Phóng viên TTXVN đề cập đến vấn đề này qua loạt ba bài với chủ đề: Đẩy mạnh thu hút đầu tư y tế - cần nhiều giải pháp.
Bài 1: Cơ hội lớn, nhu cầu cao
Tại cuộc họp cấp cao APEC lần thứ 7 về y tế và kinh tế diễn ra vào tháng 8/2017, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã từng nhấn mạnh, khu vực châu Á – Thái Bình Dương đang đối mặt với thách thức về sức khỏe con người, già hóa dân số đang tăng và diễn biến nhanh. Chính vì vậy, việc đầu tư cho y tế là hết sức cần thiết, cấp bách và mọi người dân có quyền bình đẳng trong việc sử dụng các dịch vụ y tế với chất lượng tốt nhất. Điều này phần nào cho thấy, Việt Nam rất quan tâm đến lĩnh vực đầu tư y tế và đây cũng chính là cơ hội không thể bỏ qua đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Thị trường nhiều tiềm năng
Theo số liệu của Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp, Bộ Tài chính, tại Việt Nam, tổng chi toàn xã hội cho chăm sóc sức khỏe so với GDP ngày càng tăng. Từ năm 2008 đến nay, tốc độ tăng chi từ ngân sách Nhà nước cho y tế đã cao hơn tốc độ chi bình quân chung của ngân sách Nhà nước và đạt khoảng 7-8% tổng chi ngân sách; đồng thời, Việt Nam cũng đang đẩy mạnh xã hội hóa, đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP), thu hút các nguồn lực cho đầu tư phát triển trong lĩnh vực y tế. Trong khoảng chín năm qua, Chính phủ đã ưu tiên ngân sách, vốn ODA, trái phiếu Chính phủ để có bước đầu tư đột phá cho hệ thống khám chữa bệnh. Chính phủ cũng đã đầu tư hơn 60.000 tỷ đồng cho các dự án cải tạo nâng cấp các bệnh viện.
Thực tế cho thấy, tại Việt Nam các cơ sở y tế tư nhân đang phát triển ngày càng nhanh, từ chỗ không có bệnh viện tư, từ năm 1993 đến nay đã có 206 bệnh viện tư nhân với hơn 15.470 giường bệnh và trên 35.000 phòng khám tư nhân.
Theo ông Dilshaad Ali, cố vấn chuyên môn của DG Medicial (một doanh nghiệp chuyên cung cấp các giải pháp y khoa toàn diện) các yếu tố quan trọng khiến ngành y tế Việt Nam thu hút các nhà đầu tư, đó là: dân số, tăng trưởng kinh tế, lối sống thay đổi, mô hình chăm sóc sức khỏe và nhu cầu bảo hiểm y tế. Tỷ lệ tầng lớp trung lưu tăng nhanh giúp tăng chi tiêu bình quân của người dân và kéo theo sự gia tăng các cơ sở y tế tư nhân tại các thành phố lớn ở Việt Nam.
Sau chi trả cho nhu yếu phẩm, chi phí phát sinh cho giáo dục và y tế của người dân luôn tăng cao, các chương trình tầm soát và chăm sóc sức khỏe đòi hỏi ngày càng toàn diện hơn. Hơn 80% dân số Việt Nam có bảo hiểm y tế, 5% dân số có bảo hiểm y tế tư nhân, 73% dân số trả một phần hoặc toàn bộ viện phí bằng tiền mặt, đặc biệt là mô hình bệnh viện công - tư vẫn ở giai đoạn sơ khởi… là những yếu tố thúc đẩy nhà đầu tư muốn tham gia thị trường y tế Việt Nam - ông Dilshaad Ali đánh giá.
Theo một số chuyên gia, đầu tư của tư nhân vào lĩnh vực y tế chăm sóc sức khỏe được dự báo ngày càng hấp dẫn bởi nhu cầu người dân về các dịch vụ y tế cao cấp tăng nhanh, trong khi Nhà nước có kế hoạch thoái vốn khỏi nhiều công ty dược là các thương hiệu mạnh trên thị trường. Tại Việt Nam, làn sóng đầu tư tư nhân vào lĩnh vực y tế bắt đầu nóng lên từ năm 2015 với nhiều thương vụ mua bán - sáp nhập (M&A). Nhiều thương vụ mới tiếp tục diễn ra gần đây như tập đoàn Y khoa Hoàn Mỹ liên tục mua bán và sáp nhập (M&A) để mở rộng hệ thống; Nha khoa Mỹ sáp nhập vào Sun Medical Center; hãng dược Taisho của Nhật chi thêm 3.400 tỉ đồng nắm quyền chi phối gần 67% giá trị Dược Hậu Giang - công ty dược lớn nhất Việt Nam ...
Nhu cầu bức thiết
Là trung tâm của khu vực phía Nam, mỗi năm Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện hàng triệu lượt khám chữa bệnh cho người dân trong khu vực và cả bệnh nhân là người nước ngoài. Theo Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh, chỉ tính riêng năm 2018 đã có hơn 45,3 triệu lượt khám chữa bệnh ngoại trú (chiếm hơn 1/4 tổng số lượt khám, chữa bệnh của cả nước) và hơn 2,5 triệu lượt điều trị nội trú được thực hiện tại các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn. Con số này đang thay đổi theo chiều hướng tăng lên từng năm khi chính sách bảo hiểm y tế thông tuyến toàn quốc. Điều này khiến cho tình trạng quá tải ngày càng trầm trọng, nhất là tại các bệnh viện tuyến cuối như Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Đại học Y dược, Bệnh viện Nhân dân 115, Bệnh viện Nhi đồng 1, Bệnh viện Nhi đồng 2.
“Hệ thống cơ sở y tế công lập hiện tại vẫn chưa thể đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân, trong khi đó yêu cầu về chăm sóc sức khỏe của người dân càng tăng cao. Đây là bài toán mà ngành y tế Thành phố cần phải giải quyết trong thời gian tới”- ông Tăng Chí Thượng, Phó Giám đốc Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh, cho biết.
Cùng chung quan điểm, bác sĩ Hồ Mạnh Tường, Tổng Thư ký Hội Nội tiết sinh sản và vô sinh Thành phố Hồ Chí Minh, chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực thụ tinh ống nghiệm, nhìn nhận, làn sóng người Việt Nam ra nước ngoài điều trị ngày càng nhiều chứng tỏ nền y tế Việt Nam chưa bắt kịp nhu cầu của người dân. Trong khi nguồn ngân sách không đủ khả năng để y tế công lập phát triển nhanh thì thành phố cần có những chính sách khuyến khích nguồn đầu tư từ các doanh nghiệp tư nhân bởi y tế là thị trường khá tiềm năng.
Còn ông Nguyễn Duy Thuận, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế y tế và Quản trị bệnh viện Thành phố Hồ Chí Minh, chia sẻ, nếu xem khám chữa bệnh là một thị trường dịch vụ, trong đó có nhiều dịch vụ nhỏ như dịch vụ tư vấn (khám), dịch vụ phiên dịch (cận lâm sàng: xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh), dịch vụ tay nghề cao (phẫu thuật) và dịch vụ chăm sóc (nội trú) và thị trường thuốc thì mỗi thị trường đều có khả năng thu hút đầu tư và năng lực hoàn vốn cao.
Cụ thể, đầu tư phòng khám là khu vực thu hút nhiều nhà đầu tư tư nhân nhất do rào cản thấp, không phải chịu ràng buộc về bảo hành cho dịch vụ đã được cung cấp trước đó. Ở thị trường dịch vụ cận lâm sàng do thiết bị cận lâm sàng khá đắt tiền, cần đầu tư liên tục để bắt kịp tiến bộ khoa học công nghệ nên cạnh tranh rất quyết liệt và phần lớn đầu tư ở thị trường này là từ khu vực tư nhân.
Mới đây, tại Hội thảo đối tác công tư trong một số lĩnh vực của Thành phố Hồ Chí Minh diễn ra vào tháng 3/2019, Phó Chủ tịch UBND thành phố Lê Thanh Liêm cho biết, thành phố rất coi trọng việc nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho người dân nhưng ngân sách không thể đáp ứng nhu cầu đầu tư cho các dự án lớn về y tế. Do đó, việc kêu gọi xã hội hóa và đầu tư theo hình thức đối tác công – tư (PPP) là rất bức thiết.
Cũng tại hội thảo này, ông Lê Minh Sang, chuyên gia sức khỏe của Ngân hàng Thế giới, cho biết, áp dụng các mô hình PPP vào trong lĩnh vực y tế đã được ứng dụng trên toàn cầu, như: PPP trong cung cấp dịch vụ quản lý thiết bị y tế; PPP trong cung cấp dịch vụ hợp đồng quản lý; PPP trong cung cấp dịch vụ lâm sàng chuyên khoa hoặc dịch vụ cận lâm sàng; mô hình PPP tích hợp…
Phó Giám đốc Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh Tăng Chí Thượng khẳng định, đơn vị này sẽ tham khảo từng mô hình PPP cụ thể để lựa chọn loại hợp đồng phù hợp và đưa việc áp dụng PPP trở thành công cụ giảm gánh nặng ngân sách nhà nước cho đầu tư y tế của Thành phố trong thời gian tới./.
Bài 1: Cơ hội lớn, nhu cầu cao
Tại cuộc họp cấp cao APEC lần thứ 7 về y tế và kinh tế diễn ra vào tháng 8/2017, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã từng nhấn mạnh, khu vực châu Á – Thái Bình Dương đang đối mặt với thách thức về sức khỏe con người, già hóa dân số đang tăng và diễn biến nhanh. Chính vì vậy, việc đầu tư cho y tế là hết sức cần thiết, cấp bách và mọi người dân có quyền bình đẳng trong việc sử dụng các dịch vụ y tế với chất lượng tốt nhất. Điều này phần nào cho thấy, Việt Nam rất quan tâm đến lĩnh vực đầu tư y tế và đây cũng chính là cơ hội không thể bỏ qua đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Thị trường nhiều tiềm năng
Theo số liệu của Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp, Bộ Tài chính, tại Việt Nam, tổng chi toàn xã hội cho chăm sóc sức khỏe so với GDP ngày càng tăng. Từ năm 2008 đến nay, tốc độ tăng chi từ ngân sách Nhà nước cho y tế đã cao hơn tốc độ chi bình quân chung của ngân sách Nhà nước và đạt khoảng 7-8% tổng chi ngân sách; đồng thời, Việt Nam cũng đang đẩy mạnh xã hội hóa, đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP), thu hút các nguồn lực cho đầu tư phát triển trong lĩnh vực y tế. Trong khoảng chín năm qua, Chính phủ đã ưu tiên ngân sách, vốn ODA, trái phiếu Chính phủ để có bước đầu tư đột phá cho hệ thống khám chữa bệnh. Chính phủ cũng đã đầu tư hơn 60.000 tỷ đồng cho các dự án cải tạo nâng cấp các bệnh viện.
Thực tế cho thấy, tại Việt Nam các cơ sở y tế tư nhân đang phát triển ngày càng nhanh, từ chỗ không có bệnh viện tư, từ năm 1993 đến nay đã có 206 bệnh viện tư nhân với hơn 15.470 giường bệnh và trên 35.000 phòng khám tư nhân.
Theo ông Dilshaad Ali, cố vấn chuyên môn của DG Medicial (một doanh nghiệp chuyên cung cấp các giải pháp y khoa toàn diện) các yếu tố quan trọng khiến ngành y tế Việt Nam thu hút các nhà đầu tư, đó là: dân số, tăng trưởng kinh tế, lối sống thay đổi, mô hình chăm sóc sức khỏe và nhu cầu bảo hiểm y tế. Tỷ lệ tầng lớp trung lưu tăng nhanh giúp tăng chi tiêu bình quân của người dân và kéo theo sự gia tăng các cơ sở y tế tư nhân tại các thành phố lớn ở Việt Nam.
Sau chi trả cho nhu yếu phẩm, chi phí phát sinh cho giáo dục và y tế của người dân luôn tăng cao, các chương trình tầm soát và chăm sóc sức khỏe đòi hỏi ngày càng toàn diện hơn. Hơn 80% dân số Việt Nam có bảo hiểm y tế, 5% dân số có bảo hiểm y tế tư nhân, 73% dân số trả một phần hoặc toàn bộ viện phí bằng tiền mặt, đặc biệt là mô hình bệnh viện công - tư vẫn ở giai đoạn sơ khởi… là những yếu tố thúc đẩy nhà đầu tư muốn tham gia thị trường y tế Việt Nam - ông Dilshaad Ali đánh giá.
Theo một số chuyên gia, đầu tư của tư nhân vào lĩnh vực y tế chăm sóc sức khỏe được dự báo ngày càng hấp dẫn bởi nhu cầu người dân về các dịch vụ y tế cao cấp tăng nhanh, trong khi Nhà nước có kế hoạch thoái vốn khỏi nhiều công ty dược là các thương hiệu mạnh trên thị trường. Tại Việt Nam, làn sóng đầu tư tư nhân vào lĩnh vực y tế bắt đầu nóng lên từ năm 2015 với nhiều thương vụ mua bán - sáp nhập (M&A). Nhiều thương vụ mới tiếp tục diễn ra gần đây như tập đoàn Y khoa Hoàn Mỹ liên tục mua bán và sáp nhập (M&A) để mở rộng hệ thống; Nha khoa Mỹ sáp nhập vào Sun Medical Center; hãng dược Taisho của Nhật chi thêm 3.400 tỉ đồng nắm quyền chi phối gần 67% giá trị Dược Hậu Giang - công ty dược lớn nhất Việt Nam ...
Nhân viên Bệnh viện Quận Thủ Đức hướng dẫn người dân đăng ký khám bệnh trực tuyến. Ảnh: Đinh Hằng |
Là trung tâm của khu vực phía Nam, mỗi năm Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện hàng triệu lượt khám chữa bệnh cho người dân trong khu vực và cả bệnh nhân là người nước ngoài. Theo Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh, chỉ tính riêng năm 2018 đã có hơn 45,3 triệu lượt khám chữa bệnh ngoại trú (chiếm hơn 1/4 tổng số lượt khám, chữa bệnh của cả nước) và hơn 2,5 triệu lượt điều trị nội trú được thực hiện tại các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn. Con số này đang thay đổi theo chiều hướng tăng lên từng năm khi chính sách bảo hiểm y tế thông tuyến toàn quốc. Điều này khiến cho tình trạng quá tải ngày càng trầm trọng, nhất là tại các bệnh viện tuyến cuối như Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Đại học Y dược, Bệnh viện Nhân dân 115, Bệnh viện Nhi đồng 1, Bệnh viện Nhi đồng 2.
“Hệ thống cơ sở y tế công lập hiện tại vẫn chưa thể đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân, trong khi đó yêu cầu về chăm sóc sức khỏe của người dân càng tăng cao. Đây là bài toán mà ngành y tế Thành phố cần phải giải quyết trong thời gian tới”- ông Tăng Chí Thượng, Phó Giám đốc Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh, cho biết.
Cùng chung quan điểm, bác sĩ Hồ Mạnh Tường, Tổng Thư ký Hội Nội tiết sinh sản và vô sinh Thành phố Hồ Chí Minh, chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực thụ tinh ống nghiệm, nhìn nhận, làn sóng người Việt Nam ra nước ngoài điều trị ngày càng nhiều chứng tỏ nền y tế Việt Nam chưa bắt kịp nhu cầu của người dân. Trong khi nguồn ngân sách không đủ khả năng để y tế công lập phát triển nhanh thì thành phố cần có những chính sách khuyến khích nguồn đầu tư từ các doanh nghiệp tư nhân bởi y tế là thị trường khá tiềm năng.
Còn ông Nguyễn Duy Thuận, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế y tế và Quản trị bệnh viện Thành phố Hồ Chí Minh, chia sẻ, nếu xem khám chữa bệnh là một thị trường dịch vụ, trong đó có nhiều dịch vụ nhỏ như dịch vụ tư vấn (khám), dịch vụ phiên dịch (cận lâm sàng: xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh), dịch vụ tay nghề cao (phẫu thuật) và dịch vụ chăm sóc (nội trú) và thị trường thuốc thì mỗi thị trường đều có khả năng thu hút đầu tư và năng lực hoàn vốn cao.
Cụ thể, đầu tư phòng khám là khu vực thu hút nhiều nhà đầu tư tư nhân nhất do rào cản thấp, không phải chịu ràng buộc về bảo hành cho dịch vụ đã được cung cấp trước đó. Ở thị trường dịch vụ cận lâm sàng do thiết bị cận lâm sàng khá đắt tiền, cần đầu tư liên tục để bắt kịp tiến bộ khoa học công nghệ nên cạnh tranh rất quyết liệt và phần lớn đầu tư ở thị trường này là từ khu vực tư nhân.
Mới đây, tại Hội thảo đối tác công tư trong một số lĩnh vực của Thành phố Hồ Chí Minh diễn ra vào tháng 3/2019, Phó Chủ tịch UBND thành phố Lê Thanh Liêm cho biết, thành phố rất coi trọng việc nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho người dân nhưng ngân sách không thể đáp ứng nhu cầu đầu tư cho các dự án lớn về y tế. Do đó, việc kêu gọi xã hội hóa và đầu tư theo hình thức đối tác công – tư (PPP) là rất bức thiết.
Cũng tại hội thảo này, ông Lê Minh Sang, chuyên gia sức khỏe của Ngân hàng Thế giới, cho biết, áp dụng các mô hình PPP vào trong lĩnh vực y tế đã được ứng dụng trên toàn cầu, như: PPP trong cung cấp dịch vụ quản lý thiết bị y tế; PPP trong cung cấp dịch vụ hợp đồng quản lý; PPP trong cung cấp dịch vụ lâm sàng chuyên khoa hoặc dịch vụ cận lâm sàng; mô hình PPP tích hợp…
Phó Giám đốc Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh Tăng Chí Thượng khẳng định, đơn vị này sẽ tham khảo từng mô hình PPP cụ thể để lựa chọn loại hợp đồng phù hợp và đưa việc áp dụng PPP trở thành công cụ giảm gánh nặng ngân sách nhà nước cho đầu tư y tế của Thành phố trong thời gian tới./.
Thanh Trà - Đinh Hằng
Bài 2: Những “bắt tay” hợp tác hiệu quả trong y tế
Bài 2: Những “bắt tay” hợp tác hiệu quả trong y tế
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN