An ninh nguồn nước - vấn đề sống còn của vùng Đồng bằng sông Cửu Long

“An ninh nguồn nước: Vấn đề sống còn của vùng Đồng bằng sông Cửu Long” là thông điệp được đưa ra tại Hội thảo "Giải pháp về nguồn nước vùng Đồng bằng sông Cửu Long" do Báo Tuổi Trẻ phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Trường Đại học Cần Thơ tổ chức tổ chức tại Cần Thơ ngày 26/4. Sự kiện có sự tham dự của lãnh đạo cấp Trung ương và địa phương, cùng hơn 100 khách tham dự là các nhà khoa học, doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân tại Đồng bằng sông Cửu Long.

vna_potal_hoi_thao_giai_phap_ve_nguon_nuoc_vung_dong_bang_song_cuu_long__7345675.jpg
Hội thảo "Giải pháp về nguồn nước vùng Đồng bằng sông Cửu Long". Ảnh: Ánh Tuyết - TTXVN

* Suy giảm dòng chảy, xâm nhập mặn, ô nhiễm nguồn nước

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Anh Tuấn, Chuyên gia Môi trường, Trường Đại học Cần Thơ cho biết: Hiện an ninh nguồn nước ở Đồng bằng sông Cửu Long đang đối diện với 7 thách thức: Biến đổi khí hậu và nước biển dâng, chuỗi đập thủy điện ở thượng nguồn, chuyển nước sông Mekong qua nơi khác, khai thác tài nguyên nước quá mức, thay đổi sử dụng đất và mâu thuẫn dùng nước, suy giảm chất lượng môi trường đất – nước, hiệu quả sử dụng nước rất thấp.

Những thách thức này đẩy Đồng bằng sông Cửu Long vào những nguy cơ về suy giảm dòng chảy, hạn hán - xâm nhập mặn, ô nhiễm môi trường.

Ông Nguyễn Hồng Hiếu, Phó Cục trưởng Cục Thủy lợi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cho biết, theo tính toán của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tài nguyên nước mặt của vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến chủ yếu từ dòng chảy sông Mekong, hàng năm khoảng 475 tỷ m3, chuyển trên 443 tỷ m3 nước vào Đồng bằng sông Cửu Long (94%) và nội sinh khoảng 32 tỷ m3 (chiếm khoảng 6%). Lượng nước này đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi các công trình thủy điện thượng nguồn. Đơn cử như Trung Quốc đã lập kế hoạch xây dựng 20 công trình thủy điện trên sông Lan Thương với tổng công suất phát điện khoảng 29.209 MW và tổng dung tích hữu ích các hồ chứa khoảng 25 tỷ m3. Đến nay, đã có 12 công trình đi vào vận hành với khả năng kiểm soát dòng chảy rất lớn. Chỉ riêng 02 hồ lớn là Tiểu Loan và Nộ Trác Độ đã có dung tích khoảng 22 tỷ m3.

Trữ lượng tài nguyên nước dưới đất trên toàn lưu vực khoảng gần 72 triệu m3/ngày; trữ lượng có thể khai thác nước dưới đất khoảng 7,8 triệu m3/ngày.

Ngoài ra, vùng Đồng bằng sông Cửu Long còn đang phải đối diện với tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn ngày càng nghiêm trọng. Độ mặn trên sông Tiền và sông Hậu hiện nằm ở mức 4g/l, xâm nhập sâu nhất khoảng 50-65km; trên sông Vàm Cỏ là 4g/l, xâm nhập sâu nhất khoảng 90-120km. Hiện trạng này dẫn tới những hệ lụy nghiêm trọng như: mất mùa, khan hiếm nước sinh hoạt và sản xuất…

Cùng với vấn đề suy giảm dòng chảy, xâm nhập mặn, vùng Đồng bằng sông Cửu Long còn đang phải đối diện với nguy cơ ô nhiễm nguồn nước xuyên biên giới, cũng như bởi các hoạt động phát triển kinh tế nội tại trong vùng như: Nước thải sinh hoạt từ các đô thị; nuôi trồng thủy sản, chế biến thủy hải sản, chăn nuôi, trồng trọt; hoạt động sản xuất công nghiệp cũng đang có những tác động đáng kể đến chất lượng các nguồn nước…

Theo các chuyên gia, Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sông nước mênh mông, nhưng lại tồn tại nghịch lý thiếu nước ngọt trầm trọng. Hiện có khoảng 18 triệu dân, tuy nhiên tỷ lệ người dân sử dụng nước sạch đạt tiêu chuẩn quốc gia chỉ đạt hơn 60%. Nguồn nước chính cung cấp cho các nhu cầu được lấy từ các sông rạch (thông qua các nhà máy nước để cung cấp nước sinh hoạt), nước mưa, nước ngầm tầng nông và nước ngầm tầng sâu.

* Các nhóm giải pháp căn cơ

Nhận diện các thách thức, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Anh Tuấn cho rằng, cần triển khai đồng bộ 7 nhóm giải pháp: Cắt giảm các sản xuất công nghiệp có mức xả thải vượt quy định, khuyến khích sự tham gia của người dân trong quản trị nguồn nước, tăng cường bảo tồn nguồn nước, hiện đại hóa hệ thống quan trắc nguồn nước, chia sẻ rộng rãi thông tin nguồn nước, thường xuyên theo dõi các vấn đề nguồn nước xuyên biên giới trên lưu vực, tăng cường pháp chế liên quan đến kiểm soát nguồn nước…

Các ý kiến tại Hội thảo cho rằng, khi đầu tư phát triển các ngành phải tuân thủ các quy hoạch liên quan đến vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Trong đó đặc biệt lưu ý định hướng phát triển các ngành phù hợp với các vùng sinh thái (nước mặn, nước lợ, nước ngọt) đã chỉ ra trong các quy hoạch và Nghị quyết 120 của Chính phủ.

Xây dựng và công bố kịch bản nguồn nước sông Cửu Long, căn cứ kịch bản nguồn nước, các Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng và các địa phương xây dựng kế hoạch sử dụng nước phù hợp với kịch bản nguồn nước nhằm chủ động nguồn nước cho sản xuất, và nhất là nước cho sinh hoạt của nhân dân trong vùng.

Ông Nguyễn Hữu Thiện, chuyên gia độc lập về sinh thái Đồng bằng sông Cửu Long đề xuất việc xây dựng hệ thống công cụ hỗ trợ ra quyết định phục vụ việc điều hòa, phân phối nguồn nước để chủ động ứng phó với hạn hán, xâm nhập mặn. Song song đó là việc khai thác, sử dụng nước của các quốc gia phía thượng nguồn sông Mekong, nhằm tối ưu hóa lợi ích về kinh tế - xã hội, môi trường do nguồn nước mang lại.

Nghiên cứu, triển khai các phương án, các giải pháp tích trữ nước ngọt với quy mô phù hợp với Đồng bằng sông Cửu Long, để tăng cường khả năng trữ lũ, giữ nước ngọt, điều tiết nguồn nước. Đầu tư xây dựng các trạm cấp nước tập trung theo hướng thích ứng với nguồn nước (có thể xử lý nước mặn khi nguồn nước bị xâm nhập mặn) có quy mô phù hợp với từng địa phương và có giá thành phù hợp cho người dân ở các vùng chịu ảnh hưởng thường xuyên xâm nhập mặn.

Đồng thời, các đại biểu cũng đề nghị cần hiện đại hóa hệ thống quan trắc khí tượng, thủy văn, tài nguyên nước vùng đồng bằng sông Cửu Long; tăng cường năng lực dự báo khí tượng thủy văn, hạn hán, xâm nhập mặn, nhất là dự báo ngắn hạn 10 ngày, theo tháng, theo mùa.

Đối với vấn đề đạp thủy điện đầu nguồn, cần tiếp tục đàm phán, hợp tác với các quốc gia thượng nguồn có hồ chứa thủy điện lớn, kể cả ở dòng chính và dòng nhánh, để vận hành phát điện, xả nước xuống hạ du, bảo đảm duy trì chế độ dòng chảy trên sông ở mức phù hợp…

Ngoài ra, tại chương trình, các chuyên gia đến từ Israel đã chia sẻ về kinh nghiệm, giải pháp giải quyết nguồn nước rất thành công ở nước sở tại. Dẫn chứng thực tế là từ câu chuyện bị thiếu nước, đến đủ nguồn cung và chia sẻ nước cho các quốc gia khác của Israel.

Cụ thể, đó là câu chuyện về công nghệ tưới nhỏ giọt. Với hồ nước tự nhiên và thời tiết rất nóng, Israel đã triển khai trên toàn thế giới công nghệ tưới nhỏ giọt tiên tiến nhất và kết quả là năng suất cây trồng ở Israel đã tăng lên (tăng hơn gấp đôi) và hơn 80% sản phẩm nông nghiệp từ phương pháp tưới này đang được xuất khẩu trên toàn thế giới.

Công nghệ tưới nhỏ giọt sử dụng hệ thống đa cảm biến nhận tín hiệu từ môi trường (độ ẩm, hàm lượng N/P/O, v.v.) từ đó đẩy lượng nước phù hợp đến đúng vị trí, nhờ đó tối đa hóa quá trình tưới. Ngoài ra, để hạn chế thất thoát nước trên toàn bộ đường ống cấp nước, chỉ trong 10 năm, Nhà nước Israel đã chi khoảng 123 triệu USD để nâng cấp, củng cố hệ thống đường ống cấp nước trên toàn quốc. Nhờ vậy, nguồn nước đã được tiết kiệm và sử dụng rất hiệu quả.

Ánh Tuyết

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Ấm áp “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” tại Chiềng Khương

Ấm áp “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” tại Chiềng Khương

Ngày 18 và 19/1, tại xã Chiềng Khương (huyện Sông Mã), Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Sơn La phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, huyện Sông Mã cùng các cơ quan, đơn vị và nhà hảo tâm tổ chức Chương trình “Xuân biên phòng ấm lòng dân bản”.

Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân cùng đoàn kiều bào về thăm quê hương nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025. Ảnh: Lâm Khánh - TTXVN

Chủ tịch nước Lương Cường cùng đại biểu kiều bào dâng hương tại Hoàng thành Thăng Long

Sáng 19/1, Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân cùng với cùng đại diện lãnh đạo bộ, ban, ngành Trung ương, thành phố Hà Nội, gần 100 đại biểu kiều bào thực hiện nghi lễ dâng hương tại điện Kính thiên ở Hoàng thành Thăng Long để thành kính tưởng nhớ đến các thế hệ cha ông đã chiến đấu, hy sinh để gìn giữ, bảo vệ non sông nước Việt.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh trao Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho Thường trực Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Mộc Châu (Sơn La). Ảnh: Quang Quyết - TTXVN

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh dự Lễ công bố thành lập thị xã Mộc Châu

Tối 18/1, tại Quảng trường 8/5 (Trung tâm Hành chính thị xã Mộc Châu), Tỉnh ủy - HĐND - UBND - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Sơn La tổ chức Lễ công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thành lập thị xã Mộc Châu. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gửi lẵng hoa chúc mừng Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc tỉnh Sơn La và thị xã Mộc Châu.

Đồng chí Nguyễn Tiến Hải giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang

Đồng chí Nguyễn Tiến Hải giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang

Chiều 17/1, tại thành phố Rạch Giá (Kiên Giang), Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kiên Giang tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh để công bố Quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng cùng đại diện lãnh đạo Quân khu 9, Tỉnh ủy, UBND hai tỉnh Kiên Giang, Cà Mau tham dự hội nghị.

Đồng chí Trần Cẩm Tú thăm, tặng quà Tết tại thôn Làng Nủ, Lào Cai

Đồng chí Trần Cẩm Tú thăm, tặng quà Tết tại thôn Làng Nủ, Lào Cai

Ngày 16/1, đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương cùng Đoàn công tác đã đến thăm, tặng quà Tết thương binh, gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ có nhà bị sập đổ hoàn toàn do bão số 3 (Yagi) và người lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.

Yên Bái tập trung thực hiện hiệu quả ba khâu đột phá chiến lược

Yên Bái tập trung thực hiện hiệu quả ba khâu đột phá chiến lược

Các ngành, địa phương tập trung thực hiện hiệu quả 3 đột phá chiến lược; chủ động nghiên cứu đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền cho các sở, ngành, địa phương theo đúng tinh thần “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”, “quản lý theo kết quả”, chuyển từ “tiền kiểm” sang “hậu kiểm”- Đây là chỉ đạo của Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái Trần Huy Tuấn tại Hội nghị triển khai công tác năm 2025 do UBND tỉnh Yên Bái tổ chức chiều 14/1.

Tết sớm nơi vùng biên giới biển Khánh Hòa

Tết sớm nơi vùng biên giới biển Khánh Hòa

Năm nay, Chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” Tết Ất Tỵ của Bộ đội Biên phòng tỉnh Khánh Hòa, được tổ chức từ ngày 3-20/1 trên địa bàn 12 đồn Biên phòng của tỉnh với nhiều hoạt động thiết thực, mang Tết sớm về vùng biển.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình

Ông Nguyễn Mạnh Hùng giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình

Sáng 14/1, Tỉnh ủy Thái Bình tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác cán bộ. Tham dự có ông Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương; đại diện lãnh đạo Ủy ban Kiểm tra Trung ương và tỉnh Thái Bình.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị lần thứ 5 của Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị lần thứ 5 của Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng

Sáng 14/1, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng (Hội đồng) chủ trì Hội nghị lần thứ 5 của Hội đồng, có chủ đề “Tăng trưởng 2 con số, Đồng bằng sông Hồng tiên phong bước vào kỷ nguyên mới”.

Chăm lo Tết cho các hộ nghèo dân tộc Khmer ở Sóc Trăng

Chăm lo Tết cho các hộ nghèo dân tộc Khmer ở Sóc Trăng

Chiều 13/1, tại UBND phường 2 (thị xã Ngã Năm), Hội Chữ thập đỏ tỉnh Sóc Trăng tổ chức Chương trình “Tết nhân ái - Tết yêu thương” và văn nghệ mừng Xuân Ất Tỵ năm 2025. Đây là hoạt động chung tay hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ khó khăn là đồng bào dân tộc Khmer đón một mùa xuân thêm an vui, ấm áp.

Mang “Tết ấm" về huyện biên giới Kỳ Sơn (Nghệ An)

Mang “Tết ấm" về huyện biên giới Kỳ Sơn (Nghệ An)

Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang đến gần. Để người lao động, người nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn có điều kiện được đón Tết đủ đầy hơn, nhiều địa phương, cơ quan, tổ chức, nhà hảo tâm đã có các hoạt động chăm lo thiết thực.