Cục Quản lý và Xây dựng công trình thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa có văn bản gửi Sở Nông nghiệp và Môi trường các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long về việc tăng cường vận hành công trình thủy lợi lấy nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, dân sinh vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Ông Phùng Tiến Dũng, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết: Thời điểm giáp Tết Nguyên đán Tân Sửu, xu thế xâm nhập mặn tại khu vực Nam Bộ từ ngày 1-10/2 tăng dần, độ mặn tại các trạm cao hơn so với cùng thời kỳ từ ngày 1-10/2/2020. Trong đợt mặn cao điểm từ 11-15/2/2021, các địa phương cần hạn chế tưới (tưới nước tối thiểu) nhằm giảm thiểu thiệt hại sản xuất, đối với diện tích trồng cây ăn trái có giá trị kinh tế cao, chịu mặn kém, trước khi tưới cần kiểm tra nồng độ mặn.
Trước ảnh hưởng hạn mặn, nhiều nhà vườn Bến Tre, Tiền Giang không còn nước ngọt hoặc không có nước ngọt để tưới cho cây trồng. Nhà vườn buộc phải chi số tiền lớn để mua nước từ các sà lan về tưới tiết kiệm cho vườn sầu riêng, bưởi da xanh, nhãn... Tuy nhiên, có những hộ dân không đủ điều kiện kinh tế, buộc phải tìm cách khoan giếng để lấy nước ngọt tưới cho cây, sử dụng sinh hoạt hàng ngày.
Mặn xâm nhập sâu và kéo dài khiến cuộc sống của người dân các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long gặp rất nhiều khó khăn. Ngoài thiếu nước để sinh hoạt hằng ngày thì nguồn nước để tưới cho cây trồng cũng thiếu trầm trọng.
Đồng bằng sông Cửu Long – điểm cuối của hành trình dài hơn 4.350 km, đi qua 6 quốc gia của sông Mê Kông trước khi đổ ra Biển Đông. Từ trước tới nay, vùng đất còn có tên gọi là miền Tây này vẫn được biết tới như là vựa lúa, trái cây, thủy sản của cả nước. Hệ thống sông rạch chằng chịt của Đồng bằng sông Cửu Long cung cấp nước ngọt cho sinh hoạt và sản xuất của hơn 20 triệu người. Thế nhưng, trước diễn biến ngày càng khó lường của biến đổi khí hậu cùng các hoạt động kiểm soát nước sông Mê Kông ở thượng nguồn, vùng đất trù phú này đang phải đối mặt với tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn bắt đầu xuất hiện thường xuyên và khốc liệt hơn.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa ký Quyết định số 319/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 714/QĐ-TTg ngày 14/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt, điều chỉnh, bổ sung một số cơ chế, chính sách thuộc Chương trình xây dựng cụm, tuyến dân cư và nhà ở vùng ngập lũ Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2018 - 2020.
Nhằm tìm ra những giải pháp phù hợp, ứng phó có hiệu quả trước tình trạng hạn hán xâm mặn gây hậu quả nghiêm trọng tại các địa phương vùng ngọt hóa tỉnh Cà Mau, ngày 2/3, Đoàn công tác của Tỉnh ủy, UBND và các sở, ngành có liên quan tiến hành kiểm tra thực tế tại huyện Trần Văn Thời.
Thời điểm này đang vào cao điểm mùa khô 2019 - 2020, xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long; trong đó, có Kiên Giang. Hiện tỉnh này đang triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp chủ động ứng phó với khô hạn, xâm nhập mặn mang lại hiệu quả tích cực, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.
Ngày 20/2, nhận định về xu thế xâm nhập mặn từ ngày 21-29/2/2020, Trưởng phòng Dự báo Thủy văn Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ (Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia) Phùng Tiến Dũng cho biết, do ảnh hưởng của triều cường, độ mặn trên các sông Nam Bộ có xu thế tăng dần và đạt mức cao nhất vào ngày 23-25/2. Từ ngày 26 -29/2, độ mặn trên các sông ở Nam Bộ có xu hướng giảm dần.
Từ ngày 8 – 16/2, dự báo Đồng bằng sông Cửu Long bị hạn và xâm nhập mặn ở mức rất cao, sâu hơn cùng kỳ năm 2016 từ 4 – 6 km, ranh mặn 4g/l có thể ảnh hưởng sâu từ 95-100 km tại Sông Vàm Cỏ. Trước tình hình trên, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp đã chia sẻ với phóng viên Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) về những giải pháp ứng phó.
Chiều 24/12, tại thành phố Cần Thơ, Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long và Tập đoàn Lộc Trời ký kết hợp tác chiến lược giai đoạn 2020-2025. Đây được xem là cái "bắt tay" quan trọng giữa doanh nghiệp và nhà khoa học trong phát triển giống lúa và thương hiệu gạo Việt Nam.
Sạt lở ở Đồng bằng sông Cửu Long đến hồi báo động. Đây là cảnh báo được đại diện Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đưa ra tại Hội thảo khoa học quốc tế “Nguyên nhân, giải pháp hạn chế xói lở và bồi lắng trong hệ thống sông Đồng bằng sông Cửu Long” do UBND tỉnh An Giang phối hợp với Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức tại trường Đại học An Giang ngày 26/11.
Ngày 11/7, tại Hậu Giang, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị sơ kết sản xuất trồng trọt vụ Hè Thu, triển khai sản xuất vụ Thu Đông, vụ mùa 2019 tại Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.
Sau gần 6 năm xây dựng, đến nay cầu Vàm Cống đã chính thức khánh thành, thông xe để nối liền hai bờ Đồng Tháp và Cần Thơ, góp phần quan trọng giúp giao thông Đồng bằng sông Cửu Long kết nối liên hoàn, đánh dấu bước chuyển mình của vùng đất “Chín Rồng” trong tương lai.
Mô hình "cánh đồng lớn" (trước đây gọi là cánh đồng mẫu lớn) liên kết sản xuất lúa được triển khai thực hiện tại Đồng bằng sông Cửu Long từ năm 2011. Đến nay, cả vùng có khoảng 380.000 ha nằm trong mô hình, chiếm 9,2% diện tích gieo trồng lúa của vùng. Tuy nhiên, mô hình đã được chứng minh đem lại lợi ích lớn cho ngành lúa gạo này đang có nguy cơ giảm diện tích vì doanh nghiệp thiếu vốn.
Tỉnh Kiên Giang triển khai thực hiện các giải pháp đối phó với tình hình mưa bão và nước lên ở đầu nguồn sông Cửu Long, nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất những thiệt hại về sản xuất, đời sống của nhân dân do thiên tai gây ra trong mùa mưa lũ.
Chiều 18/6, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội nghị giới thiệu Bản đồ sạt lở bờ sông, xói lở bờ biển vùng đồng bằng sông Cửu Long.