Dù không phải lần đầu bị hạn mặn, tuy nhiên năm 2020 là lần đầu tiên nước ngọt cho sinh hoạt của người dân Đồng bằng sông Cửu Long bị thiếu rất nghiêm trọng. Có những nơi, từ thanh niên cho tới người già đều phải đi xếp hàng để chờ nhận từng can nước ngọt miễn phí. Phóng viên TTXVN tại Đồng bằng sông Cửu Long thực hiện loạt 3 bài viết chủ đề "Cửu Long “khát” nước" phản ánh tình trạng trên đăng phát vào 28 và 29/3.
Bài 1: Giọt nước - giọt vàng
Tháng 3/2020, xâm nhập mặn đã xuất hiện tại 12/13 tỉnh trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Tình hình thiếu nước cho sinh hoạt và sản xuất diễn ra rất nghiêm trọng ở các tỉnh ven biển, đặc biệt là tại Tiền Giang và Bến Tre. Theo một số người dân của hai tỉnh trên, có được một can nước ngọt để dùng vào thời điểm này với họ có thể nói "quý như vàng."
Không quý bằng . . . can nước ngọt
Nhà ở ngay trung tâm thành phố, chị Nguyễn Thị Thủy (Phường 1, thành phố Bến Tre) chưa bao giờ nghĩ có một ngày phải xách thùng đi xin nước. Vậy mà trong đợt hạn mặn năm nay, điều đó đã trở thành sự thật. Cuối năm ngoái, nghe tin dự báo Bến Tre sẽ bị ảnh hưởng bởi đợt xâm nhập mặn, chị Thủy đã đổ đầy nước vào cái lu duy nhất trong nhà. Khi ấy, chị Thủy nghĩ rằng giống như những lần trước, mặn có đến cũng chỉ vài ngày rồi rút, bao nhiêu nước đó là đủ.
Đúng như dự báo, mặn năm 2020 vào sớm, ngay sát Tết. Lu nước cạn nhanh chóng. Các thành viên trong gia đình chị Thủy bắt đầu làm quen với những nồi canh không cần nêm muối vẫn lờ lợ, người thì lúc nào cũng có cảm giác bứt rứt vì tắm nước mặn. Khoảng 10 ngày nay, may mắn gần nhà có điểm cho nước miễn phí nên sáng nào chị cũng đem can nước 30 lít xếp hàng để nhận nước về dùng.
“Một can nước 30 lít đủ cho gia đình 3 người nấu ăn, nấu nước uống trong một ngày. Còn thừa một ít thì dùng để tắm tráng lại sau khi tắm bằng nước máy. Còn giặt đồ thì vẫn dùng nước máy thôi, độ mặn vài phần ngàn” – chị Thủy chia sẻ.
Hiện nay, hầu hết người dân sử dụng hệ thống cấp nước tập trung tại Bến Tre đều bị ảnh hưởng của hạn mặn, nguồn nước sinh hoạt tại các nhà máy nước phần lớn đều có độ mặn trên 3‰, như tại thành phố Bến Tre, Mỏ Cày Nam, Châu Thành, Giồng Trôm, Bình Đại…
Mặc dù đã triển khai sớm phương án, biện pháp phòng, chống hạn mặn nhưng thực trạng thiếu nước vẫn diễn ra khắp nơi, nhất là nguồn nước sinh hoạt và sản xuất, chăn nuôi. Hầu như người dân toàn tỉnh Bến Tre đều phải mua nước ngọt về sử dụng hoặc “xin nước” ở những điểm cấp phát nước miễn phí.
Theo ghi nhận của phóng viên TTXVN trên đường Nguyễn Huệ, thành phố Bến Tre có vài điểm cấp nước ngọt miễn phí (nước máy, nước giếng khoan,…) nhưng lúc nào cũng rất đông người dân xếp hàng đợi nhận nước.
Với người dân thành phố Bến Tre những ngày qua, nếu không có những điểm cấp nước ngọt miễn phí này thì họ rất tốn kém chi phí để mua nước ngọt về sử dụng. Trò chuyện với những người dân đang xếp hàng chờ đến lượt nhận nước, nhiều người bảo rằng lúc này không gì quý bằng . . . can nước ngọt !
Nhiều đơn vị hỗ trợ cấp nước ngọt cho người dân
Trước những khó khăn của người dân Bến Tre phải trải qua trong đợt hạn mặn năm nay, nhất là tháng 3 – đợt cao điểm của đỉnh mặn, nhiều tổ chức, doanh nghiệp, đơn vị… trong và ngoài tỉnh đã đồng hành, sẻ chia nguồn nước ngọt với người dân. Những nguồn nước ngọt quý giá này với người dân vùng hạn mặn ở cồn Tiên Lợi, xã Tiên Long, huyện Châu Thành thật sự quý hơn vàng.
Bởi đây là khu vực cồn bao quanh bởi sông Hàm Luông lúc nào cũng có độ mặn dao động 10‰, người dân chấp nhận sử dụng nước mặn hoặc mua nước ngọt với giá từ 70.000 đồng – 100.000 đồng/m3 nước sông được các sà lan đưa từ Tiền Giang về bán.
Bởi thế khi được tiếp nhận nguồn nước ngọt miễn phí từ Cục Hậu cần, Bộ Tư lệnh Quân khu 9 về cấp cho người dân trên cồn hồi trung tuần tháng 3 – cao điểm hạn, mặn, bà Lê Thị Thúy Loan (cồn Tiên Lợi, xã Tiên Long) vui mừng khi được nhận 1m3 nước ngọt.
“Nước ngọt lúc này quý hơn tiền. Tiền cho lúc này chưa chắc mua được nước ngọt. Đổ một giọt cũng tiếc đứt ruột”, bà Loan bày tỏ.
Mới đây, ngày 21/3, Công ty cổ phần Cơ điện lạnh Đại Việt ở Thành phố Hồ Chí Minh đến UBND xã Phú Vang (huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre) tổ chức trao tặng và lắp đặt hệ thống máy lọc nước cho người dân sử dụng miễn phí.
Hệ thống này sẽ giúp lọc nguồn nước nhiễm mặn sang nguồn nước uống trực tiếp. Máy có công suất lọc mỗi hệ thống là 1.000 lít/giờ, cung cấp nước uống trực tiếp đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với nước uống đóng chai.
UBND xã Phú Vang cho hay, nơi đây là một trong số những khu vực bị ảnh hưởng xâm nhập mặn nặng nề. Hiện các kênh rạch, sông ngòi có độ mặn dao động từ 15 - 17‰ và người dân có hoàn cảnh khó khăn nhất, xã có 1.390 hộ dân, trong đó có 123 hộ nghèo, 74 hộ cận nghèo đang thiếu nước uống trầm trọng.
Mặc dù địa phương đã chủ động thực hiện nhiều biện pháp tích trữ nước và nhận nước ngọt từ thượng lưu về cho người dân có nước ngọt sử dụng nhưng không đủ.
Hay tin có "mạnh thường quân" tặng nước ngọt, rất nhiều hộ dân đến lấy về sử dụng. Người dân rất vui mừng vì sử dụng nguồn nước sạch mà không cần phải tốn phí. Không riêng gì điểm cung cấp nước ngọt trên, nhiều ngày qua, rất nhiều tổ chức đã đến tỉnh Bến Tre tổ chức điểm cung cấp nước miễn phí cho dân.
Đặc biệt, Công ty nước – Môi trường tỉnh Bình Dương hỗ trợ miễn phí khoảng 6.000 m3 nước ngọt cho người dân tại thành phố Bến Tre cùng các huyện: Mỏ Cày Nam, Châu Thành, Giồng Trôm sử dụng; tàu 935 (Lữ đoàn 125, Vùng 2 Hải quân) cung cấp 200 m3 nước ngọt cho người dân xã Tân Trung (huyện Mỏ Cày Nam). Ngoài ra, nhiều cá nhân trong tỉnh này cũng tổ chức điểm hỗ trợ cung cấp nước miễn phí cho người dân.
Nguồn nước hỗ trợ trên đặc biệt ưu tiên cho hộ nghèo, người dân sống sâu trong nội đồng, bãi ngang, vùng ven biển... Nguồn nước ngọt quý giá này đã giúp người dân vượt qua mùa hạn hán, xâm nhập mặn được đánh giá khốc liệt nhất trong lịch sử tại tỉnh Bến Tre.
Theo ông Nguyễn Quang Thương - Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bến Tre), qua điều tra của đơn vị cung cấp nước, hiện có khoảng 1/3 người dân Bến Tre thiếu nước ngọt để dùng.
Hầu như người dân khu vực thành phố Bến Tre đều không có nước ngọt sử dùng và buộc phải dùng nước máy nhiễm mặn với độ mặn có lúc lên đến 5‰. Trong khi đó, những gia đình ở các xã, ở quê thì có bồn chứa nhưng không có nước ngọt để trữ. Vì thời gian mặn kéo dài đã hơn 2 tháng, người dân có trữ nước thì cũng đã sử dụng hết.
Ngoài ra, Bến Tre hiện có khoảng 57.000 hộ dân (205.000 người) sinh sống xa trong nội đồng, bãi ngang, vùng ven biển; trên các cù lao, cồn trên sông Hàm Luông, sông Tiền, Cổ Chiên; cặp theo các trục kênh rạch sâu trong ruộng vườn sẽ thiếu nước sinh hoạt hợp vệ sinh (do hết nguồn nước dự trữ).
Nếu mặn tiếp tục kéo dài và không có nước ngọt để cung cấp có thể dẫn đến một số doanh nghiệp sử dụng nguồn nước ngọt lớn sẽ phải ngừng sản xuất, các ngành khác như dịch vụ, du lịch cũng sẽ bị thiệt hại nặng nề.
Ngày 26/3, các đơn vị tài trợ ở Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tiếp tục hỗ trợ 20.000 m3 nước ngọt cho huyện Châu Thành (Bến Tre) và huyện Gò Công Đông (Tiền Giang). Lượng nước này ước đủ cho người dân hai huyện sử dụng đến hết đợt xâm nhập mặn mùa khô năm nay.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện có khoảng 95.600 hộ dân ở Đồng bằng sông Cửu Long đang gặp khó khăn về nước ngọt, trong đó riêng Bến Tre là 20.000 hộ.
Hơn 5.000ha lúa ở Bến Tre bị thiệt hại do hạn mặn. Ảnh: Trần Thị Thu Hiền - TTXVN |
Bài 1: Giọt nước - giọt vàng
Tháng 3/2020, xâm nhập mặn đã xuất hiện tại 12/13 tỉnh trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Tình hình thiếu nước cho sinh hoạt và sản xuất diễn ra rất nghiêm trọng ở các tỉnh ven biển, đặc biệt là tại Tiền Giang và Bến Tre. Theo một số người dân của hai tỉnh trên, có được một can nước ngọt để dùng vào thời điểm này với họ có thể nói "quý như vàng."
Không quý bằng . . . can nước ngọt
Nhà ở ngay trung tâm thành phố, chị Nguyễn Thị Thủy (Phường 1, thành phố Bến Tre) chưa bao giờ nghĩ có một ngày phải xách thùng đi xin nước. Vậy mà trong đợt hạn mặn năm nay, điều đó đã trở thành sự thật. Cuối năm ngoái, nghe tin dự báo Bến Tre sẽ bị ảnh hưởng bởi đợt xâm nhập mặn, chị Thủy đã đổ đầy nước vào cái lu duy nhất trong nhà. Khi ấy, chị Thủy nghĩ rằng giống như những lần trước, mặn có đến cũng chỉ vài ngày rồi rút, bao nhiêu nước đó là đủ.
Đúng như dự báo, mặn năm 2020 vào sớm, ngay sát Tết. Lu nước cạn nhanh chóng. Các thành viên trong gia đình chị Thủy bắt đầu làm quen với những nồi canh không cần nêm muối vẫn lờ lợ, người thì lúc nào cũng có cảm giác bứt rứt vì tắm nước mặn. Khoảng 10 ngày nay, may mắn gần nhà có điểm cho nước miễn phí nên sáng nào chị cũng đem can nước 30 lít xếp hàng để nhận nước về dùng.
“Một can nước 30 lít đủ cho gia đình 3 người nấu ăn, nấu nước uống trong một ngày. Còn thừa một ít thì dùng để tắm tráng lại sau khi tắm bằng nước máy. Còn giặt đồ thì vẫn dùng nước máy thôi, độ mặn vài phần ngàn” – chị Thủy chia sẻ.
Hiện nay, hầu hết người dân sử dụng hệ thống cấp nước tập trung tại Bến Tre đều bị ảnh hưởng của hạn mặn, nguồn nước sinh hoạt tại các nhà máy nước phần lớn đều có độ mặn trên 3‰, như tại thành phố Bến Tre, Mỏ Cày Nam, Châu Thành, Giồng Trôm, Bình Đại…
Mặc dù đã triển khai sớm phương án, biện pháp phòng, chống hạn mặn nhưng thực trạng thiếu nước vẫn diễn ra khắp nơi, nhất là nguồn nước sinh hoạt và sản xuất, chăn nuôi. Hầu như người dân toàn tỉnh Bến Tre đều phải mua nước ngọt về sử dụng hoặc “xin nước” ở những điểm cấp phát nước miễn phí.
Theo ghi nhận của phóng viên TTXVN trên đường Nguyễn Huệ, thành phố Bến Tre có vài điểm cấp nước ngọt miễn phí (nước máy, nước giếng khoan,…) nhưng lúc nào cũng rất đông người dân xếp hàng đợi nhận nước.
Với người dân thành phố Bến Tre những ngày qua, nếu không có những điểm cấp nước ngọt miễn phí này thì họ rất tốn kém chi phí để mua nước ngọt về sử dụng. Trò chuyện với những người dân đang xếp hàng chờ đến lượt nhận nước, nhiều người bảo rằng lúc này không gì quý bằng . . . can nước ngọt !
Nhiều đơn vị hỗ trợ cấp nước ngọt cho người dân
Trước những khó khăn của người dân Bến Tre phải trải qua trong đợt hạn mặn năm nay, nhất là tháng 3 – đợt cao điểm của đỉnh mặn, nhiều tổ chức, doanh nghiệp, đơn vị… trong và ngoài tỉnh đã đồng hành, sẻ chia nguồn nước ngọt với người dân. Những nguồn nước ngọt quý giá này với người dân vùng hạn mặn ở cồn Tiên Lợi, xã Tiên Long, huyện Châu Thành thật sự quý hơn vàng.
Niềm vui của người dân được nhận nước ngọt miễn phí. Ảnh: Trần Thị Thu Hiền - TTXVN |
Bởi đây là khu vực cồn bao quanh bởi sông Hàm Luông lúc nào cũng có độ mặn dao động 10‰, người dân chấp nhận sử dụng nước mặn hoặc mua nước ngọt với giá từ 70.000 đồng – 100.000 đồng/m3 nước sông được các sà lan đưa từ Tiền Giang về bán.
Bởi thế khi được tiếp nhận nguồn nước ngọt miễn phí từ Cục Hậu cần, Bộ Tư lệnh Quân khu 9 về cấp cho người dân trên cồn hồi trung tuần tháng 3 – cao điểm hạn, mặn, bà Lê Thị Thúy Loan (cồn Tiên Lợi, xã Tiên Long) vui mừng khi được nhận 1m3 nước ngọt.
“Nước ngọt lúc này quý hơn tiền. Tiền cho lúc này chưa chắc mua được nước ngọt. Đổ một giọt cũng tiếc đứt ruột”, bà Loan bày tỏ.
Mới đây, ngày 21/3, Công ty cổ phần Cơ điện lạnh Đại Việt ở Thành phố Hồ Chí Minh đến UBND xã Phú Vang (huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre) tổ chức trao tặng và lắp đặt hệ thống máy lọc nước cho người dân sử dụng miễn phí.
Hệ thống này sẽ giúp lọc nguồn nước nhiễm mặn sang nguồn nước uống trực tiếp. Máy có công suất lọc mỗi hệ thống là 1.000 lít/giờ, cung cấp nước uống trực tiếp đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với nước uống đóng chai.
UBND xã Phú Vang cho hay, nơi đây là một trong số những khu vực bị ảnh hưởng xâm nhập mặn nặng nề. Hiện các kênh rạch, sông ngòi có độ mặn dao động từ 15 - 17‰ và người dân có hoàn cảnh khó khăn nhất, xã có 1.390 hộ dân, trong đó có 123 hộ nghèo, 74 hộ cận nghèo đang thiếu nước uống trầm trọng.
Mặc dù địa phương đã chủ động thực hiện nhiều biện pháp tích trữ nước và nhận nước ngọt từ thượng lưu về cho người dân có nước ngọt sử dụng nhưng không đủ.
Hay tin có "mạnh thường quân" tặng nước ngọt, rất nhiều hộ dân đến lấy về sử dụng. Người dân rất vui mừng vì sử dụng nguồn nước sạch mà không cần phải tốn phí. Không riêng gì điểm cung cấp nước ngọt trên, nhiều ngày qua, rất nhiều tổ chức đã đến tỉnh Bến Tre tổ chức điểm cung cấp nước miễn phí cho dân.
Đặc biệt, Công ty nước – Môi trường tỉnh Bình Dương hỗ trợ miễn phí khoảng 6.000 m3 nước ngọt cho người dân tại thành phố Bến Tre cùng các huyện: Mỏ Cày Nam, Châu Thành, Giồng Trôm sử dụng; tàu 935 (Lữ đoàn 125, Vùng 2 Hải quân) cung cấp 200 m3 nước ngọt cho người dân xã Tân Trung (huyện Mỏ Cày Nam). Ngoài ra, nhiều cá nhân trong tỉnh này cũng tổ chức điểm hỗ trợ cung cấp nước miễn phí cho người dân.
Nguồn nước hỗ trợ trên đặc biệt ưu tiên cho hộ nghèo, người dân sống sâu trong nội đồng, bãi ngang, vùng ven biển... Nguồn nước ngọt quý giá này đã giúp người dân vượt qua mùa hạn hán, xâm nhập mặn được đánh giá khốc liệt nhất trong lịch sử tại tỉnh Bến Tre.
Theo ông Nguyễn Quang Thương - Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bến Tre), qua điều tra của đơn vị cung cấp nước, hiện có khoảng 1/3 người dân Bến Tre thiếu nước ngọt để dùng.
Hầu như người dân khu vực thành phố Bến Tre đều không có nước ngọt sử dùng và buộc phải dùng nước máy nhiễm mặn với độ mặn có lúc lên đến 5‰. Trong khi đó, những gia đình ở các xã, ở quê thì có bồn chứa nhưng không có nước ngọt để trữ. Vì thời gian mặn kéo dài đã hơn 2 tháng, người dân có trữ nước thì cũng đã sử dụng hết.
Ngoài ra, Bến Tre hiện có khoảng 57.000 hộ dân (205.000 người) sinh sống xa trong nội đồng, bãi ngang, vùng ven biển; trên các cù lao, cồn trên sông Hàm Luông, sông Tiền, Cổ Chiên; cặp theo các trục kênh rạch sâu trong ruộng vườn sẽ thiếu nước sinh hoạt hợp vệ sinh (do hết nguồn nước dự trữ).
Nếu mặn tiếp tục kéo dài và không có nước ngọt để cung cấp có thể dẫn đến một số doanh nghiệp sử dụng nguồn nước ngọt lớn sẽ phải ngừng sản xuất, các ngành khác như dịch vụ, du lịch cũng sẽ bị thiệt hại nặng nề.
Ngày 26/3, các đơn vị tài trợ ở Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tiếp tục hỗ trợ 20.000 m3 nước ngọt cho huyện Châu Thành (Bến Tre) và huyện Gò Công Đông (Tiền Giang). Lượng nước này ước đủ cho người dân hai huyện sử dụng đến hết đợt xâm nhập mặn mùa khô năm nay.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện có khoảng 95.600 hộ dân ở Đồng bằng sông Cửu Long đang gặp khó khăn về nước ngọt, trong đó riêng Bến Tre là 20.000 hộ.
Nhóm phóng viên TTXVN tại Đồng bằng sông Cửu Long
Bài 2: Điêu đứng vì hạn mặn
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN