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, bón phân hữu cơ, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích tăng trưởng.

Ðể bảo đảm chất lượng quả su su, cứ ba năm một lần, các xã viên thay giống, trồng mới, dù chi phí tốn kém. HTX đầu tư cột chống bằng bê-tông; làm giàn bằng dây thép không gỉ; áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt tiên tiến… Mỗi năm HTX này cung ứng cho thị trường Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Hải Phòng… khoảng 7.000 tấn quả su su tươi. Từ khi tham gia OCOP và được xác lập quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu sản phẩm quả su su Sa Pa, su su Sa Pa giá tăng 2.000 đồng/kg, thu lợi khoảng 14 tỷ đồng/năm.

Bà Đỗ Thị Liên, Chủ nhiệm HTX Nông nghiệp Hoa Đào cho biết, nhờ có thương hiệu, su su của HTX tiêu thụ tốt, được khách hàng tín nhiệm, trồng ra đến đâu tiêu thụ hết ngay đến đó.

Tương tự, mô hình liên kết sản xuất gạo Séng cù giữa nông dân xã Mường Vi (huyện Bát Xát) với Hợp tác xã Tiên Phong Mường Vi được thực hiện từ năm 2015. Theo đó, 160 ha đất ruộng 2 vụ lúa của xã gieo cấy 100% giống lúa đặc sản Séng cù. Bình quân mỗi năm, xã Mường Vi cung cấp ra thị trường khoảng 1.600 tấn thóc, giá bán cao hơn các loại thóc thường, mang về cho người dân trong xã từ 20 đến 22 tỷ đồng/năm.

Mới đây, khi triển khai Chương trình OCOP, Hợp tác xã Tiên Phong Mường Vi đã cùng bà con xây dựng thành công “Mô hình chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm gạo Séng cù an toàn”, từ đó giúp sản phẩm gạo Séng cù Mường Vi có giá trị cao hơn, thị trường tiêu thụ rộng và giá bán ổn định.

Đây là hai trong số 10 sản phẩm OCOP của 8 doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Lào Cai vừa được UBND tỉnh Lào Cai phê duyệt đạt tiêu chuẩn 3 sao trở lên (cùng với tương ớt Mường Khương, bưởi Múc, gạo Séng Cù Mường Khương, rượu men lá Na Lang, rượu thóc Thanh Kim, chè Shan Mường Khương, Phong Hải Danh Trà, rượu gạo Thanh Kim) dựa trên Bộ tiêu chí OCOP Quốc gia, được hoàn thiện áp dụng phù hợp với OCOP Lào Cai.

Điều đáng nói, các sản phẩm này đều đã có thương hiệu và chỗ đứng nhất định trên thị trường trước khi đề án OCOP Lào Cai ra đời. Tuy nhiên, trên thực tế, những sản phẩm này khi đó vẫn chưa thực sự phát huy tiềm năng, thế mạnh, chưa xây dựng được thương hiệu mạnh mang tầm quốc gia. Thu nhập và đời sống người dân trong sản xuất các sản phẩm hàng hóa nông nghiệp còn thấp, sản xuất nhỏ, năng suất lao động, giá trị canh tác trên đơn vị diện tích còn thấp, các sản phẩm chủ yếu là “xuất thô”, chưa được chế biến sâu, bao bì, mẫu mã sản phẩm đơn giản, chưa có thương hiệu, thị trường tiêu thụ chủ yếu tại địa phương, số doanh nghiệp và HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp còn ít, lại chưa đạt điều kiện nhà sản xuất...

Tập trung phát triển 6 nhóm ngành hàng

“Tiềm năng, lợi thế của nông sản địa phương Lào Cai sẽ được đánh thức, cải thiện rất lớn nếu các sản phẩm nông nghiệp, thủ công có chất lượng tốt được tham gia OCOP", ông Nguyễn Anh Tuấn, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lào Cai nhấn mạnh.

Trên tinh thần đó, Chương trình OCOP Lào Cai ra đời với mục tiêu phát triển kinh tế nông thôn, thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hóa nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn một cách bài bản, có hệ thống, tạo ra giá trị trực tiếp, từ đó thu hẹp và cân bằng khoảng cách kinh tế giữa khu vực nông thôn và thành thị. Bên cạnh đó, thúc đẩy ứng dụng công nghệ tiên tiến vào quá trình sản xuất và quản lý, tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng cao, có giá trị gia tăng cao. Chương trình cũng hướng đến mục tiêu góp phần tạo ra các tổ chức kinh tế OCOP, dưới dạng các HTX, doanh nghiệp vừa và nhỏ, tổ hợp tác sản xuất, hộ gia đình đăng ký kinh doanh, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển HTX và quốc gia khởi nghiệp, tạo ra luồng đầu tư của cộng đồng thông qua phát triển sản xuất và kinh doanh các sản phẩm OCOP.

Hơn thế, với tổng kinh phí xấp xỉ 280 tỷ đồng, thông qua dự án, Lào Cai đặt mục tiêu đến năm 2020 huy động từ 50-60% nguồn lao động nông thôn tham gia hệ thống OCOP, sản phẩm từ nông nghiệp, du lịch, dịch vụ nông thôn đóng góp từ 55-60% tổng sản phẩm hàng hóa trên toàn tỉnh.

Để hiện thực hóa mục tiêu trên, Lào Cai tập trung phát triển 6 nhóm ngành hàng: thực phẩm, đồ uống, thảo dược, vải và may mặc, lưu niệm - nội thất - trang trí, dịch vụ du lịch nông thôn, bán hàng tham gia vào 9 nhóm dự án. Các dự án bao gồm: nâng cấp/mở rộng/phát triển sản xuất các sản phẩm đã có và phát triển sản phẩm mới, xây dựng 8 Trung tâm, 8 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP trong và ngoài tỉnh, khai thác thế mạnh ngành nghề nông thôn gắn với du lịch với "Dự án trục du lịch văn hóa thảo dược Hoàng Liên Sơn gắn với OCOP" (thành phố Lào Cai, Tả Phìn, Thị trấn Sa Pa, Bản Khoang, Mường Vi, Y Tý, A Mú Sung, thành phố Lào Cai) và "Dự án trục du lịch gắn với OCOP: thành phố Lào Cai - Bắc Hà - Si Ma Cai - Mường Khương". Trong đó, đối tượng thụ hưởng là tổ chức kinh tế hoặc tổ hợp tác/nhóm hộ, thuộc hệ thống OCOP, có đóng góp nhất định cho xã hội (chủ cơ sở là người địa phương, sử dụng nguyên liệu, tri thức địa phương)...

Trong tổng số 113 sản phẩm nông nghiệp thuộc 6 nhóm ngành hàng trên, khi tham gia OCOP, trong giai đoạn 1 từ nay đến năm 2020, Lào Cai sẽ nâng cấp, phát triển 60 sản phẩm thế mạnh của các địa phương. Lào Cai sẽ thực hiện tiêu chuẩn hóa đối với 60 sản phẩm, phát triển mới 30 sản phẩm, củng cố 30 tổ chức kinh tế sản xuất, kinh doanh sản phẩm thế mạnh của địa phương, phát triển 15 tổ chức kinh tế tham gia Chương trình OCOP. Địa phương có cơ chế, chính sách và kinh phí hợp lý để hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, làng nghề, cá nhân phát triển sản xuất như xây dựng nhãn hiệu hàng hóa, chỉ dẫn địa lý, cải tiến mẫu mã, bao bì, mua máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất, chế biến… Yêu cầu đặt ra là các địa phương, cơ sở, hộ gia đình sản xuất tự quyết định lựa chọn các sản phẩm có lợi thế để đầu tư phát triển sao cho các sản phẩm có năng suất, chất lượng tốt nhất, đảm bảo tăng thu nhập và đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước, quốc tế.
Hương Thu
(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

"Đánh mạnh" tội phạm ma túy trên các tuyến trọng điểm

"Đánh mạnh" tội phạm ma túy trên các tuyến trọng điểm

Hoạt động mua bán, vận chuyển trái phép các chất, tiền chất ma túy ở Việt Nam đang diễn biến rất phức tạp với nhiều nguy cơ tiềm ẩn. Phương thức, thủ đoạn hoạt động phạm tội của các đối tượng ngày càng tinh vi, xảo quyệt, manh động và liều lĩnh.

Tiền Giang đưa vào sử dụng công trình kè xử lý sạt lở gần 250 tỷ đồng

Tiền Giang đưa vào sử dụng công trình kè xử lý sạt lở gần 250 tỷ đồng

Theo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang, sau 5 tháng thi công khẩn trương từ tháng 7 đến cuối tháng 12/2024, đơn vị đã hoàn thành, đưa vào sử dụng công trình kè xử lý các đoạn sạt lở cấp bách trên kênh 28 qua địa bàn huyện Cái Bè. Công trình có tổng vốn đầu tư trên 249 tỷ đồng; trong đó, nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương khoảng 200 tỷ đồng, còn lại là vốn đối ứng của địa phương.

Tạo động lực phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Hòa Bình

Tạo động lực phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Hòa Bình

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, những năm qua, nhiều xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Hòa Bình có thêm nguồn lực phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo. Đồng thời, từng bước hoàn thành các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới, ra khỏi vùng đặc biệt khó khăn.

Thời tiết ngày 29/12/2024: Thủ đô Hà Nội duy trì nắng hanh

Thời tiết ngày 29/12/2024: Thủ đô Hà Nội duy trì nắng hanh

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 29/12, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ tiếp tục rét với nhiệt độ trung bình từ 17-19 độ C, vùng núi Bắc Bộ từ 15-17 độ C, có nơi dưới 14 độ C. Nhiệt độ thấp nhất từ 11-14 độ C, vùng núi Bắc Bộ có nơi dưới 10 độ C.

Khắc phục tình trạng đá lăn xuống chân đèo An Khê

Khắc phục tình trạng đá lăn xuống chân đèo An Khê

Ngày 28/12, Văn phòng Quản lý đường bộ III.4 (thuộc Khu Quản lý đường bộ III, Bộ Giao thông vận tải) cho biết, đơn vị thi công đang khẩn trương khắc phục tình trạng đá lăn xuống Quốc lộ 19, đoạn dưới chân đèo An Khê, xã Tây Giang, huyện Tây Sơn (Bình Định), sớm thông tuyến để các phương tiện lưu thông qua lại an toàn.

Năm 2025 nguồn cung nhà ở xã hội sẽ khởi sắc

Năm 2025 nguồn cung nhà ở xã hội sẽ khởi sắc

Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh, một trong những mục tiêu quan trọng nhất của Bộ Xây dựng trong thời gian tới là triển khai Đề án 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội. Đây là một phần trong chiến lược phát triển nhà ở xã hội, giúp giải quyết vấn đề thiếu hụt nhà ở cho người dân có thu nhập thấp và trung bình.

Tạo đòn bẩy hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững

Tạo đòn bẩy hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững

Thực hiện vai trò nòng cốt trong phát triển các phong trào ở lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Hội Nông dân tỉnh Ninh Thuận đang tập trung triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ hội viên nông dân phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững, thích ứng hiệu quả với biến đổi khí hậu thông qua chuỗi giá trị sản xuất gắn với phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch và số hóa nông nghiệp.

Nghề phơi cá khô truyền thống tạo nhiều việc làm cho lao động vùng biển

Nghề phơi cá khô truyền thống tạo nhiều việc làm cho lao động vùng biển

Cùng với các loại hình chế biến khác như: lột ghẹ, lột tôm, chế biến mắm, tôm khô, ruốc khô..., nghề phơi cá khô truyền thống ở thị trấn Vàm Láng, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang đã góp phần đáng kể vào giải quyết việc làm, tạo thu nhập ổn định cho hàng ngàn lao động tại địa phương.

Sản phẩm của buôn làng Tây Nguyên “vươn xa” cùng OCOP

Sản phẩm của buôn làng Tây Nguyên “vươn xa” cùng OCOP

Nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 07/5/2018, phê duyệt Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (chương trình OCOP). Đây được xem là “liều thuốc” đánh thức các tiềm năng, thế mạnh riêng biệt của những sản phẩm đặc trưng của từng vùng miền, từng cộng đồng dân cư. Sản phẩm OCOP không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế mà còn góp phần đưa hình ảnh tươi đẹp, con người giàu bản sắc ở buôn làng Tây Nguyên đến với bạn bè trong nước và quốc tế.

Tất bật "thay áo mới” cho đào nở hoa đúng dịp Tết

Tất bật "thay áo mới” cho đào nở hoa đúng dịp Tết

Đào là loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, mang lại thu nhập chính cho nhiều hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong năm. Vì vậy vào thời điểm này khi rét đậm về, hàng trăm hộ dân đã tiến hành tuốt lá, chăm sóc đào để cây kịp ra hoa vào dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ.

Tiền Giang nỗ lực tạo việc làm cho trên 20 nghìn lao động, giảm nghèo bền vững

Tiền Giang nỗ lực tạo việc làm cho trên 20 nghìn lao động, giảm nghèo bền vững

Năm 2024, tỉnh Tiền Giang nỗ lực đẩy nhanh các hoạt động hỗ trợ hộ nghèo, hộ khó khăn vươn lên phát triển kinh tế, mở mang ngành nghề nông thôn, giải quyết việc làm, tăng thêm thu nhập với sự tham gia của các ngành, các cấp trên tinh thần chung tay vì người nghèo, giảm nghèo bền vững “không để ai bị bỏ lại phía sau”.

Tuyên Quang vinh danh 21 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Tuyên Quang vinh danh 21 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Tối 27/12, Sở Công Thương tỉnh Tuyên Quang tổ chức khai mạc hội chợ OCOP và trao chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024. Hội chợ diễn ra trong 5 ngày (từ 27 đến 31/12) với quy mô trên 120 gian hàng, giới thiệu các sản phẩm OCOP của các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, hợp tác xã, các tổ chức kinh tế trong và ngoài tỉnh.

Đồng Tháp phát triển sản phẩm OCOP gắn với tài nguyên bản địa

Đồng Tháp phát triển sản phẩm OCOP gắn với tài nguyên bản địa

Ngày 27/12, UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức Sơ kết Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2021-2025. Đến nay tỉnh Đồng Tháp đã xác lập thành công 1 chỉ dẫn địa lý, 38 nhãn hiệu chứng nhận, 4 nhãn hiệu tập thể phục vụ sản xuất kinh doanh, quảng bá hình ảnh địa phương cho sản phẩm OCOP.

Cần Thơ hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số tự lực, tự cường vươn lên

Cần Thơ hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số tự lực, tự cường vươn lên

Ngày 27/12, tại hội nghị tổng kết công tác dân tộc năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025, Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Trần Việt Trường ghi nhận, biểu dương, đánh giá cao nỗ lực của Ban Dân tộc, các sở, ban, ngành, địa phương đã tích cực thực hiện công tác dân tộc, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong đồng bào dân tộc thiểu số, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Nhiều giải pháp tạo việc làm cho lao động miền núi, nông thôn tỉnh Tuyên Quang

Nhiều giải pháp tạo việc làm cho lao động miền núi, nông thôn tỉnh Tuyên Quang

Năm 2024, tỉnh Tuyên Quang đã thực hiện các giải pháp tạo việc làm cho người lao động, triển khai hiệu quả các chính sách về lao động, việc làm và xuất khẩu lao động của Trung ương, của tỉnh tới người lao động, giúp họ tiếp cận với thị trường lao động, chọn được việc làm phù hợp để nâng cao thu nhập vươn lên thoát nghèo.

Phổ biến giáo dục pháp luật giúp bảo vệ quyền, lợi ích đồng bào dân tộc thiểu số ở Sóc Trăng

Phổ biến giáo dục pháp luật giúp bảo vệ quyền, lợi ích đồng bào dân tộc thiểu số ở Sóc Trăng

Sóc Trăng có 35% dân số là người dân tộc thiểu số, trong đó dân tộc Khmer chiếm trên 30%. Ngoài công tác chăm lo đời sống, phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số, lãnh đạo tỉnh còn chú trọng việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho dân tộc thiểu số nhằm tăng cường kiến thức pháp luật, tạo thêm sự hiểu biết về quyền, lợi ích hợp pháp khi liên quan đến pháp luật.

Phát triển Đồng Xoài thành đô thị xanh, thành phố hội tụ thông minh

Phát triển Đồng Xoài thành đô thị xanh, thành phố hội tụ thông minh

Chiến tranh đã lùi xa nửa thế kỷ, những vết thương do bom cày, đạn xới năm xưa nay đã lành lặn, chỉ còn để lại những di tích của một thời oanh liệt. Trên quê hương “Đồng Xoài rực lửa chiến công”, nay đã có hình dáng của một "thành phố hiện đại, sinh thái, thông minh”, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và quốc phòng – an ninh của tỉnh Bình Phước.

Thời tiết ngày 27/12/2024: Bắc Bộ có nơi rét đậm, rét hại

Thời tiết ngày 27/12/2024: Bắc Bộ có nơi rét đậm, rét hại

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, trên đất liền, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến một số nơi ở khu Đông Bắc Bắc Bộ. Ngày 27/12, không khí lạnh tăng cường sẽ ảnh hưởng đến các nơi khác ở phía Đông Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.