Khúc tráng ca dân công hỏa tuyến Vĩnh Lộc

Hơn 50 năm trôi qua, đìa dứa Láng Sấu năm xưa đã trở thành Khu di tích lịch sử Dân công hỏa tuyến. Tuy nhiên, ký ức những tháng ngày tải lương, tải đạn của các dân công hỏa tuyến Vĩnh Lộc, đặc biệt là “đêm trắng ở đìa dứa” khiến 32 dân công hy sinh vẫn còn vẹn nguyên.

Dân công hỏa tuyến dâng đời cho quê hương

“Hò ơi…. Giã bàng cực lắm má ơi, con đi dân công hỏa tuyến… Hò ơi… con đi dân công hỏa tuyến, dâng đời cho quê hương”. Ở Vĩnh Lộc, Bình Chánh ngày nay, thỉnh thoảng các bà, các mẹ vẫn hát lại câu hò quen thuộc năm xưa của các dân công hỏa tuyến.

potal-khuc-trang-ca-dan-cong-hoa-tuyen-vinh-loc-7768783.jpg
Bà Nguyễn Thị Khỏi (81 tuổi), cựu nữ dân công hỏa tuyến Vĩnh Lộc thắp hương tưởng nhớ những người đồng đội đã hy sinh trong đêm trắng ở đìa dứa năm 1968. Ảnh: Xuân Khu - TTXVN

Bà Nguyễn Thị Khỏi (81 tuổi, tại xã Vĩnh Lộc A, Bình Chánh, một trong năm nữ dân công hỏa tuyến Vĩnh Lộc năm xưa còn sống) kể lại: “Hồi đó, chúng tôi mới 16,17 tuổi, hay tin nhiều anh chị em đi dân công hỏa tuyến thế là rủ nhau theo cùng. Cứ tối đến là chúng tôi lại tập trung ở ngã tư Tân Hòa 1 (xã Vĩnh Lộc, huyện Bình Chánh) để sinh hoạt tập thể, hát hò. Hôm nào nhận được lệnh vận chuyển súng đạn, thương binh là lại chia nhóm ra để lên đường”.

Cứ thế, bà Khỏi và lứa thanh niên làng ngày ấy hừng hực khí thế đi dân công hỏa tuyến. Trang phục chỉ là bộ quần áo nâu, chiếc khăn rằn, chân không có một đôi dép nhưng họ không một lời kêu ca, phàn nàn. Bà Khỏi cho biết: “Ban đầu, gia đình cấm không cho chúng tôi tham gia dân công hỏa tuyến đâu vì sợ bị bắn chết. Lúc đó gan lì lắm, nào biết sợ là gì đâu, tuổi thanh niên đương hừng hực mà”.

potal-khuc-trang-ca-dan-cong-hoa-tuyen-vinh-loc-7768780.jpg
Di ảnh những nữ dân công hỏa tuyến hy sinh khi còn rất trẻ trong lúc làm nhiệm vụ được đặt trang trọng tại Khu di tích lịch sử dân công hỏa tuyến Vĩnh Lộc. Ảnh: Xuân Khu - TTXVN

Những chuyến đi của dân công bắt buộc phải vào ban đêm để tránh địch phát hiện. Khoảng 6 giờ tối bắt đầu chia đội đi vận chuyển thương binh về tuyến sau; sau đó lại mang vác súng đạn ngược trở lại Sài Gòn, giao đến các điểm tập kết. Lúc bấy giờ, các dân công đều phải mặc 2 lớp áo, bên trong màu sáng còn bên ngoài màu tối. Chiếc áo màu tối mặc ngoài để lúc đi vào ban đêm địch không nhìn thấy, đến lúc trời sáng đi về thì cởi bỏ áo màu tối dính bùn sình bên ngoài, mặc chiếc áo sáng màu giả bộ như đi chơi về để địch không nghi ngờ. “Lúc chuyển thương phải lội xuống đồng bưng, chúng tôi phải nâng cáng lên quá đầu để các anh thương binh không bị ướt. Bản thân mình thì đứa nào cũng ướt nhẹp, bùn sình dính đầy người nhưng không ai bỏ cuộc”, bà Khỏi kể lại.

Rất nhiều lần trên đường vận chuyển, dân công bị địch phát hiện nhưng nhờ quen thuộc địa hình và có sự yểm trợ của lực lượng du kích nên đều thoát nạn thành công. Cho đến đêm định mệnh năm ấy.

“Đêm trắng” không quên ở đìa dứa bưng Láng Sấu

Đến tận bây giờ bà Khỏi vẫn không quên được sự kiện đêm 15/6/1968 tại đìa dứa trong bưng Láng Sấu. Bà kể, hôm đó, đoàn dân công 55 người nhận nhiệm vụ đưa 2 thương binh của Sư đoàn 9 vượt đồng bưng xuống Đức Hòa, Long An và từ đó tải đạn về Sài Gòn. Tuy nhiên, khi mới chỉ đi đến bưng Láng Sấu (thuộc xã Vĩnh Lộc) thì gặp trực thăng địch thả pháo sáng. Lúc đó, xung quanh là cánh đồng trống, chỉ có đìa dứa với nhiều cây dứa gai cao, cả đoàn đưa thương binh lên ghe, phủ rơm và núp vào các bụi dứa. “Ban đầu, chúng tôi nằm im không dám động đậy nhưng do quá nhiều người xuống đìa khiến cho mặt nước chao đảo và trực thăng địch đã phát hiện ra, chúng liền bắn xối xả vào đìa dứa”, bà Khỏi nhớ lại.

potal-khuc-trang-ca-dan-cong-hoa-tuyen-vinh-loc-7768781-1.jpg
Bà Nguyễn Thị Khỏi (81 tuổi), cựu nữ dân công hỏa tuyến Vĩnh Lộc năm xưa chia sẻ ký ức về thời tuổi trẻ oanh liệt của mình. Ảnh: Xuân Khu - TTXVN

“Lúc đó, chúng tôi bảo nhau lặn xuống nước, nhưng chỉ được một lúc lại phải ngoi lên. Trực thăng nó bay sát mặt nước, rọi đèn sáng trưng, đến con kiến chúng nó cũng nhìn thấy. Thế là chúng lại bắn lần thứ hai. Lúc này không thể nằm im được nữa, chúng tôi mạnh ai nấy chạy, tiếng kêu khóc vang lên rầm trời. Những tiếng la, tiếng khóc xen lẫn tiếng rốc - két bắn xuống: “Má ơi con chết mất má ơi, tụi bây ơi đứa nào sống về nói má giùm tao”. Cảnh tượng hỗn loạn vô cùng” - bà Khỏi chia sẻ.

“Do không ai có súng để bắn trả nên bọn địch không sợ, chúng nó cứ thế bay sát đìa dứa bắn xối xả vào chúng tôi. Lúc tôi bỏ chạy, tôi nhìn lại phía sau thì thấy trực thăng rượt theo bắn con Để, đến trưa hôm sau mới tìm thấy xác nó nằm trong lùm cỏ. Cảnh tượng này suốt đời tôi không thể nào quên được” - bà Khỏi nhớ lại.

Sau đêm kinh hoàng, ngày hôm sau, người dân Vĩnh Lộc ra đìa dứa để tìm xác của con em mình. Xác chết ngổn ngang, máu chảy nhuộm đỏ cả đìa dứa. Một vài người bị thương nặng được đưa về nhà cứu chữa nhưng cũng không qua khỏi. Gạt những giọt nước mắt khi nhớ về các đồng đội cũ, bà Khỏi bùi ngùi: “Tụi nó chết khi còn trẻ lắm. Con Bưởi, con Lan, con Vân đứa nào cũng nhỏ xíu; có những đứa mới tham gia được vài ba hôm thì đã hy sinh”.

Đến tận bây giờ, ký ức về đêm kinh hoàng đó vẫn thỉnh thoảng trở lại trong những giấc mơ của bà Khỏi. Bà cũng nhiều lần mơ thấy các đồng đội ngày đó tìm về. Mỗi lần như thế, bà lại gọi đứa cháu đưa bà đến khu đìa dứa năm xưa để thắp nhang cho những người đã khuất.

Đã có 32 dân công hỏa tuyến hy sinh trong “đêm trắng” định mệnh ở đìa dứa bưng Láng Sấu; trong đó có 25 nữ và 7 nam. Đa số họ đều ở tuổi 16, 17; người lớn nhất cũng chỉ mới 33 tuổi. Đìa dứa năm xưa hiện đã được xây dựng thành Khu di tích lịch sử dân công hỏa tuyến Vĩnh Lộc. Một tượng đài dân công tỏa tuyến được dựng lên, trong nhà tưởng niệm là tấm bia khắc tên 32 liệt sỹ dân công đã ngã xuống trong “đêm trắng” năm nào. Con đường đoàn dân công thường xuyên tải đạn, tải lương đi qua đã được đặt tên là đường Dân công hỏa tuyến (hay còn gọi là Nữ dân công).

Năm 2010, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã quyết định truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân cho tập thể 32 dân công hỏa tuyến Vĩnh Lộc hy sinh trong “đêm trắng” Mậu Thân 1968 như một sự tưởng nhớ về tinh thần bất khuất của các dân công hỏa tuyến Vĩnh Lộc.

Đinh Hằng - Xuân Khu

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Thái Nguyên giữ tỷ lệ che phủ rừng trên 46%

Thái Nguyên giữ tỷ lệ che phủ rừng trên 46%

Tỉnh Thái Nguyên đặt mục tiêu năm 2025 tiếp tục quản lý, bảo vệ tốt diện tích rừng và đất lâm nghiệp theo quy hoạch, giữ tỷ lệ che phủ rừng trên 46%, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế - xã hội, môi trường của từng loại rừng, nâng cao giá trị rừng sản xuất trên đơn vị diện tích, hình thành các chuỗi liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ lâm sản, tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện sinh kế cho người dân làm nghề rừng, gắn với xây dựng nông thôn mới.

Thời tiết ngày và đêm 21/12/2024: Bắc Bộ có sương mù, trời rét

Thời tiết ngày và đêm 21/12/2024: Bắc Bộ có sương mù, trời rét

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 21/12, rãnh áp thấp phía Nam có trục ở khoảng 4-7 độ Vĩ Bắc nối với vùng áp thấp lúc 1 giờ sáng có vị trí ở khoảng 3,9-4,9 độ Vĩ Bắc; 110,8-111,8 độ Kinh Đông nên ngày và đêm 21/12, khu vực Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển khu vực Trường Sa) có mưa rào và dông rải rác; trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh cấp 7-8.

Mòn mỏi chờ tái định cư ở dự án nghìn tỷ tại Nghệ An

Mòn mỏi chờ tái định cư ở dự án nghìn tỷ tại Nghệ An

Nằm trong diện phải di dời phục vụ xây dựng dự án Hồ chứa nước Bản Mồng, thế nhưng đã 14 năm kể từ ngày khởi công, hàng chục hộ dân ở bản Bình Quang, xã Châu Bình, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An vẫn chưa được nhận tiền hỗ trợ để di dời. Cơ sở hạ tầng ở bản làng không được đầu tư, nhà cửa không được phép sửa chữa, xây dựng, các hộ dân vẫn đành phải chật vật, bám trụ trong cảnh “không điện, không đường, không trường, không trạm” chờ ngày tái định cư.

Ngành y tế Hà Tĩnh phát huy giá trị của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông

Ngành y tế Hà Tĩnh phát huy giá trị của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông

Là quê hương của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, Hà Tĩnh luôn tự hào về những di sản y học cổ truyền quý báu mà Đại danh y để lại. Ngành y tế Hà Tĩnh đã không ngừng nỗ lực để kế thừa và phát huy những giá trị tinh hoa y học mà Đại danh y để lại, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho người dân.

Thời tiết ngày 20/12/2024: Vùng núi Bắc Bộ rét hại, Nam Bộ nắng đẹp

Thời tiết ngày 20/12/2024: Vùng núi Bắc Bộ rét hại, Nam Bộ nắng đẹp

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia, ngày 20/12, Bắc Bộ tiếp tục rét đậm, vùng núi rét hại, với nhiệt độ thấp nhất phổ biến từ 7-10 độ C, riêng các khu vực núi cao như Mẫu Sơn, Sa Pa có thể xuống dưới 5 độ C, nguy cơ xuất hiện sương muối. Ban ngày trời hửng nắng nhẹ nhưng vẫn duy trì cảm giác rét buốt.

Công an Sơn La đột kích kho hàng ma túy lớn trên biên giới, bắt đối tượng dùng súng chống trả

Công an Sơn La đột kích kho hàng ma túy lớn trên biên giới, bắt đối tượng dùng súng chống trả

Ngày 19/12, Công an tỉnh Sơn La thông tin: Qua nguồn tin của quần chúng nhân dân cung cấp, Công an Sơn La nắm được một nhóm đối tượng (quốc tịch Lào) nghi vấn là anh em họ hàng tập kết số lượng lớn ma túy ở khu vực biên giới xã Chiềng Khương (huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La) cất giấu trong rừng và cử người canh gác, rồi tìm mối tiêu thụ, thẩm lậu ma túy vào tỉnh Sơn La.

Cần giải quyết dứt điểm tình trạng "người Quảng Nam, đất Kon Tum"

Cần giải quyết dứt điểm tình trạng "người Quảng Nam, đất Kon Tum"

Những năm vừa qua, gần 240 hộ dân có hộ khẩu tại xã Trà Vinh, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam sinh sống, làm ăn ở xã Đăk Nên, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum đã khiến lực lượng chức năng hai tỉnh gặp nhiều khó khăn trong quản lý nhân khẩu, thực hiện chính sách hỗ trợ.

Lợn rừng chết trong Vườn quốc gia Pù Mát do dịch tả lợn châu Phi

Lợn rừng chết trong Vườn quốc gia Pù Mát do dịch tả lợn châu Phi

Ngày 19/12, thông tin với báo chí, ông Lê Anh Tuấn, Giám đốc Ban quản lý Vườn quốc gia Pù Mát (huyện Con Cuông, Nghệ An) cho biết: Liên quan đến 21 cá thể lợn rừng chết trong Vườn quốc gia Pù Mát mà lực lượng kiểm lâm phát hiện vào các đợt tuần tra, kiểm soát bảo vệ rừng trong tháng 11 vừa qua, cơ quan chuyên môn đã xác định nguyên nhân là do lợn rừng lây nhiễm dịch tả lợn châu Phi.

Từ ngày 23-27/12, khả năng xuất hiện đợt mưa lớn tại miền Trung

Từ ngày 23-27/12, khả năng xuất hiện đợt mưa lớn tại miền Trung

Nhận định về tình hình mưa thời gian tới, Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia Nguyễn Văn Hưởng cho biết, khoảng ngày 23-27/12, khu vực Trung Trung Bộ và Nam Trung Bộ khả năng xảy ra một đợt mưa lớn, lượng mưa phổ biến trong đợt này từ 100-300mm.

Đắk Nông gỡ vướng quy hoạch bô xít cho các mỏ vật liệu thông thường

Đắk Nông gỡ vướng quy hoạch bô xít cho các mỏ vật liệu thông thường

Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông vừa ban hành quyết định phê duyệt trữ lượng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường tại mỏ cát thôn 2 - 5, xã Hưng Bình, huyện Đắk R’lấp là hơn 340.000m3 cát xây dựng, diện tích hơn 4,5ha. Đây là mỏ cát đã được UBND tỉnh tổ chức đấu giá vào cuối năm 2021 và cấp giấy phép thăm dò vào tháng 8/2022.

Các thầy thuốc quân hàm xanh được buôn làng tin yêu ở Gia Lai

Các thầy thuốc quân hàm xanh được buôn làng tin yêu ở Gia Lai

Không chỉ chú trọng thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biên giới, lực lượng Bộ đội Biên phòng Việt Nam còn đảm nhận nhiều trọng trách giúp người dân phát triển đời sống thông qua các hoạt động, chương trình ấn tượng như mô hình "Con nuôi đồn biên phòng", giúp dân phát triển kinh tế, tham gia bảo vệ sức khỏe cho nhân dân. Trong đó, đội ngũ thầy thuốc quân hàm xanh tận tâm khám, chữa bệnh cho nhân dân biên giới đã góp phần giúp bà con khỏe mạnh, vui tươi, tăng thêm niềm tin vào Đảng, Nhà nước.

Đồng hành bảo vệ vững chắc biên cương Tổ quốc ở Kiên Giang

Đồng hành bảo vệ vững chắc biên cương Tổ quốc ở Kiên Giang

Tỉnh Kiên Giang có đường biên giới bộ dài gần 50 km, tiếp giáp hai tỉnh Kampot và Tà Keo thuộc Vương quốc Campuchia. Để nâng cao hiệu quả phong trào quần chúng bảo vệ đường biên, cột mốc, an ninh trật tự khu vực biên giới, các đơn vị Biên phòng trong tỉnh triển khai nhiều hoạt động, việc làm thiết thực, cụ thể trong công tác vận động quần chúng, góp phần xây dựng "thế trận lòng dân”, tạo nên “lá chắn” bảo vệ vững chắc đường biên, mốc giới, góp phần giữ vững chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia.

Liên tiếp triệt phá các vụ tàng trữ trái phép chất ma túy ở Hòa Bình

Liên tiếp triệt phá các vụ tàng trữ trái phép chất ma túy ở Hòa Bình

Ngày 18/12, Công an thành phố Hòa Bình (Hòa Bình) cho biết, thực hiện kế hoạch đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự trên địa bàn thành phố dịp cuối năm 2024 và Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và ma túy, Công an thành phố Hòa Bình đã liên tiếp triệt phá 5 vụ tàng trữ trái phép chất ma túy, bắt giữ 6 đối tượng; thu giữ tang vật gồm 4 gói bột màu trắng và 75 viên nén, mảnh viên nén màu hồng, xanh nghi là ma túy (chưa xác định trọng lượng).

Nhiều cách làm hiệu quả để xóa nhà tạm, nhà dột nát ở vùng cao Tuyên Quang

Nhiều cách làm hiệu quả để xóa nhà tạm, nhà dột nát ở vùng cao Tuyên Quang

Sau 3 năm triển khai thực hiện Đề án xóa nhà tạm, dột nát cho hộ nghèo ở tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021 - 2025 (Đề án 308), đến nay toàn tỉnh đã làm mới và sửa chữa nhà ở cho hàng nghìn hộ gia đình khó khăn. Qua đó, giải quyết cơ bản tình trạng thiếu nhà ở cho hộ nghèo, bào dân tộc thiểu số nghèo sinh sống tại địa bàn khó khăn, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.

Để vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Cà Mau vươn lên phát triển bền vững

Để vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Cà Mau vươn lên phát triển bền vững

Với phương châm “không để ai bị bỏ lại phía sau”, thời gian qua tại tỉnh Cà Mau, việc nhận thức, quán triệt, triển khai các quyết sách của Ðảng, Nhà nước về chính sách dân tộc, trong đó có công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm luôn được thực hiện với quyết tâm chính trị cao độ, đúng quy định, sát thực tiễn và mang lại kết quả thực chất. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai vẫn còn nhiều “nút thắt”, đây là lực cản khiến việc thu hẹp khoảng cách phát triển so với mặt bằng chung của cả nước vẫn còn gặp khó khăn.

Bình Phước phát triển mạng lưới y tế cơ sở, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân

Bình Phước phát triển mạng lưới y tế cơ sở, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân

Tỉnh Bình Phước đang chú trọng xây dựng và phát triển ngành y tế đáp ứng yêu cầu chăm sóc, bảo vệ, nâng cao sức khỏe cho người dân, để mọi người đều được tiếp cận thuận lợi với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh. Trong đó, tỉnh phát triển hệ thống y tế đồng bộ, cân đối giữa y tế dự phòng và điều trị, y tế phổ cập, y tế cộng đồng và y tế chuyên sâu; chú trọng phát triển các dịch vụ y tế chất lượng cao, hướng tới tiêu chuẩn quốc tế.

Thời tiết ngày 18/12/2024: Bắc Bộ đêm và sáng trời rét, Trung Bộ có mưa to

Thời tiết ngày 18/12/2024: Bắc Bộ đêm và sáng trời rét, Trung Bộ có mưa to

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia, ngày 18/12, không khí lạnh tiếp tục chi phối các khu vực trên cả nước. Bắc Bộ duy trì trạng thái rét đậm về đêm và sáng sớm, vùng núi cao có khả năng xuất hiện băng giá và sương muối. Trung Bộ có mưa rải rác, cục bộ mưa vừa đến mưa to, trời rét về đêm và sáng sớm. Tây Nguyên và Nam Bộ duy trì tiết trời ổn định, ngày nắng, đêm có mưa rào nhẹ vài nơi.

Lắp đèn năng lượng mặt trời cho hộ nghèo tại Hà Giang

Lắp đèn năng lượng mặt trời cho hộ nghèo tại Hà Giang

Ngày 17/12, Chi đoàn Phòng Tham mưu Công an tỉnh Hà Giang phối hợp với Hội Thiện nguyện Từ Tâm (xã Xuân Thắng, huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ) và Hội Thiện nguyện Thành phố Hồ Chí Minh trao tặng 310 đèn năng lượng mặt trời, trị giá 372 triệu đồng cho các hộ nghèo và đặc biệt khó khăn tại xã Quảng Ngần, huyện Vị Xuyên, Hà Giang.

Quyết liệt ngăn chặn “nạn” phá rừng, lấn chiếm đất rừng tại huyện Krông Bông

Quyết liệt ngăn chặn “nạn” phá rừng, lấn chiếm đất rừng tại huyện Krông Bông

Liên quan đến bài viết “Nóng tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng tại huyện Krông Bông, Đắk Lắk”, do phóng viên TTXVN phản ánh vào ngày 21/11/2024, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk vừa có văn bản 4920/SNN-CCKL, ngày 10/12/2024 phản hồi thông tin báo chí. Đồng thời cho biết sẽ triển khai các biện pháp quyết liệt nhằm ngăn chặn “nạn” phá rừng, lấn chiếm đất rừng tại huyện Krông Bông.

Người dân vùng cao Hòa Bình phát huy vai trò chủ thể trong xây dựng nông thôn mới

Người dân vùng cao Hòa Bình phát huy vai trò chủ thể trong xây dựng nông thôn mới

Kế thừa và phát huy truyền thống đoàn kết của dân tộc, thời gian qua, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp tỉnh Hòa Bình đã phát huy vai trò đoàn kết, tập hợp, tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước, cuộc vận động, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Công ty Điện lực Đắk Nông đảm bảo cung ứng điện an toàn, ổn định trong các ngày lễ, Tết

Công ty Điện lực Đắk Nông đảm bảo cung ứng điện an toàn, ổn định trong các ngày lễ, Tết

Theo Công ty Điện lực Đắk Nông, thực hiện chỉ đạo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Tổng Công ty Điện lực miền Trung, Công ty đã triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định phục vụ sản xuất cuối năm 2024 và lễ, Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.