Giữa cao điểm khô hạn, hằng trăm người dân ở phố núi B’Lao (một tên gọi cũ của thành phố Bảo Lộc, Lâm Đồng) phải chịu cảnh thiếu nước sinh hoạt trầm trọng. Trong khi đó, công trình cung cấp nước sạch dù được đầu tư hàng chục tỷ đồng nhưng lại “án binh bất động”.
Là xã miền núi đặc biệt khó khăn của huyện Tân Lạc (Hòa Bình), nhiều năm qua, Gia Mô thiếu nước trầm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và đời sống sinh hoạt của người dân. Nhận thấy đây là vấn đề cấp bách cần phải sớm giải quyết, chính quyền địa phương đã xây dựng công trình nước sạch. Tuy nhiên, sau hơn 10 năm, công trình này bị bỏ hoang trong khi người dân chật vật lấy nước từng ngày.
Trước ảnh hưởng hạn mặn, nhiều nhà vườn Bến Tre, Tiền Giang không còn nước ngọt hoặc không có nước ngọt để tưới cho cây trồng. Nhà vườn buộc phải chi số tiền lớn để mua nước từ các sà lan về tưới tiết kiệm cho vườn sầu riêng, bưởi da xanh, nhãn... Tuy nhiên, có những hộ dân không đủ điều kiện kinh tế, buộc phải tìm cách khoan giếng để lấy nước ngọt tưới cho cây, sử dụng sinh hoạt hàng ngày.
Mặn xâm nhập sâu và kéo dài khiến cuộc sống của người dân các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long gặp rất nhiều khó khăn. Ngoài thiếu nước để sinh hoạt hằng ngày thì nguồn nước để tưới cho cây trồng cũng thiếu trầm trọng.
Đồng bằng sông Cửu Long – điểm cuối của hành trình dài hơn 4.350 km, đi qua 6 quốc gia của sông Mê Kông trước khi đổ ra Biển Đông. Từ trước tới nay, vùng đất còn có tên gọi là miền Tây này vẫn được biết tới như là vựa lúa, trái cây, thủy sản của cả nước. Hệ thống sông rạch chằng chịt của Đồng bằng sông Cửu Long cung cấp nước ngọt cho sinh hoạt và sản xuất của hơn 20 triệu người. Thế nhưng, trước diễn biến ngày càng khó lường của biến đổi khí hậu cùng các hoạt động kiểm soát nước sông Mê Kông ở thượng nguồn, vùng đất trù phú này đang phải đối mặt với tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn bắt đầu xuất hiện thường xuyên và khốc liệt hơn.