Cần mẫn “ươm mầm” khoa học kỹ thuật
Trong thời gian dài do nền sản xuất manh mún theo kiểu “tự cung tự cấp”, nên trước năm 2000 tỉnh Lai Châu (cũ) hầu như không có sản phẩm hàng hóa nào nổi trội, ngoài vài mặt hàng chủ lực là nguyên liệu thô tận dụng từ rừng như mây, tre và gỗ tròn, gỗ xẻ các loại... Công ty xuất nhập khẩu Lai Châu lúc bấy giờ chỉ duy nhất có mặt hàng cần câu trúc xuất khẩu sang Liên Xô (cũ). Ngay đến cánh đồng Mường Thanh của huyện Điện Biên rộng lớn nhất vùng Tây Bắc cũng không đủ lúa gạo cung ứng cho nhu cầu tiêu thụ trong nội tỉnh.
Ông Đặng Văn Khán, nguyên Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lai Châu (nay là tỉnh Điện Biên) kể lại: Việc vận động đồng bào các dân tộc trong tỉnh áp dụng khoa học kỹ thuật và sản xuất là công việc rất gian nan, đòi hỏi đội ngũ cán bộ chuyên trách phải có tính kiên trì và nhẫn nại. Bởi nhận thức của đồng bào còn nhiều hạn chế, nhất là ở vùng cao biên giới họ nặng về canh tác theo lối “chọc lỗ tra hạt”. Vì thế mới có những chuyện “cười ra nước mắt” như hướng dẫn một đường, đồng bào làm một nẻo do đa số chưa thạo tiếng phổ thông. Hay cung cấp giống mới thì đến tháng giáp hạt đồng bào sử dụng làm lương thực, hoặc vẫn dùng các giống địa phương truyền thống.
Nhưng “trong cái khó ló cái khôn”, đội ngũ cán bộ khuyến nông, khuyến lâm của tỉnh và huyện đã chọn các địa bàn vùng thấp làm hạt nhân áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đặc biệt là những địa bàn có nông dân từ các tỉnh miền xuôi lên xây dựng vùng kinh tế mới như Thái Bình, Nam Định, Thanh Hóa…sinh sống đan xen với đồng bào các dân tộc tại địa phương. Qua những mô hình canh tác hiệu quả hơn hẳn của nông dân miền xuôi, đã thuyết phục được đồng bào Thái, Mông, Hà Nhì, Khơ mú, Dao…tự nguyện áp dụng. Tiêu biểu như khai hoang làm ruộng nước 2 vụ, mô hình vườn-ao-chuồng (VAC), làm nương luân canh, chăn nuôi trâu bò đàn, thay giống địa phương bằng các loại giống mới ngắn ngày có năng suất cao. Từng bước định hình nên một số vùng chuyên canh nông-lâm nghiệp như lúa chất lượng cao ở huyện Ðiện Biên; cà phê huyện Mường Ảng; ngô, đậu tương huyện Tuần Giáo; chè san tuyết ở huyện Tủa Chùa…Nhờ đó, đồng bào những vùng này không những vượt qua đói nghèo mà đang trở nên khá giả.
Phát triển mô hình theo chuỗi giá trị hàng hóa
Tiến sĩ Nguyễn Văn An, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Điện Biên khẳng định: Hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ đã có sự gắn bó chặt chẽ với sản xuất, đời sống, nhu cầu xã hội, góp phần tạo ra sự chuyển biến rõ rệt về năng suất, chất lượng và hiệu quả trong sản xuất và dịch vụ.
Từ nhiều năm nay, Điện Biên định hướng nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ vào nông-lâm nghiệp và nông thôn là tập trung hình thành các cánh đồng lớn, hướng đến sản xuất hàng hóa tập trung gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ theo chuỗi giá trị, phát huy lợi thế cạnh tranh của sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh tế của từng nông sản hàng hóa.
Theo đó, trong gần 5 năm triển khai Đề án "Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững", tỉnh Điện Biên đã nhân rộng các mô hình phát triển kinh tế nông-lâm nghiệp dựa vào các loại cây thế mạnh của từng địa bàn từ vùng thấp đến vùng cao biên giới. Đặc biệt, các cơ quan chức năng và chính quyền các huyện, thị xã, thành phố chủ động tìm kiếm nhà đầu tư, đề xuất chính sách thúc đẩy liên kết giữa nhà nông với doanh nghiệp, để liên kết sản xuất theo chuỗi, đưa nhiều sản phẩm nông nghiệp của tỉnh đi thẳng từ nơi sản xuất về nơi tiêu thụ uy tín, tạo nên sự tin tưởng cho đồng bào yên tâm sản xuất.
Tiêu biểu như huyện Mường Chà với việc thực hiện thí điểm "Xây dựng và phát triển mô hình chuỗi cung ứng dứa an toàn trên phạm vi toàn quốc", do Hợp tác xã Na Sang với 54 hộ dân tham gia trồng trên 61 ha dứa, sản lượng 2.100 tấn quả/năm.. Người trồng dứa được hỗ trợ kỹ thuật bón lót, làm cỏ từ khi trồng gốc đến khi thu quả, vừa giảm chi phí lại bảo đảm an toàn sản phẩm.
Cuối tháng 11/2017, Chi cục Quản lý chất lượng nông - lâm - thủy sản tỉnh Điện Biên đã cấp giấy chứng nhận sản phẩm đạt chất lượng chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn cho quả dứa của Hợp tác xã Na Sang. Hiện sản phẩm dứa Mường Chà đã được bày bán tại Siêu thị Tâm Ðỏ, gian hàng trưng bày sản phẩm rau củ quả an toàn của Công ty Thực phẩm an toàn Sape Green (thành phố Ðiện Biên Phủ) và một số siêu thị tại Thủ đô Hà Nội. Với giá bán trung bình từ 5.000 đồng/quả, mỗi ha người trồng thu 250 triệu đồng, trừ chi phí lãi hơn 100 triệu đồng/ha. Mô hình chuỗi thực phẩm an toàn cho cây dứa đang được một số huyện trên địa bàn áp dụng làm theo.
Đối với huyện Mường Ảng, việc ưu tiên phát triển cây trồng chủ lực là cây cà phê có diện tích 3.311 ha, chất lượng có tiếng trong cả nước. Ðể nâng cao giá trị cà phê, giúp người nông dân yên tâm thâm canh, từ niên vụ 2017-2018 UBND huyện Mường Ảng đã thành lập Tổ tuyên truyền, hướng dẫn nông dân thu hái, sơ chế cà phê. Ngoài việc quy hoạch, định hướng vùng, đội ngũ cán bộ của huyện cùng người người sản xuất tìm thị trường tiêu thụ cà phê ổn định. Nhờ đó diện tích chuyên canh cà phê ở đây phát triển ổn định, huyện đang phấn đấu sản xuất theo chứng nhận tiêu chuẩn UTZ để nâng cao giá trị sản phẩm.
Hiện Ðiện Biên đã có 11 sản phẩm, nhóm sản phẩm được chứng nhận đạt các tiêu chuẩn về chất lượng và có giá trị kinh tế cao theo chuỗi, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, góp phần nâng cao chất lượng nông sản mang thương hiệu Ðiện Biên. Riêng năm 2017, tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh đạt 2.326,6 tỷ đồng, tăng 195 tỷ đồng so với thời điểm chưa triển khai Đề án tái cơ cấu. Cục Sở hữu trí tuệ đã ban hành Quyết định số 3340 về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số 00043 cho sản phẩm gạo Điện Biên nổi tiếng.
Ðiện Biên cũng đã có nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, nhà đầu tư... tham gia phát triển sản phẩm nông nghiệp sạch theo chuỗi như Doanh nghiệp thương mại tư nhân Hoa Ban chuyên sản xuất rau thủy canh hồi lưu trong nhà lưới công nghệ; Công ty cổ phần Thương mại xuất nhập khẩu Ðiện Biên trồng rau theo tiêu chuẩn VietGAP trong nhà lưới. Hợp tác xã dịch vụ tổng hợp Thanh Yên, Công ty TNHH thực phẩm nông sản sinh thái Ðiện Biên, Công ty TNHH thực phẩm Safe Green liên kết thực hiện dự án cánh đồng lớn gắn với tiêu thụ lúa IR64, Bắc thơm số 7…
Bên cạnh đó, hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học và phát triển công nghệ của Điện Biên ngày càng có chuyển biến tích cực theo hướng gắn chặt với thực tiễn sản xuất, kinh doanh và công tác quản lý. Năm 2018 UBND tỉnh giao Sở Khoa học và Công nghệ quản lý và triển khai thực hiện 38 đề tài, dự án, trong đó nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm tới 50%. Điển hình là Dự án“ Xây dựng mô hình áp dụng tiến bộ kỹ thuật nuôi thương phẩm cá Tầm trong lồng, bè tại hồ thủy lợi Pe Luông huyện Điện Biên“, đã tiếp nhận chuyển giao công nghệ nuôi cá Tầm. Sau thời gian nuôi, cá phát triển tốt, thích nghi với điều kiện sống của hồ thủy lợi Pe Luông, tỷ lệ sống đạt khoảng 70%, trọng lượng trung bình đạt 3 -3,5 kg/con.
Dự án “Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ phát triển sản xuất, chế biến cây thuốc Đương quy và Bạch chỉ tại tỉnh Điện Biên“. Kết quả năng suất Đương quy đạt 11.000 kg/ha; Bạch chỉ đạt 12.000 kg/ha. Qua dự án đã mở ra hướng đi mới trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng góp phần nâng cao hiệu quả trong sử dụng đất nông –lâm nghiệp…Đây là những minh chứng sống động, là “dấu ấn” về ứng dụng các kết quả nghiên cứu và nhân rộng mô hình tiến bộ khoa học và công nghệ trong sản xuất hàng hoá, để vùng đất lịch sử Điện Biên vượt qua gian khó đi lên.
Trong thời gian dài do nền sản xuất manh mún theo kiểu “tự cung tự cấp”, nên trước năm 2000 tỉnh Lai Châu (cũ) hầu như không có sản phẩm hàng hóa nào nổi trội, ngoài vài mặt hàng chủ lực là nguyên liệu thô tận dụng từ rừng như mây, tre và gỗ tròn, gỗ xẻ các loại... Công ty xuất nhập khẩu Lai Châu lúc bấy giờ chỉ duy nhất có mặt hàng cần câu trúc xuất khẩu sang Liên Xô (cũ). Ngay đến cánh đồng Mường Thanh của huyện Điện Biên rộng lớn nhất vùng Tây Bắc cũng không đủ lúa gạo cung ứng cho nhu cầu tiêu thụ trong nội tỉnh.
Ông Đặng Văn Khán, nguyên Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lai Châu (nay là tỉnh Điện Biên) kể lại: Việc vận động đồng bào các dân tộc trong tỉnh áp dụng khoa học kỹ thuật và sản xuất là công việc rất gian nan, đòi hỏi đội ngũ cán bộ chuyên trách phải có tính kiên trì và nhẫn nại. Bởi nhận thức của đồng bào còn nhiều hạn chế, nhất là ở vùng cao biên giới họ nặng về canh tác theo lối “chọc lỗ tra hạt”. Vì thế mới có những chuyện “cười ra nước mắt” như hướng dẫn một đường, đồng bào làm một nẻo do đa số chưa thạo tiếng phổ thông. Hay cung cấp giống mới thì đến tháng giáp hạt đồng bào sử dụng làm lương thực, hoặc vẫn dùng các giống địa phương truyền thống.
Cây cà phê tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động tại địa phương. Ảnh: Phan Tuấn Anh - TTXVN |
Nhưng “trong cái khó ló cái khôn”, đội ngũ cán bộ khuyến nông, khuyến lâm của tỉnh và huyện đã chọn các địa bàn vùng thấp làm hạt nhân áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đặc biệt là những địa bàn có nông dân từ các tỉnh miền xuôi lên xây dựng vùng kinh tế mới như Thái Bình, Nam Định, Thanh Hóa…sinh sống đan xen với đồng bào các dân tộc tại địa phương. Qua những mô hình canh tác hiệu quả hơn hẳn của nông dân miền xuôi, đã thuyết phục được đồng bào Thái, Mông, Hà Nhì, Khơ mú, Dao…tự nguyện áp dụng. Tiêu biểu như khai hoang làm ruộng nước 2 vụ, mô hình vườn-ao-chuồng (VAC), làm nương luân canh, chăn nuôi trâu bò đàn, thay giống địa phương bằng các loại giống mới ngắn ngày có năng suất cao. Từng bước định hình nên một số vùng chuyên canh nông-lâm nghiệp như lúa chất lượng cao ở huyện Ðiện Biên; cà phê huyện Mường Ảng; ngô, đậu tương huyện Tuần Giáo; chè san tuyết ở huyện Tủa Chùa…Nhờ đó, đồng bào những vùng này không những vượt qua đói nghèo mà đang trở nên khá giả.
Phát triển mô hình theo chuỗi giá trị hàng hóa
Tiến sĩ Nguyễn Văn An, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Điện Biên khẳng định: Hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ đã có sự gắn bó chặt chẽ với sản xuất, đời sống, nhu cầu xã hội, góp phần tạo ra sự chuyển biến rõ rệt về năng suất, chất lượng và hiệu quả trong sản xuất và dịch vụ.
Từ nhiều năm nay, Điện Biên định hướng nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ vào nông-lâm nghiệp và nông thôn là tập trung hình thành các cánh đồng lớn, hướng đến sản xuất hàng hóa tập trung gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ theo chuỗi giá trị, phát huy lợi thế cạnh tranh của sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh tế của từng nông sản hàng hóa.
Theo đó, trong gần 5 năm triển khai Đề án "Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững", tỉnh Điện Biên đã nhân rộng các mô hình phát triển kinh tế nông-lâm nghiệp dựa vào các loại cây thế mạnh của từng địa bàn từ vùng thấp đến vùng cao biên giới. Đặc biệt, các cơ quan chức năng và chính quyền các huyện, thị xã, thành phố chủ động tìm kiếm nhà đầu tư, đề xuất chính sách thúc đẩy liên kết giữa nhà nông với doanh nghiệp, để liên kết sản xuất theo chuỗi, đưa nhiều sản phẩm nông nghiệp của tỉnh đi thẳng từ nơi sản xuất về nơi tiêu thụ uy tín, tạo nên sự tin tưởng cho đồng bào yên tâm sản xuất.
Tiêu biểu như huyện Mường Chà với việc thực hiện thí điểm "Xây dựng và phát triển mô hình chuỗi cung ứng dứa an toàn trên phạm vi toàn quốc", do Hợp tác xã Na Sang với 54 hộ dân tham gia trồng trên 61 ha dứa, sản lượng 2.100 tấn quả/năm.. Người trồng dứa được hỗ trợ kỹ thuật bón lót, làm cỏ từ khi trồng gốc đến khi thu quả, vừa giảm chi phí lại bảo đảm an toàn sản phẩm.
Cuối tháng 11/2017, Chi cục Quản lý chất lượng nông - lâm - thủy sản tỉnh Điện Biên đã cấp giấy chứng nhận sản phẩm đạt chất lượng chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn cho quả dứa của Hợp tác xã Na Sang. Hiện sản phẩm dứa Mường Chà đã được bày bán tại Siêu thị Tâm Ðỏ, gian hàng trưng bày sản phẩm rau củ quả an toàn của Công ty Thực phẩm an toàn Sape Green (thành phố Ðiện Biên Phủ) và một số siêu thị tại Thủ đô Hà Nội. Với giá bán trung bình từ 5.000 đồng/quả, mỗi ha người trồng thu 250 triệu đồng, trừ chi phí lãi hơn 100 triệu đồng/ha. Mô hình chuỗi thực phẩm an toàn cho cây dứa đang được một số huyện trên địa bàn áp dụng làm theo.
Đối với huyện Mường Ảng, việc ưu tiên phát triển cây trồng chủ lực là cây cà phê có diện tích 3.311 ha, chất lượng có tiếng trong cả nước. Ðể nâng cao giá trị cà phê, giúp người nông dân yên tâm thâm canh, từ niên vụ 2017-2018 UBND huyện Mường Ảng đã thành lập Tổ tuyên truyền, hướng dẫn nông dân thu hái, sơ chế cà phê. Ngoài việc quy hoạch, định hướng vùng, đội ngũ cán bộ của huyện cùng người người sản xuất tìm thị trường tiêu thụ cà phê ổn định. Nhờ đó diện tích chuyên canh cà phê ở đây phát triển ổn định, huyện đang phấn đấu sản xuất theo chứng nhận tiêu chuẩn UTZ để nâng cao giá trị sản phẩm.
Cơ giới hóa trên cánh đồng Mường Thanh. Ảnh: Phan Tuấn Anh – TTXVN |
Hiện Ðiện Biên đã có 11 sản phẩm, nhóm sản phẩm được chứng nhận đạt các tiêu chuẩn về chất lượng và có giá trị kinh tế cao theo chuỗi, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, góp phần nâng cao chất lượng nông sản mang thương hiệu Ðiện Biên. Riêng năm 2017, tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh đạt 2.326,6 tỷ đồng, tăng 195 tỷ đồng so với thời điểm chưa triển khai Đề án tái cơ cấu. Cục Sở hữu trí tuệ đã ban hành Quyết định số 3340 về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số 00043 cho sản phẩm gạo Điện Biên nổi tiếng.
Ðiện Biên cũng đã có nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, nhà đầu tư... tham gia phát triển sản phẩm nông nghiệp sạch theo chuỗi như Doanh nghiệp thương mại tư nhân Hoa Ban chuyên sản xuất rau thủy canh hồi lưu trong nhà lưới công nghệ; Công ty cổ phần Thương mại xuất nhập khẩu Ðiện Biên trồng rau theo tiêu chuẩn VietGAP trong nhà lưới. Hợp tác xã dịch vụ tổng hợp Thanh Yên, Công ty TNHH thực phẩm nông sản sinh thái Ðiện Biên, Công ty TNHH thực phẩm Safe Green liên kết thực hiện dự án cánh đồng lớn gắn với tiêu thụ lúa IR64, Bắc thơm số 7…
Bên cạnh đó, hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học và phát triển công nghệ của Điện Biên ngày càng có chuyển biến tích cực theo hướng gắn chặt với thực tiễn sản xuất, kinh doanh và công tác quản lý. Năm 2018 UBND tỉnh giao Sở Khoa học và Công nghệ quản lý và triển khai thực hiện 38 đề tài, dự án, trong đó nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm tới 50%. Điển hình là Dự án“ Xây dựng mô hình áp dụng tiến bộ kỹ thuật nuôi thương phẩm cá Tầm trong lồng, bè tại hồ thủy lợi Pe Luông huyện Điện Biên“, đã tiếp nhận chuyển giao công nghệ nuôi cá Tầm. Sau thời gian nuôi, cá phát triển tốt, thích nghi với điều kiện sống của hồ thủy lợi Pe Luông, tỷ lệ sống đạt khoảng 70%, trọng lượng trung bình đạt 3 -3,5 kg/con.
Dự án “Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ phát triển sản xuất, chế biến cây thuốc Đương quy và Bạch chỉ tại tỉnh Điện Biên“. Kết quả năng suất Đương quy đạt 11.000 kg/ha; Bạch chỉ đạt 12.000 kg/ha. Qua dự án đã mở ra hướng đi mới trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng góp phần nâng cao hiệu quả trong sử dụng đất nông –lâm nghiệp…Đây là những minh chứng sống động, là “dấu ấn” về ứng dụng các kết quả nghiên cứu và nhân rộng mô hình tiến bộ khoa học và công nghệ trong sản xuất hàng hoá, để vùng đất lịch sử Điện Biên vượt qua gian khó đi lên.
Văn Hào